Xư Do
Thái trước khi Chúa Jêsus khởi sự cộng
tác
- Mai Đào
Đuốc Thiêng
103,
tháng 11 năm 2010
Tác-giả: Roger
CARATINI.
Sách: Jesus,
de Bethléem à Golgotha, ấn-bản 2003,
nhà xuất-bản L’Archipel, Paris.
Trích-dịch:
Mai-Đào.
Chương 9:
Người tiền-phong (tiếp theo)
Marcellus hỏi Hiram:
-Anh còn muốn gì nữa, Hiram? Bây giờ
mà
có tiên-tri, thì hỏi tiên-tri
đòi
gì nữa?
-Có thể là đòi tự do.
-Người Do-thái còn muốn tự-do thứ nào?
Tự-do được
bị cai-trị nữa bởi một vua Hérode, hay bởi một
Archélaus?
-Thứ tự-do này muốn không còn thấy
người ngoại-giáo ở trên đất thánh
Ysơraên.
-Thế nghĩa là ở đất Giu-đê không
còn thấy
người Rô ma nữa, bất cứ là quan tổng trấn,
là quan
thâu thuế, hoặc là quân binh, phải thế
không?
-Dạ... đúng thế.
-Nếu mọi sự được như thế, thì chuyện gì sẽ xẩy
ra, anh
biết không? Chuyện sẽ xẩy ra ngay lập tức, nếu ta
nói
là trong nháy mắt thì hơi
quá lố, nhưng
cũng đâu đấy. Chẳng lâu gì, đất
thánh
Ysơraên như anh nói, sẽ bị người Parthes
xâm chiếm,
họ sẽ đạp tan Ðền thờ Thánh của các anh,
sẽ loại trừ
các thầy tế lễ, các thầy
thông-giáo của
các anh, rồi nơi tất cả các thành phố,
họ sẽ thiết
lập việc thờ phượng thần Mitra, sẽ phát triển
giáo
lý zoroastrisme, và sẽ bắt tất cả mọi nguời Do
thái làm nô lệ.
-Thưa tướng công, chẳng phải thế, xưa kia khi dân
chúng tôi bị đầy ải ở Babylone, chính
là họ
đã đến giải cứu dân chúng
tôi.
-Không, không; đánh bại quyền lực
Babylone hồi
đó, không phải là người Parthes,
mà
là người Perses (Phe rơ sơ), mục đích của họ
không
phải là giải phóng các anh, nhưng
là mở
rộng bờ cõi đất đai. Dân Parthes ngày
nay là
dòng dõi của dân Perses, cũng vẫn
có tham
vọng này, và giờ đây, nếu
quân đội Rô
ma không có mặt ở Ðông phương,
chắc chắn
là người Parthes đã chiếm hết vùng
Syrie,
vùng Phénicie, vùng Palestine,
và cả Egypte
nữa, và bắt tất cả dân các
vùng này
phải làm nô lệ cho họ, Hi ram ơi, kể cả anh, cả
gia
đình anh nữa; khốn khổ thay cho anh bạn Hi ram của ta nếu
lâm vào tình cảnh này. Bởi
vì anh
là người kỉnh kiền, anh hãy cầu nguyện với
Ðức
Giê hô va, xin Ngài cứ để cho
dân
Ysơraên được ở dưới sự bảo hộ của Rô ma, tức
là
Ngài dành cho họ số phận tốt nhất đó.
Hãy
cứ nhìn xem số phận của dân Gaulois: từ
ngày tướng
César đến đất họ, họ chẳng còn lo sợ gi về nỗi bị
dân mọi rợ Germains xâm chiếm. Này Hi
ram ăn thịt
chim cút này, thấy ngon không?
-Ngon đặc biệt, thưa tướng công. Xin nhà bếp cho
một
bình rượu vang đỏ nữa, để chúc mừng
thêm cho "Pax
romana".
Du ngoạn sông
Giô đanh
-Hi ram, tuần tới anh sẽ đi du ngoạn phương nào?
