Một
vài loài cây có độc
tính
- Dr Trương Hoàng Lâm
Đuốc Thiêng
103,
tháng 11 năm 2010
1. Mở đầu
Vào năm 1500 TC theo tài liệu y khoa của Ai cập
cây
nghệ (Đức: Safran, Pháp: safran, La tinh: Crocus sativus)
được
xem như cây có độc tính. Sokrates
(470-399) bị
người dân Athen kết án xử tử bằng cách
phải uống
một cốc có chứa chất độc lấy từ cây "cần độc"
(Schierling,
cigué, Conium maculatum).
Hiện nay người ta biết trên nửa triệu loài
cây. Mỗi
mười cây có chất độc. Nhưng khoảng 1.000
cây được
nghiên cứu kỷ càng về sự cấu tạo của
các chất. Tại
Âu Châu khoảng 50 họ cây có
chất độc.
Cây có chất độc được phân loại như sau:
độc rất mạnh
(+++, liều lượng bằng mg có thể đe dọa tánh
mạng), độc
mạnh (++, hiện tương độc mạnh) và độc (+). Các
chất độc
gồm có: Alkaloide, Triterpen-Glykoside, zyanogene Glykoside
và các chất khác. Các
cây có
chất độc chứa nhiều các chất độc nầy.
Trong liều lượng đúng tiêu chuẩn một
vài chất độc
nầy có thể được sử dụng như thuốc trị bịnh. Dosis sola fecit
venenum= liều lượng tạo thành chất độc (Paracelsus
1493-1541).
Paracelsus đã nhìn thấy ý
nghiã trong tất
cả mọi vật của Đấng sáng tạo. Đức Chuá Trời
đã tạo
ra cây không phải để đáp ứng trực tiếp
mục
đích của con người, nhưng con người phải tự tìm
kiếm sự
lợi ích của nó. Paracelsus muốn nêu
lên sự
liên quan với cây có độc
tính. Nhiều
cây có độc tính cũng thuộc về
cây trị bệnh.
Nhiệm vụ của một thầy thuốc là tìm sự lợi
ích của
nó. Nhiều loài cây có chất
độc rất nguy hiểm
nhưng với liều lượng ít thì không
gây nguy
hại cho con người. Ngược lại nhiều loài và
và nồng
độ chất độc có thể gây nguy hại.
2. Tại sao một
cây có độc tính?
Con người thường có chiều hướng giải nghiã
các
hiện tượng thiên nhiên theo ý
riêng của
mình.
Một loài cây được gọi là độc chỉ qua
tác
dụng đối với cơ thể con người, không liên quan đến
một con
chim hay con dơi đã ăn cây hay trái của
cây
đó.
Tại sao cây có độc tính? Tại sao
cây
tích trử các chất độc trong mô để
gây nguy
hại cho con người và các loài
thú?
Giả thuyết đầu tiên là cây nhờ chất độc
để chống lại
các loài thú ăn hại, phá
rối cây.
Nhưng theo quá trình tiến hoá
(Evolution) hiện
tượng nầy không phát tiển mạnh mẽ theo thời gian,
vậy giả
thuyết có giá trị giới hạn eo hẹp.
Giả thuyết thứ hai là cây chứa chất độc để chống
vi
trùng và vi khuẩn trong quá
trình
phát triển của mình.
Giả thuyết thứ ba là cây chứa độc tính
như chất phế
thải. Nhiều họ có nhiều loại chất độc khác nhau
cũng như
hình thể của các loại hoa. Nếu đó
là chất
phế thải thì theo thời gian phải tích tụ nhiều
hơn
lên nhưng ngược lại nồng độ chất độc thay đổi từ bộ phận nầy
sang
bộ phận khác và thay đổi tùy theo
mùa. Vậy
giả thuyết thứ ba vô căn cứ.
3. Ý
nghiã của một cây có độc tính
Do nhiều nghiên cứu trong một thời gian dài người
ta biết
cấu tạo của các loại độc tính và
các
nhà y khoa có thể chế tạo được các
thuốc trị bịnh
cũng như các thuốc ngừa trong trường hợp trúng
các
chất độc của cây.
Ngày hôm nay theo thống kê của
các trung
tâm ngừa những trường hợp bị trúng độc những
loài
cây được coi là nguy hiểm đã được nhiều
ngườI biết
ngoạI trừ các trẻ em.
