Người
đàn bà ở Thêcôa
-
Bà MS Nguyễn Văn Bình
Đuốc Thiêng
103,
tháng 11 năm 2010
(II
Samuên 14 :1-24)
Đây
là bài giảng cho đêm Phụ Nữ tại Đại Hội
Tin
Lành VN Âu Châu lần thứ 26, tại Berlin
(Đức quốc)
02-8-2010 của Bà Mục sư Nguyễn văn Bình.
Kính thưa quý đầy tớ Chúa,
Kính thưa Hội Đồng,
Tôi cảm tạ Chúa vì MS Giáo
Hội Trưởng, đặc
biệt là Cô Lữ Thị Tường Loan, Trưởng Ban Phụ Nữ
của Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam Âu
Châu dành
cho tôi cơ hội trong Đêm Phụ Nữ hôm nay
dùng
lời Chúa chia sẻ, tâm tình với chị em
phụ nữ
chúng ta.
Chủ đề của Đại Hội Âu Châu lần thứ 26 của
chúng ta
là: «Ta sẽ sai ai đi?»,
đây là
một câu hỏi của Chúa, hàm ý
cho thấy Đức
Chúa Trời đang đi tìm một người đặc biệt để sai
đi
làm công tác vĩ đại đem lời Đức
Chúa Trời
đến dân sự Ngài, nhằm mục đích
kéo một
dân vốn dĩ lìa xa Chúa trở về thuận
hòa với
Ngài.
Khúc Kinh thánh II Samuên 14:1-24
mà
chúng ta vừa nghe đọc qua, cho biết vào thời đại
Đavít làm vua Ysơraên, gia
đình hoàng
tộc xáo trộn, chia rẽ, cha con bất hòa,
thù nghịch
nhau chẳng đội trời chung, không khí bất
hòa lạnh
lùng lan khắp hoàng cung và
toàn dân
trong xứ. Để cứu vãn hoàng tộc, hàn
gắn nỗi đau
chia rẽ trong gia đình Đavít, Tổng Binh
Giôáp cho đi tìm một người phụ nữ để
sai đi
hàn gắn sự đổ vỡ gia đình hoàng tộc.
Và
ông đã tìm được người phụ nữ
đó tại
thành Thêcôa, mà
tôi muốn cùng
quý chị em phụ nữ học về «Người đàn
bà ở
Thêcôa» nầy hôm nay, để
tìm bài
học áp dụng cho mình trong vai trò của
một phụ nữ
trong gia đình, trong Hội thánh và
trong cộng đồng
người Việt chúng ta.
Thêcôa (Técoa) là một
thành ở xứ
Giuđê (I Sử 2:24, 4:5) nằm trong đồng vắng, hướng về
phía
Ênghêđi (II Sử 20:20, 2, 16). Vua
Rôbôam về sau
đã cho xây đấp đồn lũy tại
Thêcôa (II Sử
11:6), là một trong 14 thành bền vững
kiên cố nhất
trong đất Giuđa.
Trong đời Nêhêmi, những người hạ lưu ở
Thêcôa
nỗ lực giúp xây sửa lại tường thành
Giêrusalem, trong khi đó thì những
người quý
tộc lại hờ hững thản nhiên không nhiệt
tâm góp
phần vào việc đó (Nê 3:5, 27).
Ngày nay, thành Thêcôa vẫn
còn, mang
tên là TEKUA, một làng bị
phá hủy, ở về
phía nam thành Bếtlêhem, và
cách
Bếtlêhem chừng 8 cây số. Thành nằm
trên đỉnh
núi rộng chừng 2 mẫu tây. Người ta tìm
thấy tại địa
điểm nầy còn lại những nền nhà, đa số
xây bằng
đá.
Điều đáng ghi nhớ về thành
Thêcôa, trước
tiên, đây là quê hương của
tiên tri Amốt
(Amốt 1:1). Điều cần ghi nhớ thứ hai, là tại nơi
đây,
có một người phụ nữ, được gọi là
"Người
đàn bà Thêcôa» được
tổng binh
Giôáp sai đi với sứ mạng khuyên
Đavít đem con
trai mình là Ápsalôm trở về
hoàng
cung ở Giêrusalem" (II Sa 14:2).
