Nguyên
tác :
sách "Les croisades vues par les arabes" - Thập tự dưới mắt
người Ả rạp. Nhà Xuất bản: JC Lattès, Paris, 1983.
Tác
giả : Amin Maalouf.
Trích
dịch : Lạc
Hồ.
(coi Đuốc
Thiêng từ số 3)
Chương 51/5: Tu-sĩ
kháng chiến (tiếp theo)
Đảo chánh ở
Alep, màn 1
Trong nhân dân Ả-rập, từ sau hai cuộc
kháng chiến
thành công ở Ascalon và Tyr, một nhuệ
khí
mới nổi lên. Số người Ả-rập lên tiếng chống đối
ngày
càng thêm đông, chống bọn
Tây-phương xâm
lăng đã đành, mà chống cả đa-số
các cấp
lãnh-đạo của mình, chẳng những quá ư
bảo thủ,
mà còn phản bội nũa. Nhất là ở Alep,
thái
độ chống đối vượt quá mức "đánh võ
miệng",
dân trong thành dưới sự lãnh đạo của
Khachab, nhứt
định chính mình lo cho số phận mình.
Nhưng trước
khi đến được mức này, Alep trải qua nhiều chuyện lao đao.
Cuối tháng 11 năm 1113, Khachab được tin là vua
Redwan
đau nặng, chờ chết trong dinh, bèn tụ tập phe
mình, chờ
sẵn. Ngày 10 tháng 12, khi được tin Redwan chết,
Khachab
tung ra nhiều toán võ trang trong khắp
thành phố,
chiếm các dinh thự quan trọng, lùng bắt phe đảng
của
Redwan, nhứt là bọn đệ tử của
giáo-phái Assassins,
giết hết bọn này vì tội hợp tác với
quân
thù. (nơi vài trang sau, chúng ta sẽ
hiểu
thêm về giáo phái này).
Mục đích của Khachab không phải là để
nắm quyền
hành, vì y là tu sĩ, mà
nhắm vào
việc gây ảnh hưởng trên Alp Arsan, con của Redwan,
sẽ nối
ngôi cha. Khachab muốn rằng vua mới sẽ có đường
lối mới.
Những ngày đầu, thấy như Alp Arsan nghe lời
Khachab, y sai
bắt tất cả những người đã hợp tác với Redwan, đem
chặt
đầu hết. Khachab đâu ngờ sanh chuyện quá tệ như
vậy,
yêu cầu nương tay, chỉ giết những người phản bội
mà
thôi. Alp Arsan không nghe, sai giết cả 2 người em
mình, giết hàng ngày những người
nào y
không vừa mắt. Lần lần, dân trong thành
khám
phá rằng Alp Arsan... điên.
Đảo chánh ở
Alep, màn 2
Để giải quyết tinh hình, tháng 9 năm 1114, một
hoạn quan
(thái giám) tên là Loulou
giết Alp Arsan,
lập vua mới là một người con khác của Redwan, anh
này mới có 6 tuổi. Nhân cơ hội lộn xộn
này,
nhiều toán cướp ra tay tàn phá, chẳng
còn
an ninh trong thành phố, dân chúng từng
khu phố
phải tổ chức võ trang để tự bảo vệ, tình
hình
trong thành phố rất đen tối.
Quân Franj ở Antioche không bỏ qua cơ
hội.Tancrède,
vua Antioche, đã chết 1 năm trước Redwan. Người nối nghiệp
là Roger. Năm 1116, Roger kiểm soát hết mọi ngả
đường dẫn
vào thành Alep. Y không chiếm
thành, nhưng
chiếm tất cả các pháo đài ở
ngoài
thành, rồi với những dân trong thành đi
ra
hành hương ở La Mecque, y bắt nộp tiền mới được đi.
Đảo chánh ở
Alep, màn 3
Tháng 4 năm 1117, Loulou bị ám sát.
