Đặc san báo Đuốc Thiêng - Tiếng nói của Hội thánh Tin lành Việt Nam Paris (Pháp)



Trái Tim của Phúc Âm - ĐTPÂ

Đuốc Thiêng 98, tháng 12 năm 2008



"Vì Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi hy sinh Con Một của Ngài, để tất cả những người tin nhận Con Thượng Đế không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh viễn" (Giăng 3:16). Câu Kinh thánh nầy là trái tim của Phúc Âm (Tin Lành), vì đã gói ghém tất cả các chân lý của Phúc Âm, hay nói cách khác, đã vạch rõ con đường cứu rỗi cho nhân loại. Chúng ta có thể để hàng tháng đọc hàng trăm sách khảo cứu, giải thích nhiều khía cạnh của câu nầy, nhưng bây giờ chúng tôi chỉ nêu ra các điểm căn bản, tuy ngắn, nhưng cũng đủ cho người có thiện tâm thiện chí thấy được Ánh Sáng Chân lý rõ ràng.

Mấy chữ đầu nói đến Thượng Đế. Thượng Đế là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, là Đấng đã dựng nên loài người. Thánh Kinh là Lời của Thượng Đế cho biết rằng chỉ có Thượng Đế là Đấng Tạo Hóa, còn tất cả ai khác, hay cái gì khác, đều do tay của Thượng Đế dựng nên. Thánh Kinh phải nói rõ như vậy vì loài người thường thích so sánh và đã có khi phạm thượng so sánh Thượng Đế với vị nầy, vị nọ. Thượng Đế là Độc Nhất, nên chúng ta không thể so sánh Thượng Đế với ai cả. Ví dụ như khi đi vào thăm một xưởng làm đồ bằng đất sét, chúng ta có thể so sánh cái bình nầy với cái bình nọ, cái bát kia với cái bát khác, nhưng không một ai lại ngây ngô đến độ đem so sánh cái bình với ông thợ gốm.





Đuốc Thiêng 98

1 Trái Tim của Phúc Âm - ĐTPÂ
2 Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu - TĐ Nguyễn Đình Liễu
3 Thơ: Hạnh phúc đêm đông - Trần Nguyên Lam Bửu
4 Thơ: Mục đồng gặp Chúa - Linh Quyền
5 Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta - Quyền Linh
6 Kéo các ngươi đến cùng ta - MS Trần Hữu Thành
7 Thơ: Đêm xưa ấy - Bình Tú Ngọc
8 Đường đến thiên đàng - Nguyễn Đình Bùi Thị
9 Thơ: Thương cảm - Võ Chánh Tiết
10 Đời chẳng ai ngờ - Vinh Bằng
11 Xứ Do Thái hồi Chúa Giê-xu sinh ra - Mai Đào
12 Thơ: Tiếng chuông ngân - Emmanuel
13 Giêrusalem, 4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
14 Em tôi - Bà Lê Văn Bắc



Sau khi nhắc đến tên Thượng Đế, Lời Chúa liền đề cập đến bản tính yêu thương của Thượng Đế. Thánh kinh cho biết Thượng Đế là tình yêu. Vì Thượng Đế là đời đời bất biến, nên tình yêu của Thượng Đế cũng đời đời bất biến chứ không như tình yêu của con người chóng đổi thay. Và trong khi con người thường chỉ yêu người yêu mình, thì Thánh Kinh cho biết Thượng Đế đã đem tình yêu của Ngài để yêu nhân loại, để yêu quý vị và chúng tôi, là những người không xứng đáng với tình yêu đó. Khi nói rằng "chúng ta không xứng đáng với tình yêu của Thượng Đế", chúng ta không phải nói theo xã giao, hay theo lối khiêm tốn, nhún nhường của người lịch sự. Theo Thánh Kinh, thì chẳng những tất cả mọi người sinh ra trên trầ gian nầy, trong số đó có chúng ta, đều đã phạm tội, thiếu hụt tiêu chuẩn vinh quang thánh thiện của Thượng Đế, mà loài người còn thù nghịch với Thượng Đế, cố tình làm ngơ trước tiếng kểu gọi của Chúa để chạy theo các dục vọng của mình. Thánh Kinh có dùng ví dụ của một người chồng chung thủy, lúc nào cũng yêu vợ với tình yêu nồng nàn, nhưng người vợ lại bất trung hết ngoại tình với người nầy lại sống lén lút với người khác. Theo ví dụ nầy, người vợ bất trung đã không xứng đáng với tình yêu chung thủy của người chồng, và chúng ta cũng đã không xứng đáng với tình yêu của Thượng Đế khi chúng ta chạy theo dục vọng của trần gian. Sau khi nói rằng: "Thượng Đế yêu thương nhân loại", Lời Chúa cho thấy tình yêu đó đã lên cao tuyệt vời khi nói rằng: "Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi đã hy sinh Con Một của Ngài". Con Một của Thượng Đế là Chúa Cứu Thế, là Đấng đã được Thánh Kinh xác nhận là: "Ban đầu có Chúa cứu Thế. Chúa Cứu Thế ở với Thượng Đế từ nguyên thủy, vì Ngài là Thượng Đế Ngôi Hai". Mỗi khi nhắc đến việc hy sinh của Chúa cứu Thế, Thánh Kinh luôn luôn nhắc đến 4 điểm căn bản nầy: Chúa Cứu Thế là Thượng Đế Ngôi Hai, Chúa Cứu Thế đã vào đời làm người, sống trong thể xác của con người, Chúa Cứu Thế đã gánh vác tất cả tội lỗi của nhân loại mà chịu chết trên thập tự giá và Chúa Cứu Thế đã sống lại để hoàn tất công cuộc cứu rỗi nhân loại.

Sau khi trình bày tình yêu của Thượng Đế và việc Chúa Cứu Thế hy sinh trên thập tự giá, Lời Chúa đưa ra hai con đường: Con đường dẫn đến sự sống vĩnh viễn ở trên thiên đàng, và con đường dẫn đến chỗ hư vong đời đời là hỏa ngục. Muốn được sự sống vĩnh viễn, chúng ta chỉ cần tin nhận Chúa Cứu Thế và kêu xin Chúa tha thứ tội lỗi. Ngược lại, nếu chúng ta cố tình làm ngơ trước tiếng gọi của Thượng Đế, chúng ta không thể nào tránh khỏi cảnh hư vong đời đời.