I. Người đàn
bà ở Thêcôa là một người
khôn khéo
Người đàn bà ở Thêcôa
là người
đàn bà như thế nào? Theo II Sa 14:1-2,
tiết lộ cho
chúng ta biết, đây là một người
đàn
bà khôn khéo. Câu Kinh
thánh đó
chép:
«Bấy
giờ,
Giôáp, con trai của Xurugia, thấy lòng
vua hướng về
Ápsalôm, thì sai đi tìm tại
Thêcôa một người đàn bà
khôn
khéo mà dặn rằng... ». Căn
cứ vào
câu Kinh thánh nầy, ta biết người đàn
bà ở
Thêcôa là một người đàn
bà khôn
khéo. Nhờ tài khôn ngoan,
khéo léo,
gan dạ và tế nhị, người đàn bà ở
Thêcôa được trọng dụng làm một
công việc
mà ít ai dám làm.
Giữa vua Đavít và đứa con trai tên
Ápsalôm có mối bất hòa,
gây sự chia rẽ
lớn. Vì giận con, suốt 3 năm trời, Đavít truy
đuổi bắt
cho kỳ được đứa con ngỗ nghịch về trị tội (II Sa 13:38-39).
Giôáp cần một người đàn bà
khôn
khéo khuyên vua. Và người ta cho người
đi khắp xứ
tìm cho được một người khôn khéo nhất.
Cuối
cùng đã tìm được người đàn
bà ở
Thêcôa. Bà chẳng những là
người khôn
ngoan, thấu hiểu khoa tâm vấn, mà còn
khéo
léo trong cách cư xử, đối đáp.
Thời bấy giờ, quyền hành của một vị vua đông
phương rất
lớn, chỉ một lời ban ra, có thể hằng trăm người mất mạng tức
khắc. Nhiệm vụ đi khuyên vua không phải
là chuyện dễ
dàng, đòi hỏi ưu tiên phải
có sự khôn
khéo trong lời nói. Vì nếu ra mắt vua
mà
thiếu khôn khéo, lời nói vụn về,
hàm hồ,
vô luận cứ, thiếu tế nhị, không minh bạch, khiến
vua phẫn
nộ, mạng sống khó mà an toàn được.
Làm sao để một người phụ nữ có sự khôn
khéo,
thưa quý chị em? Lời Chúa dạy chúng
ta, trước
tiên phải có sự kính sợ
Chúa. Châm
ngôn 9:10 chép:
«Kính
sợ Đức Giêhôva, ấy là khởi đầu sự
khôn ngoan,
sự nhìn biết Đấng Thánh, đó
là sự
thông sáng».
Không có sự
kính sợ Chúa, một người dù
có học thức cũng
không đủ khôn ngoan trong vai trò
tâm vấn,
khải đạo, khuyên lơn kẻ khác đi theo đường lối của
Chúa được.
Điều thứ hai, để có sự khôn ngoan, phải cầu
nguyện. Giacơ 1:5 chép:
«Ví
bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan,
hãy
cầu xin Đức Chúa trời, là Đấng ban cho mọi người
cách rộng rãi, không trách
móc ai,
thì kẻ ấy sẽ được ban cho». Một người
thiếu sự
tương giao với Chúa trong sự cầu nguyện, nài xin,
ít có được sự khôn ngoan
thiên thượng để ứng
phó với những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống cũng như thiếu
linh lực trong các cuộc tâm vấn, hòa
giải. Người
đàn bà ở Thêcôa, phải
là người
đàn bà hết lòng kính sợ
Chúa, hằng
ngày tương giao với Chúa trong sự cầu nguyện
nài
xin, nên mới được Chúa ban cho sự khôn
khéo
và được tuyển chọn sai đi làm việc hòa
giải
hoàng gia như thế.
