Phục vụ
Chúa - Mục sư Nguyễn Văn Bình
Đuốc Thiêng
102,
tháng 05 năm 2010
«Vậy,
hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững
vàng, chớ rúng động, hãy
làm công việc Chúa cách dư
dật luôn, vì biết rằng công
khó của anh em trong Chúa chẳng phải
là vô ích đâu» (I
Côrinhtô 15:58).
VI. Thời gian:
«luôn»
Mức độ phục vụ Chúa phải «dư dật», nhưng
phục vụ Chúa khi nào và thời gian bao
lâu? Đây là câu hỏi
mà mọi người tin Chúa và theo
Chúa phải đặt ra cho chính mình hầu
tránh khỏi quan niệm sai lầm khiến công
tác phục vụ Chúa có thể bị
đình trệ bởi một số lý do thiếu ý thức
tạo ra. Một số người được khuyên phải phục vụ Chúa
như Phaolô trong lời kêu gọi con dân
Chúa tại Hội thánh Côrinhtô
«hãy
làm công việc
Chúa», thế nhưng một số lớn vẫn
còn
trì hoãn, lưỡng lự, chưa chịu bắt tay
ngay. Họ trưng ra một số điều kiện có vẻ hệ trọng hơn sự
phục vụ Chúa, nào là tôi
còn đi học, nào là tôi bận
rộn làm ăn sinh sống, phải lao động nhọc nhằn đầu tắt mặt
tối, nào là phải lo cho tròn bổn phận
báo hiếu phụng dưỡng cha mẹ, phải lo chăm sóc
hạnh phúc gia đình. Một số khác lại
viện cớ con cái còn nhỏ quá,
chờ khi chúng công thành danh toại, ăn
nên làm ra, lúc đó mới hy
vọng có thì giờ phục vụ Chúa được. Một
số khác nữa, dù đây không
phải nhiều, nhưng không phải là không
có, chính tôi đã từng
khuyên một người hãy phục vụ Chúa,
người ấy không ngần ngại phát biểu: «sau
khi tôi hưu trí» sẽ bắt đầu dấn
thân hết mình cho công tác
nhà Chúa. Trớ trêu thay, vừa hưu
trí chưa được bao lâu thì bị bệnh
«hư trí» vụt đến, đi đứng
không vững, tay chân run rẩy suốt những chuỗi
ngày còn lại của cuộc đời,
chính mình phục vụ bản thân
còn chưa được nói gì đến sự phục vụ
Chúa. Dù có hối tiếc song
đã muộn rồi, cơ hội không còn trải rộng
ra như trước nữa. Trong khi ấy, một số có ý tưởng
sẽ phục vụ Chúa trong giai đoạn ngắn nào
đó, chỉ làm việc tạm thời khi có người
thay thế sẽ nhường lại, hoặc cố gắng phục vụ Chúa cho tới
tuổi hưu trí sẽ lui về hưởng thú điền
viên bên con cháu, hay du
hành năm châu bốn bể cho thảnh thơi cuộc đời. Cũng
có người không có chút định
hướng nào cả, vui thì làm, buồn
thì nghỉ, không cần phải bám
víu cho mệt tâm mệt trí. Tất cả những
người ấy chưa hiểu được thời gian qui định mà con
cái Chúa được kêu gọi phục vụ
Ngài chẳng những lập tức, «không
bàn với thịt và huyết»,
mà còn trường kỳ, không ngơi nghỉ cho
đến khi nhắm mắt xuôi tay vào nơi yên
nghỉ đời đời với Chúa mới thôi. Phaolô
dùng chữ «luôn» để
nói đến điều đó. Ông nói:
«Vậy,
hỡi anh em yêu dấu của tôi,
hãy vững vàng, chớ rúng động,
hãy làm công việc Chúa
cách dư dật... luôn» (I
Cô
15:58). «Luôn» có nghĩa
là bất cứ lúc nào, thời điểm
nào, hoàn cảnh nào, thuận cảnh hay
nghịch cảnh, gặp thời hay không gặp thời, cứ liên
tục phục vụ Chúa không ngơi nghỉ, trẻ
già lúc nào cũng phục vụ
Chúa cả, phục vụ Chúa suốt đời.