-Tôi sẽ đi đến sông Jourdain (Giô đanh),
tướng
công có muốn đi không, tướng
công vẫn
thích con sông này mà.
-Không, ta không có thời giờ. Ta đang
đọc dở dang
thi tập của Ovide, một tác phẩm hay vô
cùng, bạn
của ta ở Rô ma mới gởi tới. Nhưng tại sao anh hỏi ta
có đi
không, chúng ta đã cùng tham
quan nhiều lần
rồi mà?
-Bởi vi từ ít lâu nay, nơi sông
này, có một số người lạ kỳ.
-Lạ kỳ thế nào?
-Chuyện lạ kỳ này, không thể giải nghĩa bằng một
đôi
câu. Phải thấy tận mắt mới tin được. Tướng công
khoan đọc
tập thơ, sáng mai đi với tôi, tướng công
sẽ thấy
đáng đồng tiền bát gạo.
-Có xa Jerusalem không?
-Cách khoảng hai giờ đi ngựa, ta sẽ đến vùng
Pérée, trong sa mạc Giu đa, giữa vùng
núi,
gần thành Jéricho (Giê ri
cô). Nay là
bắt đầu mùa đông, thời tiết dễ chịu, cả đi cả về
chừng một
ngày đường mà không mệt, dầu cho 60
tuổi như
tôi...
-Và cũng như ta nữa, tuổi chúng ta xấp xỉ nhau.
Ta sẽ ra đi khoảng giờ nào?
-Ngay từ sáng sớm.
-----
Sáng sớm hôm sau, hai kỵ sĩ lên đường,
vui vẻ như
thủa họ còn trai trẻ; họ do "Cửa Ðẹp" (Porte
Dorée)
đi ra ngoại thành, đi ngang trũng Xết rôn
(Cédron),
băng qua núi Ô li ve (mont des Oliviers), nơi
chân
núi này có một trang trại nhỏ, trong
có
trồng nhiều cây và có một
bàn ép nước
nho, dầu nho, rồi lấy con đường dẫn tới làng Bê
tha ni
(Béthanie). Ra khỏi làng này, họ
vô một
thung lũng vừa đen vừa tối - Marcellus đưa nhận xét rằng
thung
lũng kiểu này phải là tổ ăn cướp - rồi từ chỗ
này,
họ leo núi xuống đồi dẫn đến Jéricho, từ
đây bắt
đầu sa mạc Giu đê. Họ dừng chân trên một
mỏm
núi dốc đứng trên sông Giô
đanh, từ đây
Marcellus nhìn xuống sông với sóng nước
đục ngầu
vì đầy bùn, chảy thẳng tới Biển Chết (Mer Morte)
ở
phía xa xa, mặt biển im lìm lóng
lánh phản
chiếu mặt trời.
Sông Giô đanh không phải là
một ranh giới
khó vượt gìữa các vùng hai
bên,
bên tay mặt là Galilée, Samarie,
Judée,
Idumée, bên tay trái là
Pérée,
Gaulantide,v.v., vì có nhiều quãng
băng qua được
dễ dàng, một quãng hai kỵ sĩ sẽ tới là
Bethabara.
Trên bờ sông nơi làng Bethabara,
đã có
một đám đông người, họ chẳng mấy
chú ý
tới hai kỵ sĩ này. Họ gồm đủ thứ người, đàn
ông,
đàn bà, trẻ em, nhóm này
nhóm kia
bàn tán nói năng lao xao ầm ỹ, tiếng
ồn ào
chen với tiếng sông.
Những kẻ đoạ đầy ở thế
gian
Hai kỵ sĩ ngồi riêng dưới bóng cây, quan
sát
đám người xanh xao, hốc hác, gầy gò,
không
biết từ đâu tới, lao xao giao động bốn phía, chạy
ngược
chạy xuôi chẳng có lý do.
Hi ram nghiêm giọng nói:
-Tướng công thấy họ không, họ là những
kẻ đọa đầy ở thế gian.
-Thế là nghĩa làm sao?