Muốn có sự khôn khéo trong lời
nói và
muốn được trọng dụng trong vai trò đem sự hòa
giải,
hòa thuận cho mọi người, chị em chúng ta cần phải
kính sợ Chúa và hết lòng
cầu nguyện xin
Chúa ban cho mình có sự khôn
ngoan,
khéo léo. Chúa sẵn sàng ban
cho cách
rộng rãi, không hề trách móc
ai đến với
Chúa xin như thế cả, trái lại, Ngài
còn ban
cho chúng ta rộng rãi sự khôn ngoan để
làm
việc hệ trọng mà Ngài giao phó.
Khi Salômôn kế vị cha mình là
Đavít
lên ngôi vua Ysơraên, ông cảm
biết mình
không đủ khôn ngoan để trị nước, cai trị
dân,
ông tự ví mình như con trẻ thiếu sự
thông
sáng, nên đã thành
tâm cầu
nguyện xin Chúa ban cho mình sự thông
sáng.
Ông cầu nguyện:
«Giêhôva
Đức Chúa Trời tôi ôi! Bây giờ
Chúa
đã khiến kẻ tôi tớ Chúa trị
vì kế
Đavít, là cha tôi, nhưng tôi
chỉ là
một đứa trẻ nhỏ chẳng biết phải ra vào làm sao.
Kẻ
tôi tớ Chúa ở giữa dân của
Chúa chọn,
là một dân đông vô số,
không thể đếm
được. Vậy, xin ban cho kẻ tôi tớ Chúa tấm
lòng
khôn sáng, để đoán xét
dân sự
Ngài, và phân biệt điều lành
điều dữ,
vì ai có thể đoán
xét dân rất
lớn nầy của Chúa» (I Các
3:7-9).
Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện chân
thành
đó, Ngài rất đẹp lòng.
Ngài
phán:
«Nầy,
ta
đã làm theo lời cầu xin của ngươi, ban cho ngươi
tấm
lòng khôn ngoan thông sáng,
đến đỗi trước
ngươi chẳng có ai bằng, và sau ngươi cũng sẽ
chẳng
có ai ngang» (I Các 3:12).
Không lâu sau đó, có hai con
bợm ở chung một
nhà, mang chuyện gia đình tới kiện cáo
với vua
Salômôn. Cả hai đều sanh con trai. Một trong hai
người khi
ngủ đè chết con mình, rồi tráo đổi con
chết cho
người khác. Hai người tranh cãi: Đứa chết
là con
chị, đứa sống là con tôi. Ai cũng dành
đứa sống cho
mình. Nhờ sự khôn sáng Chúa
ban cho, vua
Salômôn phân xử cách dễ
dàng. Vua
Salômôn truyền lệnh:
«Hãy
đem cho ta một cây gươm. Người ta đem cho vua một
cây gươm.
Vua lại phán: Hãy chia đứa trẻ sống
làm hai,
phân nửa cho người nầy và phân nửa cho
người
kia» (I Các 3:24-25). Nhưng người
đàn
bà có đứa con sống, vì ruột gan cảm
động thương
yêu con mình, quỳ mộp xuống tâu:
«Ôi,
chúa tôi! Xin hãy cho người kia con trẻ
sống đó đi, chớ giết nó»
(I các 3:26).
«Bấy
giờ vua cất tiếng phán: Hãy cho người
nầy đứa trẻ sống... Ấy là mẹ nó» (I
Vua 3:27). Cả dân Ysơraên nghe chuyện
phân xử nầy đều thừa nhận rằng:
«Người có
sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đặng xử
đoán công bình» (I
Các vua 3:28).
Thời đại chúng ta đang sống, là thời đại
mà đạo
đức gia đình xuống cấp trầm trọng. Ngay trong gia
đình,
và cả trong Hội Thánh nữa, những nan đề
không sao
giải tỏa được. Chị em phụ nữ chúng ta phải đặt sự
kính sợ
Chúa lên trên hết, hằng ngày
phải dành
thì giờ cầu nguyện với Chúa, để Chúa
ban cho
chúng ta sự khôn khéo hướng dẫn gia
đình đi
theo đường lối Chúa.