Quyền
hành về tay một hoạn quan khác, anh
này quá
khiếp nhược, cầu cứu với Roger để giúp tay lập lại trật tự
trong
thành phố. Phe quân-nhân lăm-le nắm
quyền
hành. Khouchab bèn nhóm họp
các trưởng
lão, và họ quyết định mời một nhân vật
có
tầm cỡ dến cai trị thành phố Alep. Nhân vật
này
là tướng Ilghazi, đang cai-trị thành phố Mardin ở
vùng Mésopotamie. Ilghazi nổi tiếng là
can đảm,
gia đình y đã từng cai-tri lâu năm
Jerusalem, anh
em y là Sokman đã từng đánh thắng
quân Franj.
Mùa hè năm 1118, Khouchab long trọng mở cổng
thành
đón Ilghazi vô. Hành động đầu
tiên của
Ilghazi là cưới con gái của vua Redwan, một
hành
động tiêu biểu cho sự hợp tác hai bên,
và
nhứt là để chính-thức-hoá nhiệm-vụ của
Ilghazi.
Hành động tiếp theo, là chỉnh trang
quân đội,
kéo đi đánh quân Franj. Từ khi
quân Franj
xâm nhập vùng đất Á châu
này đã
20 năm, đây là lần đầu tiên
thành phố thủ
đô xứ Bắc-Syrie thấy có một lãnh-tụ
mình
quyết tâm tranh chiến với quân Franj. Và
Ilghazi
đã thắng. Ngày 28 tháng 6 năm 1119,
nơi đồng bằng
Sarmada, ở giữa khoảng Alep và Antioche, quân 2
thành này đụng nhau, quân Antioche bị
đánh
tan nát, chính Roger phơi thây giữa
các
xác chết, với vết búa chém ngay sống
mũi.
Chiến thắng Samarda.
Dân thành Alep ăn mừng chiến thắng, họ
hò reo nơi
các quảng trường: "Lạy Chúa, sau Chúa,
chúng con chỉ trông cậy nơi Ilghazi".
Đã bao
năm rồi, dân chúng thành Alep sống kinh
hoàng dưới tay Bohémond, rồi Tancrède,
rồi Roger ;
nhiều người đã tính rằng số phận của họ mai mốt
cũng sẽ
giống như dân thành Tripoli, là phải
lựa hoặc chết,
hoặc di tản. Nay họ coi như được sống lại từ cõi chết.
Chiến thắng của Ilghazi gây hứng khởi trong toàn
thể thế
giới Ả-rập. Thế giới này đang run sợ, quân Franj
quá khinh thường họ đến nỗi hồi tháng 3 năm 1118,
vua
Baudouin đem quân đi đánh Egypte, mà
chỉ huy động
vỏn vẹn có 216 kỵ binh và 400 bộ binh. Họ
đã vượt
qua vùng Sinai, đã chiếm thành Farama
cách
dễ dàng, đã đến bờ sông Nil, rồi
Baudouin xuống tắm
ở sông Nil, như thể để chế riễu dân Egypte.
Không
biết mọi sự cố sẽ tiếp diễn ra sao, nếu Baudouin không bất
ngờ
lâm bịnh nặng, cả đoàn quân phải
kéo về mau
mau, Baudouin chết ở nửa đường, nơi thành el-Arich,
phía
bắc Sinai.
Thế giới Ả-rập còn đang bàng hoàng về
cuộc
xâm nhập quá lẹ của Baudouin, thì nay
lấy lại tinh
thần bởi chiến thắng Sarmada. Họ chờ mong Ilghazi sẽ thưà
thắng
xông đến chiếm Antioche, lúc này đang
mất
chủ-tướng. Quân Franj trong thành Antioche cũng
chờ đợi,
lo phòng-thủ. Việc đầu tiên của họ là
đối xử với
dân cơ-đốc gốc Syrie (tức là Ả-rập), cấm
dân
này không được ra khỏi nhà,
và phải đem nộp
những khí giới đang có trong tay. Phải
làm thế,
vì sợ bọn này làm nội ứng cho Ilghazi.
Nhưng tất
cả đều chờ đợi luống công, vì Ilghazi, vốn vẫn
là
dân ghiền rượu, trở về say sưa suốt 20 ngày để ăn
mừng
chiến công, khi tỉnh ra thì được tin là
Baudouin 2,
vua mới của Jerusalem, đã kéo quân đến
Antioche.
Ilghazi co cụm lại trong thành, 3 năm sau chết.
Chiến công của
Balak.