-Hết thảy họ đều bị lạc đường, bị hư mất, chẳng phải lạc mất trong sa
mạc xứ Giu đa, nhưng trong sa mạc của cuộc sống. Kẻ thì
nghèo tiền bạc, kẻ thì đau ốm, kể thì
khổ
tâm, tất cả đều khổ cực thiếu sống so với tình
trạng của
mình; họ cứ băn khoăn chẳng hiểu mình sống
trên thế
gian để làm gì.
-Ô hay, sao đến nỗi thế?
Họ tự đặt câu hỏi về số phận mình, đa số đều
là
nghèo khó, và hầu hết muốn kiếm một
người hướng
đạo, người này sẽ chỉ cho họ đường phải đi trong cuộc sống,
cho
họ biết sống để làm gì, và biết cuộc
sống khổ cực
sẽ đưa họ đến đâu.
-Vậy họ tới đây, là sa mạc, phải ăn châu
chấu
(cào cào) rang để mà sống, họ tưởng
rằng sẽ
tìm ra câu trả lời ư?
-Dạ, đúng thế.
-Tại sao đúng, Hi ram?
-Bởi vì từ mấy tháng nay, có tin đồn
rằng nơi sa
mạc này có dấy lên một tiên
tri, lời
nói của tiên tri này làm
yên
lòng cả những người thất vọng nhứt.
-Một tiên tri?
-Thưa tướng công đúng thế, một tiên tri,
một người
đã nhận được thần cảm như thể các tiên
tri
đã từng có nhiều thuả xưa, và từ 500
năm qua
không thấy xuất hiện, đây là một sứ giả
của Ðức
Giê Hô Va.
-Trời đất ơi, họ điên hết rồi sao mà nghĩ như vậy?
-Thưa tướng công, trong lòng mỗi người
dân Do
thái đều ghi nhớ lời của các đấng tiên
tri từ thủa
xưa, bởi vì luôn luôn những lời
này đuợc nhắc
lại trong Ðền thờ, trong các nhà hội, cả
trong
các công viên, các nơi
công cộng nữa.
Và những lời thường được nhắc lại nhứt, là những
câu cuối của Thánh Kinh, lời của đấng
tiên tri cuối
cùng là Ma la chi (Malachie), làm cho
họ được ấm
lòng: "Ðức Chúa các đạo binh
phán:
Vì này, Ngày ấy đến, đốt
cháy như hoả
lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ
làm điều gian
ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu
rụi
chúng, không còn chừa lại cho
chúng một rễ
hay cành nào. Nhưng đối với các ngươi
là
những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công
chính sẽ
mọc lên, mang theo các tia sáng chữa
lành
bịnh. Các ngươi sẽ đi ra và nhảy chồm
lên như
bê xổng chuồng. Các ngươi sẽ chà đạp
những kẻ gian
ác, vì chúng sẽ như bụi đất dưới
bàn
chân các ngươi vào ngày Ta
hành
động". (Malachi 3:19-21).
-Trí nhớ của anh hay quá, hoan hô.
-Ðâu có gì đặc biệt
đáng khen, bởi
vì ở nhà hội (synagogue) chúng
tôi nghe đọc
Ma la chi mỗi ngày.
-Ô hay, anh đi nhà hội mỗi ngày cơ
á?
-Thưa tướng công, tôi là người tin đạo.
Nay
già rồi, sắp chết, đôi khi tôi tự hỏi
là chết
rồi sẽ ra sao. Cũng giống như một người đau bịnh lấy thuốc phiện đuổi
xa cơn đau, tôi dùng tôn giáo
để hết lo lắng.
Những người kia, họ đã đi ngày này
sang
ngày khác để đến Bethabara, tướng công
ơi,
là để nghe tiếng đấng tiên tri kêu vang
trong đồng
vắng của Giu đa, tiếng ấy đem lại cho họ hy vọng và tin
tưởng.
-Vậy người phát tiếng nói của Ðức
Giê Hô Va tên là gì?