Một hiện tượng không mấy lạc quan cho công
tác phục vụ Chúa ngày nay
là có một số thanh niên khi
còn độc thân hăng hái gia nhập ban
hát của Hội thánh, song khi lập gia
đình xong, dù vẫn trung tín thờ phượng
Chúa trong ngày yên nghỉ, lại tự liệt
mình vào thành phần có gia
đình không còn lạc thú hay
tha thiết đến việc ca hát ngợi khen Chúa nữa, họ
tưởng phục vụ Chúa bằng lời ca tiếng hát chỉ
dành cho những trẻ độc thân thôi. Một số
người lớn tuổi, hoặc người già trong Hội thánh
lại mắc phải lỗi lầm không khác gì
thành phần trẻ nói trên, mỗi khi được
mời gọi phục vụ Chúa, thường nêu ra lý
do «già» rồi, để cho tụi trẻ
nó làm, «tre tàn măng
mọc» là lẽ thường!. Rõ ràng
những người nầy nghĩ rằng phục vụ Chúa trong một thời gian
quy định nào đó, chứ không phải
«luôn» như lời Chúa
khuyên dạy. Hoặc giả họ nghĩ hoàn cảnh
bây giờ của họ không thể còn cơ hội phục
vụ Chúa như trước được.
Alịchsơn đại đế (Alexandre le Grand) thời xưa là một danh
tướng đánh đông dẹp bắc. Trong đạo binh của vua
có một anh lính chiến đấu rất hăng say, bao giờ
cũng xông lên hàng đầu và
luôn tình nguyện đảm trách những
công tác nguy hiểm hơn hết. Nhiều lần vua nhận
thấy như vậy rất đẹp lòng, bèn kêu anh
lại hỏi lý do tại sao có sự can đảm như thế. Anh
đáp:
-Tâu bệ hạ, tôi bị bệnh nặng, không thiết
sống nữa, nên quyết đi tìm cái chết
mà tới bây giờ chẳng chết cho.
Vua động lòng thương, truyền lệnh cho quân y sĩ
chữa bệnh cho anh. Chẳng bao lâu anh được lành.
Nhưng có một điều lạ, kể từ ngày anh hết bệnh,
anh luôn luôn lùi lại phía
sau, run sợ mỗi khi được giao phó công
tác khó khăn. Ai cũng ngạc nhiên,
và rốt lại vua gọi anh tới chất vấn tại sao có sự
biến đổi đột ngột như thế. Anh đáp:
-Tâu bệ hạ, trước kia tôi mang bệnh nặng, đời sống
mất hết ý nghĩa, tôi cố tìm
cái chết hầu thoát khỏi cảnh đau đớn
hành hạ không chịu nổi. Nhưng, tâu bệ
hạ, bây giờ thì khác. Tôi
đã lành bệnh, sức khỏe rất tốt, mạng sống
có giá hơn trước nhiều, nên
tôi cần phải bảo vệ nó.
Vua Alexandre khẻ nói:
-À ra là thế!
Anh lính trong đạo quân bách chiến
bách thắng của Alịchsơn đại đế đã không
phục vụ với lòng hăng say cao độ
«luôn» luôn như đáng
phải có. Lúc đầu xông pha bất kể chết
sống, nhưng về sau muốn bảo vệ tính mạng
mà dừng bước. Phaolô khuyên con
cái Chúa, trái lại, phải
«làm công việc Chúa
cách dư dật luôn» khi vui
buồn, lúc khỏe mạnh hay khi đau yếu, giàu sang
hay nghèo hèn, gặp thời hay không gặp
thời, trẻ hay già, lúc nào
cũng quyết tâm trước sau như một, trung tín
«phục vụ Chúa luôn»
không ngưng nghỉ cho đến hơi thở cuối cùng.
