Hội
Thánh TLVN tại Pháp ->
Tin
tức khắp nơi
Tin tức khắp nơi
Giáo Hội Tin
Lành Pháp chinh phục dân
Pháp cách nào.
Bài đăng
trên nhật báo Le Monde, ngày 03.02.2012
http://www.lemonde.fr/societe/article/2012/02/02/comment-l-eglise-evangelique-conquiert-les-francais_1637431_3224.html#ens_id=1637398
Từ cây đờn piano tiếng nhạc thoát ra chen với
tiếng trống,
các thân hình uyển chuyển
cùng những
bàn tay vung lên nhịp nhàng, mọi mắt
chăm
chú vào màn ảnh để theo dõi
lời phát
ra, trong khi một trật tự viên cố kiếm chỗ ngồi cho những
người
tới trễ đang tiếp tục vô. Buổi sáng
chúa nhựt
hôm đó, tại nhà thờ Tin lành
này ở
quận 11 thành phố Paris, 260 chiếc ghế có người
ta ngồi
gần đầy hết. Số tín hữu nhà thờ này,
chỉ sau 4 năm
đã tăng gấp đôi, và nhịp độ
các buổi
nhóm tăng gấp ba, khai-mạc vào những
lúc 9 giờ 45,
11giờ 15 và 14 giờ.
Ngành Tin lành này, sau đệ nhị thế
chiến (năm
1945), có 50 ngàn hội viên; giờ
đây, số hội
viên là 600 ngàn người. Theo lời
Sébastien
Fath, nhân viên cơ quan thống kê CNRS
chuyên về
Tin lành, nếu tính luôn cả những người
không
thường đi nhóm, nhưng vẫn kể mình là
Tin
lành, thì con số tổng cộng lên tới 700
ngàn.
Theo Jean-Paul Willaime, giáo sư ở "Trường cao học thực
hành Paris "(Ecole pratique des hautes études
à
Paris), con số này (700 ngàn) là 1
phần 3 tổng số
hội viên Tin lành ở đất Pháp,
và là
một nửa số những tín hữu năng đi nhóm lại.
MỘT CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ
Sự tiến bộ này còn có một
khía cạnh
khác: tất cả mọi giòng của Giáo Hội
Tin
lành, từ trước vẫn có những điểm khác
nhau, nay
tập hợp lại trong một tổ chức, là "Hội đồng quốc gia Tin
lành Pháp" (Conseil national des
évangéliques de France, CNEF). Hội đồng
này mới
khai sanh được 18 tháng, vừa mới nhóm hội đồng
thường
niên hôm 26 và 27 tháng 1
này. Với
giáo hội này, từ xưa đến nay vẫn có
đặc điểm
là tự trị tự lập và không muốn tập
trung trong một
thể chế nào, thì bước ngoặt mới này
là một
dấu hiệu quan trọng; Jean-Paul Willaime nhận định rằng "guồng
máy mới bắt đầu quay". Kể từ nay, Giáo Hội tập
trung mọi
khả năng, nhứt là về mặt ứng xử với pháp luật.
Và
mới tung ra một tập san, lấy tên là
"Connexion"
(Liên Kết), một tên rất hợp thời. Và
nhứt là nêu cao chương trình
"1 cho 10 000".
Nghĩa của khẩu hiệu này, là ý muốn đạt
tới tỉ lệ
cứ 10 000 dân thì có 1 nhà
thờ, thay
vì như hiện nay là 30 000 dân mới
có 1
nhà thờ.
Jean-Paul Willaime bình luận:
"Đây là một
chiến lược thực sự để phát triển".
Sébastien Fath thì nói kỹ hơn:
"Đấy
là nêu ra rõ ràng một quyết
tâm, nhưng
không phải những người Tin lành chờ tung ra khẩu
hiệu
này mới mở nhà thờ". Và
chính
là để thâu góp kinh nghiệm của một số
đông
đảo các vị mục sư mới mà Giáo Hội Tin
Lành
cũng vừa mới thành lập một trường học dành đặc
biệt cho
việc đào tạo những mục sư đi xây dựng
nhà thờ.