-Tên là Giăng (Jean), con trai của bà
Elisabeth
(Ê li sa bét), bà này
là bà
con với Ma ri. Cha của Jean là Zacharie (Xa-cha-ri), thầy tế
lễ
thượng phẩm, ông này chết đã
lâu.
-A, Jean, ta nhớ anh này. Anh Jean này sanh ra
hai hay ba
tháng trước Jesus.Cha anh Jean này trở
nên
câm - ta chẳng nhớ vì sao - về sau nói
được khi
viết tên con lên một cái bảng nhỏ. Thế
là
Jean học hành tiến bộ rồi trở nên tiên
tri, phải
không?
-Tướng công ơi, tướng công là ngoại
giáo cực
độ, và tướng công muốn ngạo tôi nữa.
Tướng
công biết rằng không ai "trở nên"
tiên tri,
nhưng tiên tri phải là do Thượng Ðế định
trước. Trước
đây khoảng 30 năm, khi thiên sứ đến thăm Zacharie
để
thông tin rằng do quyết định của Thượng Ðế,
bà
Elisabeth, vợ ổng, sẽ không còn hiếm hoi nữa
mà sẽ
mang thai, sẽ sanh một con trai, thiên sứ cũng đã
nói rằng con trai ấy do quyết định trước của Thượng
Ðế để
làm việc tập hợp dân Ysơraên,
nói như sau:
"Em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa.
Rượu lạt, rượu
nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi ở trong
lòng
mẹ, em đã đầy dẫy Thánh Linh. Em sẽ đưa nhiều con
cái Ysơraên về với Ðức Chúa
là
Thiên Chúa của họ. Ðược đầy thần
khí và
quyền năng của ngôn sứ Ê li, em sẽ đi
trước mặt
Chúa, để làm cho lòng cha
ông quay về với
con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ
nghịch lại hướng
về lối chính đường ngay, và chuẩn bị một
dân sẵn
lòng đón Chúa". (Lu-ca 1:15-17).
-Chuyện Zacharie ba hồi bị câm, ba hồi lại nói
được, có thiệt không?
-Thiệt chớ, tại vì Zacharie không tin lời
thiên sứ,
nên bị phạt phải câm, câm cho đến khi đặt
tên
cho con.Tướng công thấy như thế rồi, bây giờ hết
nghi ngờ
quyền năng của Thượng Ðế chưa? Nếu chưa, thì
hôm nay
hãy coi hành động của Jean ở Bethabara, những
hành
động lạ lùng này chỉ làm được khi
có Thượng
Ðế linh cảm.
-Y làm cái gì mà lạ
lùng? Nói
với những người đã mất hết hy vọng, thì suốt
ngày
từ sáng đến tối, y chỉ lặp đi lặp lại rằng phải cầu nguyện
với
Thượng Ðế, phải thờ phượng Ngài, phải xin
Ngài tha
tội, phải ăn năn xám hối, phải chờ ngày tận thế,
chờ
những thiên tai khủng khiếp, động đất, núi lở,
v.v. Mấy
thằng cha thầy bói cũng nói vậy thôi.
-Thôi thôi tướng công cứ nói
giọng không
tin, mà coi kià, Jean đang tiến đến, mau lại nghe
y
nói.
-Ðám đông vây tròn
lại quanh một người
cao lênh khênh, gầy gò, xanh xao, coi
giống như một
người mới bị treo cổ với nước da xám xịt. Jean bước chậm
chậm,
mình mặc áo dài sù
sì làm
bằng da lạc đà, thắt lưng bằng giây cỏ,
chân
không có giày, tay cầm cây
gậy trắng, quấn
quanh đầu là manh vải trắng tựa như nón (mũ)
keffieh của
dân Bédouin, dưới nón thấy
tóc dài
xuống quá vai.
Giăng Báp
tít xuất hiện
Truyện tích sau đây về thời thơ ấu của Jean, thấy
ghi
trong cuốn ngoại kinh "Eloge de Jean Baptiste" (Khen ngợi Giăng
Báp tít), trang 136, tác giả
là Jean
Chrysotome, thượng phụ ở thành phố Constantinople.