VII. Kiến
thức: «biết»
Muốn phục vụ Chúa cho hiệu quả, người phục vụ
Chúa cần phải có kiến thức chuyên
ngành, phải có sự hiểu biết ít
nhất khái quát công
tác mình phục vụ, phải biết vai trò
lãnh đạo, trên hết phải học biết kinh nghiệm chức
vụ, phải biết kỷ cương và phải biết đầu phục thẩm quyền của
Chúa và của Hội thánh được
Chúa ủy thác. Những điều nầy có được
là do quá trình học hỏi,
nghiên cứu và dấn thân làm
việc. Đọc nhiều sách liên hệ tới ban
ngành chuyên môn sẽ giúp
ích rất nhiều cho việc nâng cao tầm kiến thức hiểu
biết của mình, chính là mấu chốt cho
sự phục vụ Chúa thành công. Người phục
vụ Chúa chẳng những như Phaolô đã
nói ở phần đầu của câu Kinh thánh I
Côrinhtô 15:58, là phải biết
ý nghĩa của sự phục vụ Chúa, phải biết
lý do tại sao mình phải phục vụ Chúa,
phải biết nhân sự phục vụ Chúa là
thành phần nào, phải biết đối phó với
công tác khi đương đầu với những thứ
thách bất trắc xảy đến, phải biết phục vụ Chúa
với mức độ cao nhất, và phải biết phục vụ Chúa
lâu dài không gián đoạn hay
ngưng nghỉ. Đây là những hiểu biết khái
quát và căn bản không thể thiếu được.
Nó là khởi động khích lệ hữu
ích cho công tác phục vụ
Chúa. Ngoài ra theo lời Chúa trong
câu Kinh thánh đó, Phaolô
còn lưu ý con cái Chúa phải
biết hành động khi thi hành công
tác sao cho kết quả viên mãn,
phải phục vụ Chúa trong phạm vi hay giới hạn nhất định để
không vượt quá ý muốn của
Chúa, tránh nguy cơ làm sai lệch đường
lối thánh khiết, vinh hiển của Ngài và
sau hết phải biết phước hạnh của đời sống phục vụ Chúa đem
lại ích lợi gì cho Chúa, cho Hội
Thánh, cho dân tộc và cho bản
thân mình ngõ hầu vững bước
cho đến cuối cùng. Phaolô
nói: «hãy làm
công việc Chúa cách dư dật
luôn, vì biết rằng...» sự phục vụ
Chúa còn kèm theo công lao
khó nhọc, phải có nguyên tắc kỷ cương
dẫn tới công tác hiệu quả không rơi
vào vô ích. Chung quy là
phải có kiến thức, phải «biết»
rõ ngọn ngành của công tác
phục vụ Chúa của mình.
Ý thức được tầm quan trọng của sự hiểu
«biết» trong công tác phục vụ
Chúa đó, ngày nay nhiều con
cái Chúa ghi danh học ở các chủng viện
thần học hoặc những khóa thần học đào tạo người
phục vụ Chúa ngắn hạn do các Viện thần
học tổ chức hằng năm hay các buổi huấn luyện phục vụ
Chúa do các Hội thánh địa phương mở ra
nhằm chỉ dẫn con cái Chúa học biết phương
pháp làm công việc Chúa hiệu
quả. Người muốn phục vụ Chúa nên tham dự
các khóa học như thế cho « biết
», rộng hơn, rèn tập điêu luyện hơn, tạo
cho mình sự vững tin, tránh rơi vào
tình trạng đụng đâu đánh đó,
có nguy cơ làm lung lay thiên chức
mà Chúa kêu gọi giao thác
cho mình.
Có một anh thợ cắt tóc nọ rất sốt sắng phục vụ
Chúa, muốn nói về ơn cứu rỗi của Chúa
cho khách tới cắt tóc ở tiệm mình. Từ
khi người khách ngồi vào ghế, nhiều lần anh muốn
mở miệng nhưng cứ ngập ngừng không biết phải khởi sự từ
đâu và như thế nào. Ngẫm nghĩ
mãi cho đến khi cắt tóc xong mà vẫn
chưa tìm được lạc điểm vào đề. Nhấn
nút cho chiếc ghế nằm dài xuống chuẩn bị giai
đoạn cạo sau ót, hai bên mặt cùng cạo
râu cho khách. Anh với lấy sợi dây da
treo trên tường trước mắt khách, liết con dao cạo
qua lại nghe reng rét cho lưỡi dao sắc bén hơn.
