Kho
tàng vô giá -
ĐTPÂ
Đuốc Thiêng
102,
tháng 05 năm 2010
Sau khi khám phá ra 33 sáng
tác
bất hủ của nhạc sĩ Johann Sebastian Bach vào trung
tuần tháng 12 năm 1984, giáo sư Christoph Wolff
thuộc viện đại học Harvard có
tuyên bố rằng:
«Khám
phá nầy
cho chúng ta thấy càng chịu khó
tìm tòi, chúng ta
càng kiếm được nhiều bản nhạc
quý giá».
Ba mươi ba (33) sáng tác của Bach mà
giáo sư Wolff mới khám phá được nằm
lẩn lộn
trong rất nhiều tài liệu viết tay của gia đình họ
Bach đã được một người mang
từ Đức qua Mỹ và tặng cho viện đại học Yale cách
đây hơn 100 năm. Ngoài 33 sáng
tác nầy của Johann Sebastian Bach, người ta cũng
khám phá được một số bản nhạc
của hai nhạc sĩ khác trong gia đình họ Bach,
là Johann Michael Bach và Johann
Christoph Bach. Ở đây chúng ta không
bàn về thân thế và sự nghiệp của gia
đình
họ Bach, hay của riêng Johann Sebastian Bach là
người được tạp chí Newsweek số
ra ngày 24-12-1984 gọi là nhạc sĩ tài
ba nhất thế giới. Điều chúng ta muốn nói
ở đây là việc giáo sư Christoph Wolff
đã khám phá ra một số sáng
tác quý giá mà
suốt mấy trăm năm đã nằm mốc meo không được ai
biết, và khi vừa khám phá ra
các
sáng tác nầy, giáo sư Wolff
đã nói:
«Nếu
càng chịu
khó tìm tòi, chúng ta
càng
kiếm được nhiều bản nhạc quý giá».
Lời giáo sư Wolff làm chúng ta nhớ lại
cách của nhiều người so sánh bộ Kinh
thánh
với một mỏ kim cương khổng lồ. Khi mới bắt đầu đào cạn cạn
gần mặt đất, người
thợ mỏ cũng kiếm được vài viên ngọc
quý, nhưng khi càng đào sâu
hơn, người ấy
càng tìm được các viên kim
cương quý giá hơn và đào
càng nhiều càng được nhiều
kim cương hiếm có.
Khi đã biết Kinh thánh là một kho
tàng quý báu bất tận của Thượng Đế ban
cho loài
người, chúng ta cũng cần nhớ đại đề của cả bộ Kinh
thánh là Chúa Cứu Thế Giê
Xu, theo chính lời Chúa có
phán rằng:
«Cả
Kinh thánh đều làm chứng về Ta».
Như vậy, nếu muốn hiểu Kinh thánh, người
đọc phải có lòng thành, cầu xin Thượng
Đế mở trí để có thể thấy được hình ảnh
của Chúa Cứu Thế và chân lý
cứu rỗi trong cả các phần kinh luật (luật pháp),
lịch sử, các bài thơ ca ngợi Thượng Đế,
các lễ nghi Do thái giáo và
các lời
tiên tri.
Một danh nhân người Đức đã để cả cuộc đời
chuyên nghiên cứu Kinh thánh
và dịch Kinh
thánh ra tiếng Đức, đã thú nhận rằng:
«Đến nay
tôi vẫn chưa hiểu hết bài cầu
nguyện Lạy Cha». Đây là lời
nói rất chân thành của một người
khiêm tốn, phục
thiện, vì mặc dù bài cầu nguyện
«Lạy Cha» rất ngắn và rất quen thuộc,
chưa chắc
mấy ai đã hiểu hết các ý nghĩa
súc tích của bài cầu nguyện
đó. Riêng một chữ
«Cha» trong câu đầu:
«Lạy Cha
chúng con ở trên trời» cũng
đủ cho
chúng ta thấy
được chân lý cứu rỗi của Thượng Đế.
Loài người được Thượng Đế tạo dựng, nhưng
loài người đã chống nghịch Thượng Đế
và tự cắt đứt liên lạc với Ngài
nên đã mất
quyền làm con. Nhưng Thượng Đế Ngôi Hai
là Chúa Cứu Thế Giê Xu đã hạ
mình xuống
trần, mặc lấy thể xác con người để chịu chết thay thế
nhân loại, nên chúng ta
mới được phục hồi quyền làm con Thượng Đế và mới
có thể gọi Thượng Đế bằng Cha.
Ngoài ra, khi mở miệng gọi Đấng Tạo Hóa của vũ
trụ bằng Cha, chúng ta có quyền
hưởng tất cả các phước hạnh quý báu
Cha đã dành sẵn cho con, và nhất
là được
biết rằng mình có sự sống vĩnh viễn của Thượng Đế
ban cho con cái Ngài và được
bảo đảm hưởng phước hạnh thiên đàng đời đời.
br />
Kho tàng âm nhạc của Johann Sebastian Bach để lại
cho
đời sau tuy rất phong phú và
nhiều sáng tác vẫn chưa được ai khám
phá, nhưng dù sao kho tàng ấy cũng
có giới
hạn và sở thích âm nhạc của đại
chúng cũng có thể thay đổi. Chỉ có
Kinh thánh
là kho tàng quý giá bất tận
của Thượng Đế dành cho loài người, để
chúng ta có
thể đọc, suy gẫm, nghiên cứu, học hỏi và
càng đào sâu chừng nào
chúng ta càng
tìm được những lời dạy dỗ vô giá của
Thượng Đế, để tìm thấy con đường cứu rỗi,
để tăng cường đức tin, chiến thắng tội lỗi và sống một cuộc
đời bình an vượt
trên sóng gió bất an của đời, để
trông chờ ngày hạnh phúc nhất của
nhân loại
khi Chúa Cứu Thế Giê Xu trở lại trần gian lần thứ
hai.
Kính mời quý vị đọc Kinh thánh với
tinh thần thờ
phượng Thượng Đế và với thành tâm
thiện chí để lấy Lời Chúa làm lương
thực nuôi dưỡng linh hồn mình.
Đuốc
Thiêng 102
01
Kho
tàng vô giá -
ĐTPÂ
02
Thơ: Kinh
Thánh là lời Đức Chúa Trời-
Tam Hải Trình Hữu Lân
03
Kinh
Thánh là gì ? -
Thánh Thơ Công Hội
04
Kinh
Thánh nói về tái lâm
và tận thế
- Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Điều gi
là quan trọng nhất trong cuộc đời -
Bình Tú Ngọc
06
Thơ: Đi với
Chúa - Tuyết Vân
07
Đấng ban sự
sống
- Mục sư Trần Hữu Thành
08
Thơ: Ấm
áp
- Võ Chánh Tiết
09
Tiểu sử
Thánh Ca: "Vì Giê-xu sống"
- Fanyia
10
Thơ: Cẩn
thận làm theo lời Chúa - Trần
Nguyên Lam Bửu
11
Phục vụ
Chúa - Mục sư Nguyễn Văn Bình
12
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
13
Xứ Do
Thái khi
Chúa Jêsus khởi sự công tác
- Mai Đào
14
Phân
loại thực vật
- Dr Trương Hoàng Lâm
15
Tôi
là mẹ - Bà Lê Văn Bắc
16
Tin Tức
1/2:
Tin Vắn Khắp Nơi & Việt Nam và Hải Ngoại
- Vinh Bằng
17
Tin Tức
2/2:
Hội Thánh Paris và Giáo Hạt
Pháp & Liên Quan tới Đuốc Thiêng
- Vinh Bằng