Truyện kể rằng Jean sanh ra khoảng 9 hay 10 tháng trước khi
vua
Hérode ra lịnh thảm sát các em
bé
vô tội. Joseph và Marie thì
đem em bé
mình trốn qua Egypte; Elisabeth thì đem Jean trốn
vào sa mạc, lúc đó Jean chưa đầy 1 năm
tuổi.
Bà bị quân lính của vua
Hérode đuổi theo gần
kịp khi chạy đến trước một núi đá. Kinh
hãi
quá, bà kêu lớn "Núi ơi, cứu
mẹ con
tôi" Núi mở ra cho hai mẹ con bước vô
một hang
đá, rồi đóng chặt lại.
Hang đá là nơi trú ẩn lâu
ngày cho
hai mẹ con. Khi Elisabeth phải ra ngoài để kiếm lương thực,
hoặc
những thứ cần dùng khác, núi mở ra
và
đóng lại như thể cửa phòng; mùa
hè hai mẹ
con được hưởng không khí mát dịu của
hang,
mùa đông không bị lạnh giá,
cứ như thế nhiều
năm; về sau khi giang sơn của vua Hê-rốt bị chia cắt, mẹ con
di
cư sang ờ xứ Pérée, phía bên
trái
sông Giô đanh, lúc này nằm
dưới quyền vua
Antipas.
Ðã từ mấy tuần lễ rồi, tức là từ cuối
tháng 12
năm 780 lịch Rô ma, triều đại Tibère năm thứ 15,
dân
chúng Do thái, và vài người
ngoại quốc được
nghe tiếng nói của Jean nơi bến Bethabara, cũng
kêu
là Béthanie, họ rủ nhau đến nghe, mỗi
ngày một
đông thêm.
Marcellus hỏi Hi ram:
-Bây giờ Jean đến đây rồi, là sẽ
có chuyện gì?
-Jean sẽ cất tiếng kêu vang trong sa mạc.
-Anh nói gì kỳ quặc vậy?
-Ðấy là cách nói của
chính Jean ; hầu
hết các buổi truyền giảng của Jean đều bắt đầu bằng
câu:
Tôi là tiếng kêu vang trong sa mạc.
-Tại sao?
-Bởi vì khi Jean khởi sự truyền giảng, có lẽ
là
vào hồi tháng trước, các giảng sư ở
Ðền thờ
được tin là có sự truyền giảng trái
phép
(vì không xin phép với Ðền
thờ), bèn sai
một phái đoàn đi điều tra, phái
đoàn gồm
những người Lê vi rất chi ly, những người Pha ri si rất
khôn ngoan. Phái đoàn điều tra rất
khôn
khéo khi đến bến Bethbara, cũng kêu là
bến
Béthanie. Họ hỏi Jean:
-Anh có phải là Ðấng Mê-si-a
không? Phải
chăng anh là Ðấng được xức dầu, do Thượng Ðế
sai đến để
đem ơn cứu cho chúng ta?
-Không, không phải, Jean trả lời.
-Vậy phải chăng anh là tiên tri
Ê–li, xưa kia
được xe bằng lửa cất lên trời, nay đến để rao truyền rằng
Ðấng Mê–si-a sẽ đến?
-Cũng không, tôi chẳng phải là
tiên tri Ê–li.
-Vậy anh là ai? Xin nói cho chúng
tôi biết,
để chúng tôi trình lại với những người
đã
sai chúng tôi đi. Chính anh
nói anh
là ai?
-Tôi là tiếng của người kêu vang trong
sa mạc:
"Hãy sửa đường cho thẳng để Chúa đi, như
ngôn sứ
Ê–sai đã nói".