Liết qua lại mấy lần, anh lấy hết can đảm vừa liết dao vừa
xây qua người khách, nói:
-Anh sẵn sàng để chết chưa?
Người khách giựt mình, quát lớn:
-Anh nói cái gì?
Vừa quát, người khách vừa vứt chiếc khăn
choàng, vùng chạy khỏi tiệm cắt tóc sợ
hãi không dám ngó lại. Anh
thợ hớt tóc thiếu kiến thức về chứng đạo pháp
báo hại mất cả chì lẫn chài. Vừa mất
tiền công cắt tóc vừa mất cả khách,
chẳng đời nào người khách ấy dám trở
lại đó lần nữa.
Có kiến thức trong công tác phục vụ
Chúa giúp chúng ta đem người đến với
Chúa, còn trái lại có thể
có những hậu quả khó lường được như trường hợp
anh thợ cắt tóc nầy.
Có một thanh niên nọ đi chứng đạo lộ
thiên. Vì chưa lần nào được huấn luyện,
cũng ít khi theo học các khóa học Kinh
thánh, nên khi mở miệng ăn nói lấp vấp,
đầu đuôi thiếu thứ tự mạch lạc. Một người dừng lại nghe, lắc
đầu nói:
-Giảng đạo như vậy mà không tự thẹn.
Anh khiêm tốn trả lời:
-Tôi tự thẹn lắm chứ, nhưng tôi không bao
giờ hổ thẹn về Tin Lành cứu rỗi của Chúa Cứu
Thế tôi đâu.
Mấy năm sau con người ăn nói lắp bắp đó đến thần
học viện quyết tâm trở thành người phục vụ
Chúa. Tốt nghiệp xong, chẳng bao lâu anh
được thụ phong Mục sư và dâng mình cho
công tác truyền giáo hải ngoại dẫn đưa
không biết bao nhiêu người đến với ơn cứu rỗi của
Chúa và thành lập được nhiều Hội
thánh trải rộng khắp nơi. Đức Chúa Trời
đã biến đổi một người vốn yếu đuối, nhúc
nhác có tinh thần hiếu học đến sự hiểu biết cần
thiết để Ngài sử dụng hiệu quả. Phục vụ Chúa
mà không quan tâm đến kiến thức
khác nào thanh kiếm không
mài dũa sắc bén tới khi cần dùng sẽ
không hiệu nghiệm được nhiều. Sự hiểu biết góp
phần thành đạt to lớn cho bất cứ ai bước vào con
đường phục vụ Chúa.
VIII.
Thành tích: «công
khó»
Thành tích của người phục vụ Chúa được
tính bằng «công
khó» của mình. Phaolô
nói: «Vậy, hỡi anh em yêu dấu của
tôi, hãy vững vàng, chớ rúng
động, Hãy làm công việc Chúa
cách dư dật luôn, vì biết rằng
công khó của anh em trong Chúa chẳng
phải là vô ích đâu»
(I Cô 15:58). Người làm quan tính
thành tích bằng chiến công, bằng đẳng
cấp quân hàm, người công chức tự
hào về quyền cao chức trọng, các thương gia
tính thành tích bằng những lợi nhuận
kết sù, trong khi nhiều người khác coi
giàu sang phú quý là
thành tích của đời mình,
thì người phục vụ Chúa trái lại đo
lường thành tích mình bằng những
công khó mà mình bỏ ra cho
công việc Chúa.
Chữ «công khó» bao
hàm cả sự chịu khó nhọc, chịu cực khổ trong khi
phục vụ Chúa. Phaolô có lần
khuyên Timôthê: «Nhưng con,
phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ
làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về
chức vụ con phải làm cho đầy đủ» (II Ti 4:5).