Người kế vị Ilghazi là Balak. Anh này
là
cháu của Ilghazi, nhưng tâm tình
khác hẳn.
Chỉ trong vài tháng, các đền
hồi-giáo,
các quảng-trường đều vang lên lời ca ngợi chiến
công
của y.
Như trên đã kể, Baudouin 2 về làm vua ở
Jerusalem,
để thành Edesse lại cho tướng Jocelin. Barak lập kế bắt sống
được Jocelin.
Sử gia Ibn al-Athir chép "Barak sai bọc Jocelin trong một
tấm da
lạc đà, khâu chặt lại, rồi ai xin đem
vàng bạc tới
chuộc về, y cũng từ chối, lại còn giam Jocelin trong
pháo
đài". Thế là thêm một thành
cơ-đốc mất chủ
tướng, (mới trước đây là thành Antioche
mất tướng
Roger).
Baudouin 2 đang ở Antioche,nghe tin dữ, bèn về Edesse tham
khảo
tình hình. Quân kỵ-binh ở Edesse đưa
Baudouin đi
quan-sát nơi Jocelin bị bắt, là một
vùng đầy
sình lầy ở ven sông Euphrate. Baudouin
đóng
trại lại đấy, ngủ qua đêm, sáng hôm sau
dậy sớm đi
săn bằng chim ó, kiểu săn này là y học
được nơi
các vua chúa đông phương. Cuộc săn đang
diễn ra vui
vẻ thì Barak xuất hiện, bắt sống Baudouin 2.
Sau 2 chiến công đặc biệt này, Barak
làm như
Ilghazi, cưới con gái vua Redwan, rồi ra tay chiếm lại hết
các pháo đài xung quanh Alep. Cung
cách của
Barak, khôn ngoan, quyết định nhanh, không
hiệp-tác
với quân Franj, thật khác hẳn với đa số
các
lãnh-tụ hồi-giáo.
Mất thành Tyr.
Lúc này, quân Franj đến bao
vây thành
Tyr, mặc dầu vua quân Franj đã bị Barak bắt.
Dân
thành Tyr thấy có hy-vọng lớn nơi Barak, họ xin
Barak mau
mau đến cứu họ.Barak đang cầm quân bao vây một
thành
lân cận, là Manbij, để bắt chủ thành
này về
tội phản nghịch. Khi thấy đại-biểu dân thành Tyr
đến cầu
cứu, Barak giao cho bộ hạ mình tiếp tục cuộc bao
vây, để y
kéo quân đi giải vây cho
thành Tyr.
Ngày 6 tháng 5 năm 1124, trước khi lên
đường đi
Tyr, Barak đảo một vòng kiểm tra cuộc bao vây
Manbij,
thì bị bắn chết vì một mũi tên từ trong
thành Manbij bắn ra.
Nghe tin Barak chết, dân thành Tyr chỉ
còn một nước
là xin đầu hàng với vài điều kiện được
quân
Franj chấp thuận. Sử-gia Qalanissi chép "Ngày 7
tháng 7 năm 1124, giữa hai hàng quân
Franj,
dân thành Tyr lặng lẽ ra đi, không bị
hành
hạ. Trừ vài người tàn tật ở lạI, tất cả đều ra
đi,
quân nhân hay thường dân. Họ về
Damas,hoặc đi tản
mát trong xứ".
Dân thành Tyr thoát được cơn biển
máu, nhưng
thật là nhục nhã sau khi đã
kháng chiến
cách oai hùng.
Lại thắng quân
Franj ở thành Alep.
Chẳng phải chỉ có dân thành Tyr chịu
khổ về nỗi
Barak chết. Ở Alep, quyền hành nay về tay Timourtach, con
trai
Ilghazi, 19 tuổi, theo lời sử-gia Athir, "chỉ lo chơi, rồi khi thấy ở
Alep cứ phải lo chuyện chống quân Franj, bèn dời
về
quê mình, là thành Mardin".
Chẳng những bỏ
thành phố, y còn cho vua Baudouin được tha về,
sau khi
nộp tiền chuộc 20 ngàn dinars, một hành động
vô
trách-nhiệm, vì chỉ sau vài tuần,
Baudouin
kéo quân đến vây thành Alep,
đòi ăn
thua đủ.