TÁNH HIỆN ĐẠI
VÀ ĐƠN VỊ HỢP QUẦN
Trong nhà thờ quận 11, mục sư đọc một khúc
Tân Ước.
Bất kể các tín hữu là gốc
tích Pháp
chánh gốc hay từ hải ngoại, từ Haïti, từ
Tây Phi, từ
Trung Phi, từ Kabylie, từ Á châu, họ đều theo
rõi
trên cuốn Kinh thánh đã sờn
góc hoặc
trên máy điện thoại di động iPhone.
"Nơi
nào chẳng thấy có gì, thì
các
nhà thờ lại phát triển mạnh. Đức Chúa
Trời
làm cho tăng thêm nhiều, và
chúng tôi
tin rằng ngay ở Paris, Ngài cũng sẽ làm cho tăng
thêm nhiều nữa". Viên mục sư
thêm như thế, sau
khi đã nhắc nhớ hãy dâng hiến
và cầu phước
cho nhà thờ.
Các nhà thờ Tin Lành dựa
vào sự cung hiến
của các tín hữu, họ dâng hiến nhiều hơn
các
nhà thờ khác. Một thành viên
trẻ, 25 tuổi,
kỹ sư điện toán, xác nhận dâng hiến 10%
lương khi
có thể. Mục sư Lefillatre, giảng viên
chánh của
nhà thờ, nhấn mạnh vào điểm các chương
mục kế
toán đều minh bạch
"cứ
đọc
trên Journal officiel (Công báo),
là thấy
ngay. Ngân sách nhà thờ năm 2011
là 270 000
euros, tiền lương tháng của tôi là 2300
euros sau
khi trừ thuế, với 3 mục sư kia cũng thế".
Trong buổi nhóm lúc 11 giờ 15, có
những lời nói đột xuất (
vụt
phát lên). Chỗ này
nói
"cám
ơn Chúa", chỗ kia nói
"con tôn thờ
Chúa, tôn thờ Chúa với cả tấm
lòng con", xa xa thoáng nghe mấy lời
cầu nguyện cắt khúc
"nơi
đá tảng của đức tin con"...
Hai chuyên viên điện ảnh quay phim, sau
đó phim
này sẽ đưa lên mạng Internet của nhà
thờ. Có
không khí sôi bỏng giữa thời gian
hát hai
bài Thánh ca.
Thờ phượng theo cung cách Tin Lành có
điểm đặc
biệt, là phát biểu tự do hơn.
Sébastien Fath nhận
xét:
"Có
ý kiến
cho rằng càng nói lên được,
thì càng
được nghe (...), và điều này giúp cho
mọi người
nắm lại quyền kiểm soát đời sống tôn
giáo của họ".
Bởi thế các nhà thờ đều là tự trị tự
quản: đại hội
đống các tín hữu bầu mục sư, bầu mức hoạt động
tài
chánh. Nhờ sự kiểm soát từ hạ tầng mà
giảm bớt
được khả năng bị chệch hướng sang môn phái
tà đạo.
Sébastien Fath nói rõ rằng chệch hướng
sang
môn phái tà đạo
"với một mục sư độc
tài toàn trị (...) và những vụ thụt
két"
vẫn còn có thể phát sinh,
và không dễ
phát hiện; dầu vậy, theo Jean-Paul Willaime et
Sébastien
Fath, chuyện này rất hiếm xẩy ra.
Ở nhà thờ Paris Bastille, lúc mọi người
dành thời
giờ để tĩnh tâm, thường bị ngắt bởi những bài ca
theo
âm điệu tân thời. Từ 7 năm nay, anh Guillaume rất
thích âm điệu này ; giờ đây
anh ở tuổi 20, đi
theo chân một người bạn mới tin Chúa, anh
vô
nhà thờ vì tò mò. Anh
nói:
"Tôi
chưa dính vào Chúa Jésus.