Trước đó Phaolô khuyến khích
Timôthê: «Hãy cùng
ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa
Giê Xu Christ» (I Ti 2:3). Chính
Phaolô phải chịu biết bao gian nan, cực khổ dầm mưa dải nắng,
đói khát khi đi đây đó
truyền giáo. Đọc lời tường trình của
ông được chép trong II
Côrinhtô 11:23-28 ta thấy sự phục vụ
Chúa của ông cực khổ đến dường nào.
Nào bị người ta ghen ghét ném
đá, bị xiềng chân bỏ vào tù,
bị đánh đập đớn đau, bị chìm tàu,
nào bị lạnh lẽo, đói khát, trong khi
đó mỗi ngày còn phải cực nhọc lo lắng
về hết thảy các Hội thánh. Sứ đồ Phierơ, trong
bức thư gởi cho cộng đoàn con dân Chúa
sống rãi rác trong xứ Bông, Galati,
Cápbađốc, Asi và Bithini, kêu gọi họ
hãy noi gương chịu khổ của Chúa Cứu Thế
Giê Xu mà phục vụ Chúa, như sau:
«Anh em đã được kêu gọi đến sự
đó, vì Đấng Christ đã chịu khổ cho anh
em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chơn
Ngài» (I Phi 2:21). Đi làm việc độ
nhựt, người ta ai nấy đều muốn tìm cho được những việc nhẹ
nhàng, ít ai muốn làm những việc nặng
nhọc, cực khổ. Song người phục vụ Chúa thì
khác, phải chịu cực khổ, bỏ nhiều công
khó chớ không phải ngồi đó chỉ tay năm
ngón hay tránh né những công
việc nặng nhọc. Người ta làm việc tám giờ mỗi
ngày, nhiều nhất là mười hai giờ, nhưng người
phục vụ Chúa không làm hết giờ
mà làm hết việc, dù cực khổ đến
đâu cũng chẳng từ nan.
Nước Pháp thời quân chủ trước kia, dù
hoàng tử cũng phải đi lính. Ngày nọ
có toán lính đi ra đào hầm
trú ẩn, sau vài giờ làm việc, ai nấy
bỏ cuốc xẻng ra đứng dưới bóng cây vừa
hút thuốc vừa tán gẫu. Nửa giờ sau, họ
nhìn ra, thấy có một anh lính cứ hăng
say đào đất. Ai nấy cảm thấy xốn xang. Một anh
lính tới gần, nói:
-Ê, làm việc cho nhà nước chứ
đâu phải làm việc cho cha mầy mà
làm quá vậy?
Anh ta đáp:
-Không, tao không làm cho nhà
nước, mà làm cho cha tao!
Anh lính ngạc nhiên hỏi:
-Mầy nói vậy có nghĩa là gì?
Anh liền đưa giấy tờ chứng minh anh là hoàng tử,
cha anh là đương kim hoàng đế nước
Pháp, cho anh lính ấy xem. Bấy giờ ai nấy mới
hiểu tại sao khi họ nghỉ ngơi, thì anh lính nầy
lại chịu cực khổ, hăng say làm việc. Quả thật anh ta
làm việc cho cha mình.
Nếu con cái Chúa ý thức
mình làm việc cho Đức Chúa Trời, Cha
mình ở trên trời thì ai nấy sẽ chịu
khó, chịu khổ, bỏ nhiều công khó để
phục vụ Chúa. Còn nếu chưa hiểu được
mình phục vụ cho ai, chắc không dám bỏ
ra nhiều công khó làm gì.
Mọi con dân Chúa đều đang phục vụ Cha
thiêng liêng trên trời, vì vậy
không thể nào không cống hiến
công khó mình cho Chúa.