Lời Chúa phán trong Mathiơ 10:16:
«Kìa,
ta sai ngươi đi khác nào như chiên
vào giữa
bầy muông sói. vậy, hãy khôn
khéo như
rắn, đơn sơ như chim bồ câu». Chị em
phụ nữ
chúng chúng rất cần sự khôn
khéo trong
cách ứng xử với cha mẹ, vợ chồng, con cái trong
gia
đình và với anh chi em mình trong Hội
thánh, là thân thể mầu nhiệm của Đấng
Christ. Muốn
được điều nầy, phải nhớ hai điều : Phải kính sợ
Chúa
và bền lòng cầu nguyện với Chúa mỗi
ngày.
Chúa sẽ cho chúng ta sự khôn ngoan để
hoàn
thành vai trò của mình trong gia
đình
và giữa Hội thánh.
II. Người đàn
bà ở Thêcôa mong muốn mọi gia
đình có sự hòa thuận
Người đàn bà ở Thêcôa chẳng
những là
người đàn bà có sự khôn
khéo như Kinh
thánh đã nói, nhưng bà
còn là
một người có cái tâm mong muốn cho mọi
gia
đình đều có được sự hòa thuận chung
sống với nhau
trong hạnh phúc.
Thường quyền lợi, danh vọng, sự đối xử thiếu công bằng, ức
hiếp
lẫn nhau, gây cho gia đình giữa cha mẹ,
vợ chồng,
con cái có mối bất hòa, nhưng
xét cho
cùng, sự bất hòa trong hoàng cung
Đavít nảy
sinh từ sự tức giận về hành vi sai trái của con
cái.
Ammôn, con Đavít gian hiếp em gái
mình
là Tama. Ápsalôm tức giận
hành vi loạn
luân, gieo sỉ nhục, bại hoại đạo đức đó của anh
mình làm hoen ố hoàng cung, quyết
thanh
toán Ammôn cho bằng được. Cơn giận và
mưu toan
sùng sụt kéo dài suốt hai năm trời.
Một
ngày nọ, Ápsalôm mời Ammôn
và
các vương tử tới nhà mình dự tiệc.
Đang khi
Ammôn ăn uống say sưa, Ápsalôm cho người
giết chết
Ammôn. Các vương tử tán loạn chạy về
hoàng
cung. Đavít hay tin khóc lóc cư tang
cho đứa con
thân yêu ngắn số của mình.
«Còn
Ápsalôm đã chạy trốn, và ẩn
tại nhà
Thanh Mai, con trai Amihút, vua xứ
Ghêsurơ» (II Sa 13:37). Mối bất
hòa xảy ra từ đó.
Ápsalôm vì sợ cha trị tội
không dám ra
đầu thú, còn Đavít quá tức
giận cảnh
«Anh em nồi da xáo thịt» suốt ba năm
trời với uy
quyền trong tay, cho người đi khắp nơi lùng bắt cho được đứa
con
sát nhân phản nghịch về trị tội. Tình
cha con trở
thành thù địch, kẻ chạy trốn, người đuổi theo.
Gia
đình bất hòa, hạnh phúc tan vỡ. Tuy
nhiên,
thời gian cũng làm cho nỗi đau buồn của Đavít dần
dần
nguôi đi đôi chút.
Giôáp, một vị tổng
binh thấy đây là cơ hội thuận tiện
khuyên vua tha
thứ và tiếp nhận đứa con lầm lỗi ấy, ngõ hầu
hoàng
gia êm ấm, «tiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ
quốc»
mới thành công được. Nhưng làm sao
khuyên
được vua đây? Ai làm được việc nầy? Nếu
không
khôn khéo sẽ gây thảm kịch nặng nề hơn.
May thay,
Giôáp tìm được người đàn
bà ở
Thêcôa có đủ cái
tâm và bản lĩnh
nhờ bà lãnh sứ mạng đến cùng vua
hòa giải.
Người đàn bà nầy chẳng những khôn
khéo,
nhưng còn có tâm tình
xây dựng gia
đình hòa thuận. Bà là người
quan tâm
đến hạnh phúc gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ,
con
cái, cháu chít, chẳng những cho
mình,
mà còn cho người khác nữa.