Hi ram hăng hái giảng giải tiếp cho Marcellus, rằng Jean
không ngừng dạy dỗ những người đến Bethbara:
-"Ðám đông hỏi Jean rằng: Chúng
tôi phải
làm gì đây? Jean trả lời: Ai
có hai
áo, thì chia cho người không
có; ai
có gì ăn, thì cũng làm như
vậy. Cũng cớ
những thầy thâu thuế đến chịu phép báp
tem
và hỏi Jean: Thưa thầy, chúng tôi phải
làm
gì? Jean bảo họ: Ðừng đòi hỏi
gì quá
mức đã ấn định cho các anh. Binh lính
cũng hỏi
Jean: Còn anh em chúng tôi
thì phải
làm gì? Jean bảo họ: Chớ hà hiếp ai,
cũng đừng
tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của
mình".
Marcellus hỏi:
-Y chẳng nói gì hơn nữa sao? Sao y chẳng cảnh
báo
hãy coi chừng ngày tận thế, hãy coi
chừng Gog
và Magog (Gót và Ma gót).
Chẳng than
khóc về những điều bất hạnh của Ysơraên? Chẳng kết
án ai, chẳng rủa sả ai?
-Nói tiên tri kiểu đó, là
những tiên
tri xưa, từ Ê–sai đến Xa- cha-ri, vừa
than
khóc vừa nói tràng giang đại hải về
chuyện bị đầy
ải qua Babylone, chuyện Ðất Thánh bị ô uế,
chuyện
Ðền thờ xưa bị huỷ phá, v.v. ôi chao bao
nhiêu
là thứ…
-Hi ram, nói đây mà nghe giữa anh với
tôi,
rao giảng như thế chẳng kết quả gì bao nhiêu,
dân
Ysơraên đã chịu khổ cả ngàn năm qua
rồi. Tôi
muốn kết luận rằng nào tiên tri, nào
lời cầu khẩn,
nào của tế lễ, đều chẳng phải là phương
pháp tốt
để làm cho dân sung sướng. Tôi
là người ngoại
giáo, ý kiến tôi là
chính con người
phải là kẻ xây dựng hạnh phúc cho
mình, chớ
không phải Trời. Không phải tự xưng mình
là
dân được tuyển lựa như kiểu dân Giu đa, cũng
không
phải xưng mình là cao cấp hơn các
dân
khác như kiểu dân Rô ma. Con người tự
mình
có thể đạt đến hạnh phúc. Tôi
thích kiểu anh
Jean, khuyên những thính giả rằng nên
kềm hãm
lòng tham muốn, nên sống hoà thuận với
mọi người
xung quanh.
-Từ xưa, Môi se cũng đã dạy như thế: Anh em
không
được làm thiệt hại đến quyền lợi của ngoại kiều
và
cô nhi, không được giữ áo của người
goá bụa
làm đồ cầm.
-Các hiền triết xứ Grèce (Hy lạp) ngày
xưa cũng
từng dạy như thế, mà chẳng cần phải phụ thuộc luân
lý của họ vào thần nào,
thánh nào.
-Ôi, ôi, tướng công Marcellus,
ngài thiệt là ngoại giáo bất trị.
-Ta là ngoại giáo chính cống, nhưng
anh
chàng Jean ăn chấu chấu rang kia, ta lại thích
anh ta, ta
khâm phục anh ta... kià anh ta sắp nói,
mọi người
có vẻ lắng nghe.
Lời giảng dạy của Jean
Trên bến Bethbara, mọi người im lặng, làm nổi bật
tiếng
nước sông Giô đanh lào xào
chảy về Biển Chết.
Jean giơ cao cây gậy trắng, vừa vung vẩy vừa nói
vang
vang, Marcellus ngồi ở khá xa nhưng cũng nghe được. Con
người
"kêu vang trong đồng vắng" giơ gậy chỉ vào
đám
hòn đá ở chân núi xung
quanh,và
dám nói như sau với những người Do
thái:
-"Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các
anh
cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa
sắp
giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh
những hoa quả
xứng với lòng sám hối. Và
đừng vội
nghĩ bụng rằng: chúng ta đã
có
tổ phụ Áp-ra-ham vì,
tôi nói cho
các anh hay, Thiên Chúa có
thể làm
cho những hòn đá này trở
nên con
cháu ông Áp-ra-ham. Cái
rìu đã
đặt sát gốc cây: bất cứ cây
nào không
sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.