Cuộc phòng thủ Alep lần này, lại vẫn
là Khachab
lo, dưới tay chỉ có vài trăm quân sĩ,
làm
sao chống lại hàng ngàn quân Franj?
Khachab sai sứ
giả đi Mardin trình bầy tình hình, xin
Timourtach
đừng bỏ Alep. Bực mình vì sứ giả nói
lải nhải, y
sai bỏ tù sứ giả.
Khachab bèn quay về phiá thành
Mossoul,
thành này có chủ tỉnh mới,
là tướng
al-Borsoki. Tháng giêng năm 1125, quân
Franj ở trước
thành Alep thấy quân của Borsoki đến, họ hốt hoảng
bỏ
chạy, không kịp tháo lều. Khachab tha thiết
yêu cầu
Borsoki đem quân đuổi theo quân Franj để
tiêu diệt
luôn, nhưng Borsoki không nghe, vừa phần y mệt, vừa
phần y
muốn quan sát thành phố mới vào tay
mình.
Và y cũng làm như Ilghazi 5 năm trước,
là ở lỳ
trong Alep. Dầu vậy, chiến thắng này làm hai
thành
Alep và Mossoul liên minh với nhau
thành một quốc
gia hùng mạnh, khởi đầu cho cuộc chiến thắng quân
Franj về
sau.
Khachab chết.
Chúng ta đã biết về lòng nhẫn nại,
chí
cương quyết, và nhất là óc
sáng suốt của
Khachab, chẳng những đã cứu được thành phố
mình
khỏi tay quân Franj, mà còn sửa soạn
cho cuộc
thánh chiến sẽ thành công. Tiếc thay
là
Khachab không được chứng kiến ngày vinh quang ấy.
Mùa hè năm 1125, sau giờ cầu nguyện buổi trưa
trong đền
thờ lớn ở Alep, Khachab đi ra thì bị dao đâm ngay
giữa
ngực, bởi một người trá hình là thầy
tu. Kẻ
này là thành viên của
giáo
phái Assassins, y giết Khachab để trả thù về
chuyện
Khachab đã sai giết rất nhiều người thuộc giáo
phái này. Chắc hẳn Khachab cũng dư biết rằng sẽ
có
ngày mình chết về tay họ, bởi vì ai
cũng biết từ
hai ba chục năm nay, chẳng có kẻ thù
nào của
Assassins thoát chết.
Giáo
phái Assassins.
Sau đây là vài hàng về
giáo
phái Assassins. Giáo phái
này được
thành lập năm 1090 bởi Hassan as-Sabbah, tín đồ
hồi-giáo thuộc ngành chiite.(Hồi giáo
có 2
ngành: chiite và sunnite, hai ngành
này vẫn
xung khắc nhau, nhiều khi gây chiến tranh đẫm máu).
Hassan là dân xứ Syrie. Đến tuổi
thanh-niên, y thấy
xứ Syrie bị lọt vào tay triều đại Seldjoukides, theo
ngành sunnite. Hassan không chịu, lập đảng chống
lại.
Hành động võ trang đầu tiên,
là năm 1090,
quân y chiếm được pháo đài Alamout, nơi
một
vùng hiểm trở gần bên biển Caspienne, vẫn nổi danh
là "không ai có thể chiếm được".
Thành viên giáo phái
Assassins phải theo
những khoá huấn luyện rất gay gắt, cả về giáo
lý,
cả về quân sự, và họ ưa dùng chiến
thuật hạ
sát. Khi đã định sẽ giết ai, họ sai
thành
viên đi, thường là đi một mình,
trá
hình là lái buôn,
là thầy tu, đến
quan sát nơi ở và cách sống của nạn
nhân
tuơng lai, rồi ra tay khi thuận tiện. Chương trình của họ
thì rất bí mật, nhưng lúc ra tay
thì phải
giữa công chúng, càng đông
người thấy
càng tốt. Do đó, địa điểm thường là
đền thờ,
ngày giờ thường là giữa trưa ngày thứ
sáu.