Vì vậy, khi nghe
Giôáp đề nghị bà làm trung
gian hòa
giải, bà chấp thuận ngay.
Nếu người đàn bà ở Thêcôa
không
có lòng mong muốn gia đình
hòa thuận,
chuyện ai mặc kệ, mặc ai nấy lo, «khôn nhờ, dại
chịu»
chắc bà đã từ chối đề nghị rồi. Đằng nầy,
bà vui
vẻ, sẵn sàng chấp thuận, nói lên cho
thấy bà
là người có tinh thần thương yêu sự
hiệp một gia
đình, dù gia đình đó
là vua
chúa hay người thường cũng vậy.
Lời Chúa dạy:
«Sự
phỉnh
gạt ở trong lòng kẻ toan mưu hại, nhưng sự vui vẻ thuộc về
người
khuyên lơn sự hòa bình»
(Châm 12:20). Đức Chúa Giê Xu cũng
phán:
«Phước
cho những kẻ làm cho người hòa thuận,
vì sẽ được
gọi là con của Đức Chúa Trời»
(Mathiơ 5:9).
Người «khuyên lơn sự hòa
bình», người
«làm cho người hòa thuận»
chẳng những hưởng
được sự vui vẻ Chúa ban cho, mà còn
được gọi
là «con Đức Chúa Trời», một
danh hiệu cao
quý hơn bất cứ danh hiệu nào khác. Cơ
đốc
nhân mà làm cho gia đình
mình, gia
đình người khác bất hòa, chia rẽ,
chẳng xứng
đáng là con Đức Chúa Trời
đâu. Người
làm như vậy sẽ chẳng hề nhận được sự vui vẻ từ
Chúa bao
giờ.
Chị em phụ nữ chúng ta phải nhờ Chúa đem lại sự
hòa thuận cho gia đình mình
và nếu
có cơ hội giúp đỡ những gia đình
khác
có sự hòa thuận nữa. Chúng ta
có quan
tâm làm sứ giả hòa bình cho
Đức Chúa
Trời không? Những cặp vợ chồng tan vỡ, ly dị, những đứa con
rời
gia đình bơ vơ, những tín đồ bất mãn
bỏ Hội
thánh, hay lìa Hội thánh nầy sang Hội
thánh
khác, là con cái Chúa,
là phụ nữ Cơ
đốc, chúng ta phải làm gì?
Hãy nhờ ơn sức
Chúa ban cho và bởi lời sắc hơn mọi gươm hai lưỡi
của
Chúa, chúng ta biện biệt khuyên lơn,
dạy bảo,
kêu gọi sự hạ mình, ăn năn, tha thứ,
tái lập sự
hiệp một cho gia đình và Hội thánh.
Mệnh lệnh của
Chúa là làm cho mọi người
hòa thuận, hiệp
một, chứ không phải làm cho chia rẽ, tan
tác.
Một người phụ nữ nọ trong gia đình «cơm
không
lành, canh không ngọt» đến gặp một người
chị em than
thở. Người ấy phán một câu: «ly dị hắt
cho rồi, sống
làm chi như thế cho khổ» báo hại thay
vì
khuyên lơn an ủi, kêu gọi nhịn nhục, tha thứ, lại
khiến cho
vợ chồng người ta tan vỡ, con cái nay ở với cha, mai ở với
mẹ,
mất định hướng của cuộc sống. Người phụ nữ như thế
có
đáng là con cái Chúa
không? Người phụ
nữ nếu không kính sợ Chúa rất dễ lỗi
lầm làm
tan vỡ gia đình kẻ khác. Chị em phụ nữ
chúng ta
phải giữ vai trò hòa giải trong gia
đình
mình và giúp hòa giải gia
đình
khác nữa, đừng làm quan án
tác hại sự hiệp
một gia đình của người khác.
Phụ nữ chúng ta còn có
trách nhiệp giữ sự
hiệp một trong Hội thánh nữa. Hội thánh
là một gia
đình rộng lớn. «Chín người mười
ý» do
vậy dễ bất đồng. Vai trò của người phụ nữ trong Hội
thánh
quan trọng lắm. Có thể đem sự hiệp một, nếu biết
hòa
giải, nhưng cũng có thể làm chia rẽ, nếu
không
có cái tâm hòa giải.