IX. Phạm vi:
«trong Chúa»
Người phục vụ Chúa phải phục vụ trong phạm vi
nào? Phaolô trả lời câu hỏi
đó bằng hai chữ: «trong
Chúa». Ông nói:
«Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi,
hãy vững vàng, chớ rúng động,
hãy làm công việc Chúa
cách dư dật luôn, vì biết rằng
công khó của anh em trong
Chúa...» (I Cô 15:58). Người phục vụ
Chúa không thể phục vụ ngoài
Chúa, nhưng phải phục vụ trong Chúa, phải phục vụ
theo đường lối Chúa y như lời Kinh thánh chỉ dẫn,
dạy bảo. Cách tổ chức, điều hành công
việc của người đời trong một số lãnh vực rất tinh vi,
khéo léo do đầu óc tài ba
của những nhà khoa học, các chuyên
gia, các nhà kỹ thuật
có kỷ năng cao soạn thảo phổ biến ra cho mọi
ngành nghề áp dụng. Nhiều trường đào
tạo nổi tiếng đã sản sinh không biết bao
nhiêu nhân tài trong nhiều
lãnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho mọi
ngành nghề. Thế nhưng phải hiểu rằng đường lối người đời
và đường lối Chúa có khi rất
khác nhau. Chúng ta không thể đem hết
những gì của người đời vào công trường
của nhà Chúa được mà phải chọn
lọc những gì phù hợp theo
khuôn khổ Chúa cho phép.
Phaolô nói: «Anh em hoặc ăn, hoặc uống,
hay làm sự chi khác, hãy vì
sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà
làm» (I Cô 10:31).
Ngày kia có một người tới gặp tôi,
nói:
-Mục sư, tôi vừa mua lôtô, xin mục sư cầu
nguyện cho tôi trúng số, tôi sẽ
dâng cho quỹ xây cất nhà thờ.
Tôi khuyên:
-Anh hãy dâng điều gì anh có
do công sức anh làm ra, dù một số rất
nhỏ, sẽ có giá trị trăm ngàn lần hơn
số tiền lớn mà anh chưa có. Vả lại,
Chúa không cho phép tinh thần cờ bạc
xen vào Hội thánh làm sai trật đường
lối thánh khiết của Ngài.
Có anh nọ nghiện thuốc phiện, khuyên
hoài chưa chịu bỏ, anh lý luận: Tôi
phải làm vậy để được gần gũi những người nghiện thuốc phiện
hầu có cơ hội nói về Chúa cho họ.
Lý luận nghe có vẻ hợp lý lắm, nhưng
đó không phải là đường lối
Chúa. Chúa há chẳng từng
phán: «Kẻ mù dẫn đường cho kẻ
mù, cả hai đều té xuống hố» sao? Người
phục vụ Chúa phải phục vụ trong phạm vi
«trong Chúa», đó mới đẹp
lòng Chúa.
Đôi lúc ta thấy tổ chức điều hành ở
ngoài đời có vẻ hay và kết quả tốt đẹp
quá, rồi đem vào áp dụng cho Hội
thánh mà thiếu cân nhắc,
thành công đâu chưa thấy mà
chỉ thấy vinh quang Chúa lìa khỏi Hội
thánh, tiến triển đâu không thấy,
mà chỉ thấy một tổ chức đồng hóa với thế gian,
đức tin con cái Chúa bị lệch lạc, chỉ nhờ cậy
khôn ngoan loài người mà
không nương cậy vào Chúa, trở
thành một Hội thánh hâm hẩm, nguội lạnh
thuộc linh, tác hại nặng nề vô cùng.
Nhà điêu khắc Dannecker, người Đức, đã
để nhiều công khó tạc bức tượng một nhân
vật lừng danh nhất nhân loại vào thế kỷ thứ nhứt
của kỷ nguyên Tây lịch bằng cẩm thạch rất đẹp. Phải
hai năm mới tạc xong, ông mời một em bé
vào phòng vẽ của mình và
hỏi:
-Ai đó?
Em bé tức khắc trả lời:
-Một vĩ nhân.
Sau đó không lâu, hoàng đế
Napoléon (Nã phá Luân)
yêu cầu nhà điêu khắc tạc tượng thần Vệ
Nữ cho viện bảo tàng Louvre ở Paris và hứa trả
một món tiền rất lớn, nhưng Dannecker từ chối:
-Tôi không thể dùng nghệ thuật thần
thánh đời nầy mà làm cho nghệ thuật
của mình biến ra phàm tục.