Marcellus ghé vào tai Hi ram, nói
thì thầm:
-Anh Jean con của Zacharie ăn nói kiểu này, nếu
nói ở sân Ðền thờ, thì dẫu
là con của
thấy tế lễ thượng phẩm cũng bị ném đá chết tươi,
về tội
phỉ báng dân tuyển của Thượng Ðế, lại
còn đe
dọa chặt gốc chặt rễ...
Hi ram gật đầu:
-Tướng công nói đúng, đây
là
vùng Pérée, chẳng có người
Pha ri si, chẳng
có người zélote, nếu có mấy người
này
thì tiêu tùng rồi.
Lời tuyên bố này cũng nghịch với quyền lợi của
Rô
ma, bởi vì có thể mở đầu một cuộc nổi loạn
gây rối
nhiều hơn, mạnh hơn là cuộc nổi loạn do Judas và
Matthias
gây ra cách đây 20 năm. Ta chắc rằng
quan tổng trấn
Pilate, qua trinh sát của mình, đã
biết hết những
lời lẽ của Jean, và sẽ không cho Jean vô
Jerusalem;
nếu lén lút tới, thì lập tức bị tống
cổ về
Bethbara, nơi đây thuộc quyền Antipas, để Antipas xử
trí.
Hoàng đế đã ra lịnh cho Pilate, là ở
xứ Giu
đê, phải không được có rối rắm
nào.
Ngay lúc này, thấy đám đông
giao động mạnh. Marcellus ngưng nói, hỏi Hi ram:
-Có chuyện gì thế? Buổi truyền giảng hết rồi sao?
-Dạ đúng, hết truyền giảng rồi, và bây
giờ
là Jean làm báp tem cho một số người
tin nhận.
-Báp tem? Cũng giống như đạo thờ thần Mitra ở xứ Perse? cũng
giống như đao thờ thần Isis đang thịnh hành ở Rô
ma?
-Thưa tướng công, giống mà không giống.
Ở Perse, khi
làm bap tem chongười tin nhận, thì đem
dìm người
ấy vào trong máu bò đực, để kỷ niệm
việc thần mặt
trời đã giết bò đực, lấy máu tưới
lên
đát, cho đất được phì nhiêu; dĩ
nhiên
đây là chuyện thần thoại ngoại giáo.
Ngược lại, nơi
một số người Do thái, tỉ như những người thuộc
giáo
phái Esséniens, họ tắm trong nước, nước
thánh. Họ
coi việc tắm trong nước thánh là nghi lễ rất quan
trọng
trong đời sống thuộc linh, quan trọng chẳng kém
gì lời
cầu nguyện, hay việc kiêng ăn ngày sa
bát.
Bởi vì co những tiên tri đã dạy
rõ
ràng: tiên tri Ê sai nói
"Hãy rửa
sạch, tẩy cho hết". Tiên tri Ê-xê chi
ên
đã rao lại lời của Ðức Giê hô
va: "Ta sẽ rảy
nước thanh sạch trên các ngươi và
các ngươi
sẽ được thanh sạch, các ngươi sẽ được sạch mọi ô
uế
và tà thần". Thân thể là chỗ
đứng của linh
hồn, vậy người tin nhận phải rửa sạch cả thân thể khi rửa
sạch
linh hồn.
Marcellus kinh ngạc, sao Hi ram lại thông suốt,
uyên
bác như thế về tôn giáo, về hiểu biết
Kinh
Thánh. Ba chục năm trước đây, anh chàng
nhỏ con
này đến gặp mình ở Damas để làm hướng
dẫn
viên, và cũng là lái
buôn thịt, thế
mà nay thông hiểu còn hơn cả một rabbi.