Nghe giảng,
tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng tôi rất
thích
nghe âm nhạc". Anh vốn là một
giáo dân
Công giáo, không hay đi nhà
thờ mình,
vừa mỉn cười vừa kể ra quan niệm của mình vẫn có
về
nhà thờ Tin Lành:
"một
căn nhà bự, vừa tối sầm, vừa ẩm thấp, có một mụ
già ngồi đánh đờn orgue, có một
ông cha xứ
giảng bằng tiếng latin, nghe giảng mười phút là
mọi người
ngủ gục hết". Rồi với giọng nhiệt thành, anh
này
cắt nghĩa nỗi sửng sốt khi thấy trong nhà thờ Tin
Lành
có một giàn trống. Đang có khổ
tâm vì
một cuộc tình duyên cắt đứt, anh nhận ra nỗi
lòng
mình trong một bài thánh ca.
"Tôi
tự nhủ 'mình đâu còn gì nữa
mà mất,
vậy hãy cứ cầu nguyện đi!' Thế là tôi
được giải
phóng, được giải cứu (...) Đức Chúa Trời
đã ban
can đảm cho tôi. Các anh chị em trong
nhà thờ
đã săn sóc tôi,quý mến
tôi, thế
mà trước đây chẳng có nhà
tâm
lý nào, chẳng có bạn hữu
nào làm
gì cho tôi".
Chuyện anh Guillaume này là chuyện tượng trưng
một số
đông: anh cũng như thể phần nửa giáo dân
Tin
Lành, anh gia nhập Tin Lành vì được
cứu. Anh chưa
đầy 30 tuổi, như nhiều người được cứu. Cũng như phần đông
các vụ được cứu, anh được cứu là nhờ
có liên
quan đến cá nhân mình. Lời
làm chứng của anh
làm nổi bật tầm quan trọng của lời ca và
âm nhạc.
Jean-Paul Willaime giải thích:
"Người Tin Lành xử
dụng tất cả mọi phương tiện truyền thông",
và coi đó là một chìa
khoá dẫn tới
thành đạt, nhứt là trong giới trẻ.
Sébastien Fath
giải thích kỹ hơn nữa:
"Đi
phổ biến rao truyền đạo Chúa, phải chú trọng đến
hoàn cảnh phát triển trước mắt và ngay
tại chỗ của
mỗi cá nhân" khi ổng phân
tích lý do các nhà thờ Tin
Lành gặt được kết quả tốt đẹp
"bởi
vì biết thành lập những đơn vị hợp quần rất nhiệt
tình nồng ấm (...), là hình ảnh của
gia
đình mà họ vốn không có".
Những
bài giảng của các mục sư, những lời cầu nguyện
đều theo
sát thích đáng đời sống, là
giây
liên lạc thực tế với đời sống các tín
hữu: lời cầu
nguyện hướng ngay boong về hoặc một kỳ thi vào đại học, hoặc
một
chứng bịnh, hoặc chuyện mất việc làm của một
thành
viên. Sébastien Fath bình luận:
"Cách
cầu nguyện này gây nên cảm tưởng
là
cùng mang ách với nhau; nhiều giáo
dân
Công giáo chuyển sang Tin Lành
là vì
thế".
CÁC MẠNG LƯỚI
LÀ RẤT QUAN TRỌNG
Tại nhà thờ Tin Lành chuyện gì cũng
làm,
các tín hữu có thể mỗi ngày
đến để gặp
nhau, để cùng nhau cầu nguyện trước khi đi làm
và
sau ngày đi làm, vì chủ trương của
nhà thờ
là gần gũi với nhau và uyển chuyển linh động. Luc
Maroni,
mục sư ở Lens (một thành phố ở phiá bắc nước
Pháp,
gần Lille), có thái độ rất hiện đại : mục sư
này
rất khoái Internet, đưa bài giảng của
mình
lên Power Point, chủ trương
"mỗi người cam kết tham gia tuỳ
sức mình".
Với chủ trương uyển chuyển trong công tác, ta
có
thể ước lượng giá trị từng người cách mềm dẻo
hơn, tổ
chức các buổi thờ phượng trong nhà thờ
cách linh
động tuỳ theo mỗi nơi. Chính mục sư này
đã
làm chứng:
"Tôi
đã đi liền bướcvới các tín hữu cả khi
ly dị".