Người phục vụ Chúa không thể đem ảnh hưởng tinh
thần thế gian vào trong công việc phục vụ
Chúa của mình, nhưng phải phục vụ theo đường lối
của Chúa nhằm tôn cao và làm
vinh hiển danh Ngài.
X. Phước hạnh:
«chẳng phải là vô ích
đâu»
Kết quả của người phục vụ Chúa sẽ hưởng được phước hạnh
gì? Phaolô nói:
«Vậy,
hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững
vàng, chớ rúng động, hãy
làm công việc Chúa cách dư
dật luôn, vì biết rằng công
khó của anh em trong Chúa chẳng phải
là vô ích đâu» (I
Cô 15:58). Chẳng phải là vô
ích có nghĩa là có
ích, có phước hạnh không kể xiết được
kể cả đời nầy trên trần thế lẫn đời sau trong cõi
vĩnh hằng.
Kinh thánh cho biết, bất cứ ai phục vụ Chúa
thì được Ngài ban cho ba thứ phước
thiêng liêng ở khắp các nơi
trên trời mà người trần thế không thể
nào có được. Trước tiên Chúa
hứa: «Nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt
tôn quý người» (Giăng 12:26). Kế đến
Ngài phán: «Nếu ai kính sợ
Đức Chúa Trời, làm theo ý muốn
Ngài, thì Ngài nhậm lời» cầu
xin của người đó (Giăng 9:31). Bởi thế, Giacơ
nói: «Người công bình lấy
lòng sốt sắng cầu nguyện thật có linh nghiệm
nhiều» (Giacơ 5:16). Chẳng những thế thôi,
Chúa còn ban cơ nghiệp đời đời
trên trời làm phần thưởng cho người phục vụ
Ngài nữa. Phaolô nói:
«Vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa
mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy
hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa»
(Côl 3:24). Kinh thánh ghi lại thế nào
tiên tri Êli hết lòng phục vụ
Chúa, Đức Chúa Trời ban cho ông hưởng
được trọn vẹn những thứ phước hạnh ấy. Ông cầu nguyện xin cửa
trời đóng lại không cho mưa xuống đất trong ba năm
rưỡi dưới đời trị vì của Aháp, nhằm trừng phạt vị
vua gian ác xui cho dân Ysơraên
xây bỏ Đức Chúa Trời mà thờ lạy
tà thần, thì được Chúa nhậm lời.
«Đoạn, người cầu nguyện lại, trời bèn mưa
và đất sanh sản hoa màu» (Giacơ
5:17-18). Đức Chúa Trời tôn quý
ông đến nỗi không để ông chết như những
kẻ «sinh, lão, bệnh tử» của
cõi đời trần tục, nhưng Ngài đem «xe
lửa ngựa lửa» đón ông về trời trong một
cơn gió lốc để hưởng lấy cơ nghiệp phước hạnh đời đời
mà Ngài sẵn dành cho những
kẻ trung tín phục vụ Ngài (II
Các vua 2:11).
Alịchsơn đại đế của để quốc Hy Lạp, có lần sai một
tên lính dắt con la chở vàng đến một
thành xa. Đi gần đến nơi, tên lính mệt
quá, nhưng con la còn tệ hại hơn, nó
đi không nổi, xiêu tó gần ngã
quỵ, có lúc nhào xuống đất. Động
lòng thương con vật, tên lính lấy bao
vàng nặng khỏi lưng con la mà vác
trên vai mình. Hắn mệt quá, nhưng cố
vác đến nơi. Thấy cử chỉ nhân đạo ấy, Alịchsơn đại
đế có vẻ hài lòng, phán:
-Giỏi lắm. Ngươi hãy vác vàng đến trại
ngươi đi. Hết thảy vàng đó thuộc về ngươi đấy!
Tên lính vui sương đến rơi nước mắt. Anh
không ngờ phần thưởng cho công lao phục vụ của anh
quá to lớn như thế.