-Ô kìa, sao mà trời đã chiều
rồi, phải mau
trở về Jerusalem, còn phải cưỡi ngựa đi lần dưới
ánh
trăng. Tuy nhiên, Marcellus còn ngạo Hi ram:
-Này rabbi Hi ram, Jean làm báp tem,
thì
cách thức ra sao? Chắc là đem dìm
người ta xuống
nước sông; và để họ ở trần không quần
áo, hay
là khoác lên người một tấm vải? Sẽ đọc
lời cầu
nguyện, đọc câu thần chú? Hay là
có khi
không dìm xuống nước sông, mà
chỉ đổ một
vò nước lên đầu?
-Thưa tướng công, tôi không biết.
Tôi chưa từng
thấy khi nào, bởi vì đám
đông quá
đông, như chính tướng công cũng thấy đấy
kià.
Ðến lúc này, chắc Jean đã
làm
báp tem cho được khoảng 15 người rồi ;mà xung
quanh Jean
có cả hai ba ngàn người. Chịu thôi,
không
biết được, chỉ có thể tưởng tượng thôi.
-Vậy thì chúng ta sẽ tưởng tượng, sẽ mơ
màng. Nào, lên ngựa, Hi ram.
Ðêm hôm đó, đoàn
người Do thái ở
Bethbara gây cho Marcellus khó ngủ. Sao
mà họ
sùng đạo, kỉnh kiền đến thế. Họ bỏ qua Ðền thờ
dát
vàng thêu bạc rực rỡ, bỏ xa các thầy
tu, thầy
giáo, họ bỏ mặc các nghi lễ trang trọng từ
ngàn
xưa, họ đến đây đột nhiên khám
phá ra một
cách mới để sống và yêu mến
Thiên
Chúa, do một tiếng nói vừa thô sơ vừa
cương quyết,
rao truyền không phải sự vâng lời kinh Torah
cách
mù quáng, sự kiêu hãnh
mình là
một nhánh của tổ phụ Áp-ra-ham, nhưng truyền rằng
hãy hăng hái bầy tỏ đức tin mình qua
hành
động nhu mì, qua công tác từ thiện.
Ôi, sứ
mạng cao đẹp thay, cách mạng mới mẻ thay cho nhân
loại,
dầu là Do thái hay Rô ma, nếu được rao
truyền rộng
rãi. Nhưng mà anh chàng Jean
Báp tít
này chỉ mang ảo mộng thôi, muốn nói
gì
thì nói, muốn làm gì
thì làm,
con người vẫn luôn luôn là
sói rừng với con
người. Ðiều cần phải dạy, ngay từ khi mới nằm nôi,
không phải là tình yêu thương
người lân
cận, mà là yêu thương tổ quốc,
vâng phục cảnh
sát công an.
Với kết luận vừa đơn sơ vừa thực tế này, Marcellus ngủ
tít, nhủ lòng là
sáng mai và
những ngày tiếp theo sẽ trở lại Bethbara, để thâu
thập đầy
đủ hơn những dữ kiện đang xẩy ra trên bờ sông
Giô
đanh.
Đuốc
Thiêng 103
01
Tâm
trí con người; -
ĐTPÂ
02
Thơ: Xin
Chúa sai con đi - Đức Huy
03
Người được
Chúa sai đi - Mục sư Nguyễn Văn Bình
04
Người
đàn bà ở Thêcôa
- Bà Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Tiểu sử
Thánh ca: "Giê-xu Đấng hằng yêu thương
tôi"
- Fanyia
06
Thơ:
Yêu Chúa - Trần Nguyên Lam
Bửu
07
Tìm
hiểu cuộc cải chánh của Martin Luther
- Diệp Dung
08
Điều rất
cần cho chúng ta
- Mục sư Trần Hữu Thành
09
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử
- Lạc Hồ
10
Một
vài loài cây có độc
tính - Dr Trương Hoàng Lâm
11
Vật đổi
sao dời - Bà Lê Văn Bắc
12
Xứ Do
Thái trước khi Chúa Jêsus khởi sự cộng
tác - Mai Đào
13
Tin Tức
- Vinh Bằng