4. Một vài
loài cây có độc tính
Cây thông đỏ (Eibe, if, Taxus baccata) được ưa
chuộng
vì nó có nghiã
là sự lâu bền
nhưng tượng trưng cái chết ở nghiã địa. Canada
có
Taxus canadensis, Bắc Mỹ có Taxus brevifolia, Nhựt, Taxus
cuspidata, Na-uy, Anh, Bắc Phi, Bắc Âu, Kaukasus
có Taxus
baccata. Đây là loài thông
nhưng không
có trái như trái thông. Ở
nghiã địa,
theo nhiều tôn giáo cổ xưa nó tượng
trưng cho cửa
ngỏ vào thế giới bên kia. Gỗ của thông
đỏ rất chắc,
bền,có thể uốn cong nhưng không gẫy, người ta
dùng
gỗ thông đỏ làm cung, chi trong một trận chiến năm
1415
người Anh dùng cung chế tạo bằng thông đỏ để bắn
tên
đã giết chết 25.000 người lính Pháp.
Tại vườn
Versailles vua Louis 14 trồng thông đỏ làm cảnh
tượng
trưng cho sự bất tử, cuộc sống.
Thông đỏ cao từ 10-15 m, hột thông màu
đen, bao lại
bằng một bọc màu đỏ. Tất cả những phần của cây kể
cả
lá và trái đều có độc
tính do chất
Taxine. Sau khi ăn vào thì một tiếng đồng hồ sau
bị
tiêu chảy, chóng mặt, sau 2 tiếng đồng hồ
thì bị
bất tỉnh và chết vì tuần hoàn
và hơi thở bị
tê liệt.
Vỏ, lá của cây thông đỏ có
chất Taxol trị ung thư.
Dây thường xuân (Efeu, lierre, Hedera helix): trong
thành phố nhà cửa cất liền nhau, đất trống rất
khan hiếm,
vườn tược khó mở rộng. Muốn tăng diện tích
màu
xanh thì biện pháp đơn giản là phủ
xanh theo chiều
đứng, cây phủ xanh rất thích hợp theo chiều đứng
là
dây thường xuân, đây là
loài cây
thân leo, thường xanh quanh năm. Thân cây
bám
vào tường, mọc rất nhanh, lá rậm rạp,
không cho cỏ
mọc lên được có tác dụng bảo vệ
môi trường.
Mùa hè nước trong cây bốc hơi qua
lá, hấp
thụ nhiệt lượng trong không khí, làm
giảm nhiệt độ
môi trường, giảm bớt "hiệu ứng nhà kiến" của
thành
phố. Mặt tường phủ đầy cây lá che ánh
mặt trời,
làm giảm nhiệt độ trong phòng; ngoài
ra còn
hấp thụ tiếng ồn do xe cộ gây ra, bụi bặm thành
phố.
Thành phố lớn là nơi tiêu thụ dưởng
khí với
khối lượng lớn, tăng diện tích cây xanh
là phương
pháp quan trọng để tăng nồng độ dưởng khí trong
không khí, về khía cạnh nầy
dây thường
xuân giữ một vai trò chủ yếu.
Dây thường xuân thường ưa leo bám
và leo
vào cây như cây sồi (Eiche,
chêne), cây
phong (Birke, bouleau) và làm cho các
cây
nầy bị chết. Chuyện nầy không đúng.
Nguyên do
làm chết cây lớn như sồi, phong không
phải do
dây thường xuân nhưng do điều kiện của đất đai.
Toàn phần của cây có chứa
Triterpen-saponine làm cho da ngứa, phỏng ở miệng
và ói mửa.
Cây hương mộc (Holunder, sureau, Sambucus nigra). Thời Trung
cổ
nông dân Đức thường trồng gần nhà
vì tin
tưởng trong cây có một ông thần che chở
nhà
cửa chống bảo tố. Tất cả phần của cây như vỏ, lá
bông đều được sử dụng: bông và
lá làm
trà uống chống cảm, trái trị táo
bón, nhứt
đầu, vỏ và rễ chống đau nhứt. Trái
không được ăn
sống vì gây ói mửa.
Cây mao địa hoàng (Fingerhut, digitale
pourprée,
Digitalis purpurea), cao 40-100 cm, cây thẳng đứng,
không
lông, lá dưới gốc mọc vòng
tròn, lá
phía trên mọc đối, hoa mọc thành
dãy thẳng
trên một cuốn dài, hoa hình
chuông màu
tía hoặc vàng, thường mọc rủ xuống quanh cuống
chung. Hoa
chứa nhiều Glykoside và Saponine gây ói
mửa. Hoa
có chất digitale được bào chế thành
thuốc trợ tim.