Cũng vậy, tất cả công sức của ta bỏ ra phục vụ
Chúa, kết quả sẽ thuộc về ta. Chúa sẽ ban hết
thảy những thành quả ấy cho ta làm phần thưởng.
Một thứ phước hạnh không sao kể xiết được.
Một chuyện ngụ ngôn kể rằng, có ba người thương
buôn vượt qua sa mạc trong một đêm không
trăng. Khi băng qua một thung lũng đầy đá sỏi, họ rất ngạc
nhiên nghe có giọng nói vang
lên từ trong bóng tối:
-Hãy lượm đầy những viên sỏi đá bỏ
vào bao và rồi tiếp tục lên đường
càng xa càng tốt trước khi dừng lại.
Khi họ tuân lệnh xong, tiếng nói lạ
lùng ấy lại tiếp:
-Khi hừng đông đến, các ngươi sẽ vừa mừng vừa tiếc.
Khi ánh mặt trời ló dạng chiếu sáng
vạn vật, các vị thương buôn vội lôi bao
đựng sỏi đá ra xem, thì lạ lùng thay,
trước mắt họ không phải là đá sỏi,
mà là những hạt ngọc, những viên kim
cương quý báu lấp lánh rạng
ngời trong bao. Lúc ấy họ mới hiểu câu
nói: «vừa mừng vừa tiếc» là
gì. Mừng vì được châu báu,
tiếc vì mình sợ mang nặng mà lấy
ít quá.
Khi vào thiên đàng hưởng phước hạnh của
Chúa, có lẽ có một số người vừa mừng
vừa tiếc như thế. Mừng vì được ở với Chúa, được
hưởng cơ nghiệp đời đời trên trời, song tiếc vì
khi còn ở trần thế mình phục vụ Chúa
biếng nhác quá, dù tiếng
Chúa văng vẳng bên tai:
«Vậy,
hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững
vàng chớ rúng động, hãy làm
công việc Chúa cách dư dật
luôn, vì biết rằng công khó
của anh em trong Chúa chẳng phải là vô
ích đâu». Thế mà
chúng ta vẫn e ngại nặng nhọc, sợ cực sợ khổ không
dám dấn thân phục vụ Chúa
cách thành tâm và trung
tín. Ước gì chúng ta không
ai phải hối tiếc khi vào thiên đàng
hưởng phước trường sinh của Chúa.
Vậy,
hãy vững vàng,chớ rúng động,
hãy phục vụ Chúa ngay khi còn dịp tiện
hôm nay?.
Đuốc
Thiêng 102
01
Kho
tàng vô giá - ĐTPÂ
02
Thơ: Kinh
Thánh là lời Đức Chúa Trời -
Tam Hải Trình Hữu Lân
03
Kinh
Thánh là gì ? -
Thánh Thơ Công Hội
04
Kinh
Thánh nói về tái lâm
và tận thế
- Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Điều gi
là quan trọng nhất trong cuộc đời -
Bình Tú Ngọc
06
Thơ: Đi với
Chúa - Tuyết Vân
07
Đấng ban sự
sống
- Mục sư Trần Hữu Thành
08
Thơ: Ấm
áp
- Võ Chánh Tiết
09
Tiểu sử
Thánh Ca: "Vì Giê-xu sống"
- Fanyia
10
Thơ: Cẩn
thận làm theo lời Chúa - Trần
Nguyên Lam Bửu
11
Phục vụ
Chúa - Mục sư Nguyễn Văn Bình
12
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
13
Xứ Do
Thái khi
Chúa Jêsus khởi sự công tác
- Mai Đào
14
Phân
loại thực vật
- Dr Trương Hoàng Lâm
15
Tôi
là mẹ - Bà Lê Văn Bắc
16
Tin Tức
1/2:
Tin Vắn Khắp Nơi & Việt Nam và Hải Ngoại
- Vinh Bằng
17
Tin Tức
2/2:
Hội Thánh Paris và Giáo Hạt
Pháp & Liên Quan tới Đuốc Thiêng
- Vinh Bằng