Với Hassan, hạ sát không chỉ là chuyện
tiêu
diệt kẻ thù, nhưng điều quan trọng hơn, là cho
công
chúng biết 2 điều: một hễ là kẻ thù
của
giáo phái thì phải chết, hai
là giáo
phái có những anh hùng "fedai", nghĩa
là
"tự nguyện đi chết" (như thể danh từ kamikaze hiện nay), bởi
vì
trong hầu hết mọi trường hợp, kẻ sát nhân bị giết
ngay tại
chỗ.
Thấy những thành viên này vui
lòng đi chết,
dư luận thời đó cho rằng họ ghiền ma tuý
"haschich",
nêu kêu họ là
"haschischiyoun", hoặc
"haschaschin", danh-từ này về sau biến thể thành
ra
"Assassin", còn mãi cho tới ngày nay.
Hassan tính rằng phải kiếm một địa bàn hoạt động
ở
vùng đồng bằng, và y nhắm vào
thành Alep. Y
sai nhiều thành viên đến Alep, kiếm
cách
thân-cận tiểu-vương Redman, và để tỏ ra
tận-tâm
phụng-sự Redman, họ hạ sát nhiều kẻ thù của
tiểu-vương.
Họ được lòng tiểu-vương, đến nỗi sử-gia Kamaleddin
chép
"nhân dân thành Alep muốn xin ơn huệ của
tiểu-vương,
dù chỉ là chuyện nhỏ xíu, phải gặp
trước những
thành-viên Assassins, lúc
này đầy dẫy trong
thành phố, bao quanh tiểu-vương".
Nay họ bị dân chúng ghét, vì
cớ họ có
quyền thế. Đặc biệt là tu-sĩ Khachab, cứ luôn
luôn
yêu cầu dẹp họ đi, chẵng những vì họ lạm dụng
quyền thế,
nhưng tệ hơn nữa, là vì họ có cảm
tình với
quân Tây-phương xâm lăng. Mới nghe
thì lời
cáo buộc này có vẻ ngược đời, nhưng
thật ra
có lý. Khi họ mới đến vùng Syrie,
dân
chúng kêu họ là "batini",
nghiã là kẻ
giả hình,chỉ có bề ngoài là
hồi-giáo. Chúng ta nhớ rằng tiểu-vương Redman
chịu phục
quân Franj cách quá lố; một phần lớn
chắc là
vì nghe các cố vấn "batini".
Với Khachab, bọn "batini" đúng là quân
phản bội,
cho nên khi Redman vừa mới chết, y truy nã để diệt
bọn
này, trong khắp các phố, khắp các
nhà, kẻ
thì bị đám đông đập hội đồng, kẻ
thì bị đưa
lên đầu tường thành quăng xuống, chết khoảng gần
200
người. Nhưng theo sử-gia Qalanissi "nhiều người trốn thoát
được,
đến ngụ nơi quân Franj, hoặc tản cư đi trong xứ".
Giáo phái Assassins còn hoạt động ở
nhiều
thành phố khác trong xứ Syrie. Ngày 26
tháng 11 năm 1126, họ giết Borsoki ở Mossoul, kẻ
đã thắng
quân Franj trước thành Alep hồi tháng
giêng
năm 1125. Con trai Borsoki lên kế nghiệp cha, được
vài
tháng, cũng bị họ giết. Giáo phái
này cũng
rất có ảnh hưởng ở thành Damas, được
lòng
tiểu-vương Toghtekin, họ có người trong các cơ
quan
hành chánh, họ có đoàn cảnh
sát
riêng. Mazdaghani, cố vấn tối cao của tiểu-vương,
hoàn
toàn theo phục họ, cố vấn này còn
liên lạc
chặt chẽ với quân Franj.
Đầu năm 1128, tiểu vương Toghtekin lâm bịnh nặng, chỉ định
con
trai là Bouri nối ngôi, rối chết ngày
12
tháng 2. Dân thành Damas đinh ninh rằng
chẳng bao
lâu nữa thành Damas sẽ vào tay
quân Franj.
Nhưng may thay, gió sẽ trở chiều, như lời sử gia Athir
"Toghtekin chết rồi, thế là chẳng còn ai nữa đứng
đối đầu
với quân Franj, họ sẽ chiếm hết cả xứ Syrie. Nhưng Đức
Chúa Trời đầy nhơn-từ sẽ thương xót dân
hồi-giáo". Đây là chuyện ta sẽ thấy
trong chương
sau.