Bông hồng Giáng sinh (Christrose, rose de Noel,
Holleborus
niger), cao 15-30 cm, lá chia ra như ngón tay,
hoa
màu trắng. Toàn bộ cây đều
có chất độc như
Protoanemonin, Steroidsaponine gây ói mửa.
Cây tầm ma (Brennessel, ortie, Urtica dioica) cao 50-150 cm
cây có lông gây ngứa,
lá mọc đối,
dài và nhọn, hình răng cưa.
Lá không
độc, lông có chất Histamin, Cholin và
Serotonin
gây ngứa.
Cây thầu dầu (Rizinus, ricin, Ricinus communis),
cây cao
đến 3 m, màu đỏ, lá mọc đơn đối chiếu,
lá như
hình bàn tay. Hột có chất Ricin rất
độc có
thể gây chết do tê liệt tuần hoàn, nhưng
nếu
dùng đúng liều lượng thì có
thể chửa bệnh
táo bón và bệnh ký sinh
trùng đường
ruột. Dầu thầu dầu là nguyên liệu công
nghiệp
có thể chế thành chất bôi trơn, dầu in,
nhựa.
Cây mùi tây (Petersilien, persil,
Petroselinum
crispum) được dùng làm gia vị nhưng ăn nhiều hột
của
nó gây phá thai, cho nên tại
thành phố
Göttingen (Đức) có 1 con đường tên
Petrosilien-Strasse, lúc thời xa xưa là nơi
dành
cho các cô gái điếm hành
nghề, thỉnh thoảng
sử dụng hột cây mùi tây để
phá thai vì
vào thời xa xưa đó chưa có thuốc ngừa
thai.
Cây huệ chuông (Maiglöckchen, muguet,
Convallaria
majalis), thân mảnh mai, hoa trắng ngà rất thơm,
hình chuông nhỏ. Rất độc do chất
Cardenoid-Glykoside,
gây ói mửa, tiêu chảy.
Cây kỳ nham (Bilsenkraut, jusqiaunse noire, Hyescyamus
niger),
cao 20-80 cm, cây có lông, lá
mọc đơn, đối
chiếu. Lá phiá trên mọc sát
vào
thân. Lúc xưa người ta dùng kỳ nham pha
vào
rượu bia để gây cảm giác say sưa. Cây
rất độc
vì Tropan-Alkaloide, có thể gây chết.
Cây trúc đào (Oleander, laurier-rose,
Nerium
oleander), lá trúc đào xanh biếc, như
liểu, như
trúc; đầu cành mọc đầy hoa đỏ giống như hoa
đào
vì thế gọi là "trúc đào".
Trúc
đào là loài cây bụi hoặc
cây gỗ nhỏ,
cao 5-6 m, hoa màu đỏ còn có
màu trắng sửa,
vàng, đỏ thẳm, đỏ trắng lẩn lộn.
Lá, hoa,vỏ trúc đào đều độc,
tác dụng như
mao địa hoàng do chất Glykoside và Oleandrin, hột
và lá có nồng độ tập trung nhiều nhứt.
Triệu chứng
trúng độc là lưởi cứng, ói mửa,
tiêu chảy
và tim ngừng đập. Lúc thời Napoleon đi
đánh giặc,
lúc nghỉ dọc đường thì nhân
viên nhà
bếp nấu súp cho lính ăn, chặt các
cây
trúc đào ở lề đường để quậy cho súp
tan đều, do
chất độc của trúc đào lính
ăn xong chết rất
nhiều, nhiều hơn là lúc ra trận!
Cây đổ quyên (Rhododendron, rhododendron,
Rhododendron
ferrugineum), cây cao 30-150 cm, mùa
đông vẩn xanh,
lá dài đến 15 cm, bìa cuốn
tròn, lá
phiá trên xanh đậm, phiá dưới đỏ
sét. Rất
độc đối với thú ăn ngoài đồng. Ói mửa,
tim đập
không đều.
Hoa thủy tiên (Osterglocken, narcisse, Narcissus
pseudonarcissus), chất độc do Amaryllidaceen-Alkaloide làm
cho
buồn nôn, mửa nếu ăn củ của nó.
Cây đại hoàng (Rhabarber, rhubarbe, Rheum
palmatum)
là cây nguy hiểm nhất trong vườn rau.