Cũng như các nhà thờ khác, trong nơi
thờ phượng,
mục sư này đề nghị chương trình Alpha,
là một
chương trình học Kinh Thánh, với cách
đọc lẹ cho
suốt hết sau vài tuần lễ, theo kiểu
"đọc xuyên qua".
Luc Maroni nói thêm:
"Sau đó ta sẽ
tính nếu ưng học tiếp".
Mục sư này cũng muốn sống rập theo y chang các
tín
hữu. Là một chủ gia đình, mục sư này
nói:
"Tôi có con, tôi nuôi
chúng; tôi
có vợ, tôi sống đời đầy tình
ái với
nàng; làm sao tôi có thể
sống độc
thân! Với một đôi vợ chồng đang gặp khó
khăn, lời an
ủi do một cha xứ không có thể ảnh hưởng giống như
lời an
ủi do một mục sư".
Nhà thờ của mục sư này lại còn
giúp người
nghèo khó, mỗi tuần một lần phát
không cho
họ ăn, từ 200 tới 300 bữa. Luc Maroni là hình ảnh
của mục
sư
"siêu hoạt
động": ổng
vừa làm việc phụ tá cho thị trưởng của
thành phố
mình, vừa tham gia hoạt động của tổ chức Cimade
(giúp đỡ
người ngoại quốc), vừa đứng đầu một cơ quan CHRS (trung tâm
tạm
trú và tái nhập xã hội).
Theo Jean-Paul
Willaime, tham gia vào những tổ chức, cơ quan như thế,
là
một trong những động cơ phát triển của Giáo hội
Tin
Lành. Nhưng động cơ chánh, là căn bản
các
tín hữu, họ là những người
"tích cực hăng
hái truyền giáo".
Và đúng như vậy, truyền bá đạo
Chúa khởi
đầu bằng phát sứ điệp ra ngay xung quanh nơi mình
ở,
và bằng sự lựa chọn đạo ấy do chính
lòng mỗi
người.
Anh Phoebe, một người gốc xứ Paraguay (Nam Mỹ), là
thành
viên nhà thờ Tin lành Paris Bastille.
Anh ta kể lại
buổi đầu mới đến Paris, bị bơ vơ lạc lõng, may mắn được
các thành viên nhà thờ Paris
cho trú
ngụ suốt một tháng, lại còn ủng hộ anh đi
tìm kiếm
này khác. Mục sư Maroni bình luận:
"Nhà
thờ Tin Lành vẫn có quyết tâm
nói "ai cũng
là người cả", có lẽ ở các
nhà thờ
khác họ không nói như vậy".
Công
tác xã hội cũng là một cách
làm say
mê những tín hữu mới. Sébastien Fath
công
nhận: "Nhà thờ Tin Lành thu hút nhiều
những người
nhập cư, nhứt là trong địa phận Paris. Đạo Tin
Lành
không phải là đạo lo thờ lạy quá khứ,
nhưng
là đạo lo mở hy vọng trong tương lai. Trong sứ điệp của Tin
lành, có tín hiệu rằng "
ngày mai sẽ tốt
đẹp hơn!" Và nhà xã hội học
phân tích
rằng những người nhập cư đều chấp nhận tín hiệu ấy.
Anh Guillaume nhắc lại cách thích thú
về
"lòng
hăng hái nó xâm nhập vào
mình"
khi anh ta được cứu, rồi nhắc lại những nỗi vụng về khi anh ta
làm chứng cho người xung quanh anh về đức tin của
mình.
Bây giờ anh ta vững hơn trước, và kiếm được vợ khi
tham
gia lớp học Kinh thánh. Theo nhà xã
hội học
Jean-Paul Willaime, giáo lý Tin Lành
đã
làm đảo ngược hai phong trào từng bám
rễ trong
nước Pháp, một là giới thanh niên
không ưa
đụng đến tôn giáo, hai là tin
Chúa rồi nhưng
ngại khoe ra.
Tác giả: Flora GENOUX.
Sưu tầm và phỏng dịch: Anh Ngôn và Mai
Đào