Có thể ăn
những bẹ lá dài màu đỏ đã
được nấu hoặc
làm mứt. Những phần có màu xanh của
cây nầy
rất là nguy hiểm. Ăn một số lượng lá nầy
có thể
chết.
Khoai tây (Kartoffel, pomme de terre), củ có thể
ăn được,
phần còn lại như lá, cành chứa một
chất độc chết
người. Khi lột vỏ khoai tây, phải cắt hềt những phần
màu
xanh và cắt bỏ những mầm mọc quanh củ khoai. Những phần
màu xanh nầy rầt nguy hiểm, mặc dầu có nấu cũng
không phá hủy được độc chất trong phần
màu xanh của
củ khoai tây.
Cà chua là thực phẩm ngon bổ nhưng lá
và
dây cà chua có chứa chất độc
có hại nếu ăn
vào.
5. Một vài nguyên tắc thông thường
1. Nên biết cây nào trong vườn hay trong
nhà là loại cây có chất độc
2. Đừng nhai hay ăn những lá, hoa, cành
nhánh của
những cây lạ chưa bao giờ biết, ngay cả những trái
mà chim hay thú trong rừng thường ăn
3. Đừng ăn củ, rễ cây lạ nhứt là củ giống như củ
hành
4. Đừng ăn hay đừng đụng những cây có tiết ra chất
nước có màu hoặc giống như sửa
5. Đừng đốt những cành hay củi chặt từ những cây
lạ. Đừng
dùng cành nhánh những cây lạ
để ghim nướng
thịt, xúc xích
6. Cất kỷ các loại củ hay hột vào nơi
mà trẻ em không lấy được
Mặc dầu biết nguy hiểm nhưng sự rủi ro vẩn co thể xảy ra. Trong trường
hợp cấp cứu gọi bệnh viện hoặc Trung Tâm chất độc
(Giftinformations-Zentrum) thành phố nào cũng
có
hoặc hỏi Ty Cảnh sát để biết tin tức. Khi vào
bệnh viện
nhớ mang theo những phần của cây còn lại
mà nạn
nhân chưa ăn để nhân viên có
thể biết nhanh
chóng chất độc.
6. Kết luận
Vạn vật được tăng vẻ đẹp do màu sắc của nhiều bông
hoa.
Nhiều loại hoa như hoa hồng lúc đầu rất đẹp nhưng sau
đó
dần dần tàn héo. Nhiều loài hoa
màu sắc
tươi thắm nhưng trong đó có tiềm ẩn chất độc hại
người
như các tiên tri giả, những kẻ mang lốt
chiên đến
với chúng ta nhưng bề trong thật là
muông
sói (Ma-Thi-ơ 7:15).
7.Tài liệu tham khảo
1. Hammerschmied- Gollwitzer: Wörterbuch der medizinischen
Fach-Fachausdrücke. Goldmann Verlag, 1998.
2. Wolfgang Hensel: Welche Giftpflanzen istdas?.
Kosmosnaturführer, Stuttgart, 2006.
3. Hoàng Kiến Dân, Trương Phong: Chuyện hay thực
vật. NXB Trẻ, 2000.
4. Hồ Phùng: Một số cỏ cây hoa lá
có độc
tính. www.advite.com/motsococayhoalacodoctinh.htm.
5. Karl Heinz Reger: Hildegard Medizin. Orbis Verlag, 1998
6. Franz-Xaver Reichl: Taschenatlas der Toxikologie. Nikol Verlag, 2008.
Đuốc
Thiêng 103
01
Tâm
trí con người; -
ĐTPÂ
02
Thơ: Xin
Chúa sai con đi - Đức Huy
03
Người được
Chúa sai đi - Mục sư Nguyễn Văn Bình
04
Người
đàn bà ở Thêcôa
- Bà Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Tiểu sử
Thánh ca: "Giê-xu Đấng hằng yêu thương
tôi"
- Fanyia
06
Thơ:
Yêu Chúa - Trần Nguyên Lam
Bửu
07
Tìm
hiểu cuộc cải chánh của Martin Luther
- Diệp Dung
08
Điều rất
cần cho chúng ta
- Mục sư Trần Hữu Thành
09
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử
- Lạc Hồ
10
Một
vài loài cây có độc
tính - Dr Trương Hoàng Lâm
11
Vật đổi
sao dời - Bà Lê Văn Bắc
12
Xứ Do
Thái trước khi Chúa Jêsus khởi sự cộng
tác - Mai Đào
13
Tin Tức
- Vinh Bằng