Nghe một người nói xấu người khác, thay
vì
khuyên người nói xấu ấy lấy lòng độ
lượng của
Chúa tha thứ, nhịn nhục, tái lập sự
hòa
bình giữa anh em trong Chúa, giữ sự hiệp một
trong
thân thể mầu nhiệm của Chúa, lại đem chuyện
nói xấu
ấy kể lại cho người kia, khiến tranh cãi, đôi chối
làm tan biến sự hòa thuận hiệp một trong Hội
thánh. Nghe ai nói đến ai, liền điện thoại kể
không
đúng đầu đuôi sự thật, gây chia rẽ anh
em và
Hội thánh. Tôi biết có người
làm như thế
trong Hội thánh và đã thấy
có người
đã ra đi khỏi Hội thánh. Trong Hội
thánh mà
có chị em phụ nữ làm
«antenne», làm
«tiếp viên điện thoại» hoặc
làm
«đài phát thanh»
thì tác hại
cho sự hiệp một của Hội thánh vô cùng.
Hãy
nhìn người nữ Thêcôa, có
cái tâm
mong muốn mọi gia đình sống trong sự hòa thuận,
sẵn
sàng làm đại sứ hòa bình đi
hòa
giải. Chị em phụ nữ chúng ta hãy cậy ơn
Chúa
làm sứ giả hòa giải đem hòa thuận gia
đình
và Hội thánh, để xứng đáng
là con của Đức
Chúa Trời. Phước hạnh lắm.
III. Người đàn
bà ở
Thêcôa thực hành thành
công sứ mạng
hòa giải gia đình
Người đàn bà ở Thêcôa chẳng
những là
người đàn bà có sự khôn
khéo,
có cái tâm làm cho người
hòa thuận,
nhưng còn là một người đàn
bà thực
hành thành công sứ mạng hòa
giải gia
đình.
Theo sự chỉ dẫn của tổng binh Giôáp, người
đàn
bà ở Thêcôa «làm bộ
có tang, mặc
áo chế, đầu không xức dầu, dáng điệu
như một người
đàn bà từ lâu ngày
khóc một kẻ
chết» (II Sa 14:2). Bà đến cùng vua
Đavít,
sắp mình xuống đất mà lạy, rồi tâu rằng:
-Lạy vua, xin hãy cứu tôi!
Vua nói:
-Ngươi muốn chi?
Nàng tâu rằng:
-Hỡi ôi! Tôi góa bụa, chồng
tôi đã
chết. Kẻ đòi vua vốn có hai con trai.
Chúng
nó đã đánh lộn với nhau ở
ngoài đồng,
và vì không ai can ra, nên
đứa nầy
đánh đứa kia chết. Vì đó, cả
dòng họ đều
dấy lên nghịch cùng con đòi của vua,
và
nói rằng: Hãy nộp cho ta kẻ giết em
mình,
chúng ta muốn giết nó để báo
thù em
nó mà nó đã giết.
và mặc dầu
nó là kẻ kế nghiệp, chúng ta cũng sẽ
diệt
nó. Vậy, chúng toan tắt đám lửa
còn lại cho
tôi, không để cho chồng tôi hoặc danh,
hoặc
dòng dõi gì trên mặt đất!
Vua nói cùng người đàn bà
rằng:
-Hãy trở về nhà ngươi, ta sẽ truyền lệnh về việc
ngươi!
Người đàn bà Thêcôa thưa
cùng vua rằng:
-Lạy vua chúa tôi! Nguyện lỗi đổ lại
trên tôi
và trên nhà cha tôi, nguyện
vua và
ngôi vua không can dự đến!
Vua tiếp:
-Nếu có ai hăm dọa ngươi nữa, hãy dẫn
nó đến ta.
Nó chẳng còn dám đụng đến ngươi nữa
đâu!
Nàng tiếp rằng:
-Tôi cầu xin vua hãy chỉ
Giêhôva Đức
Chúa Trời của vua làm chứng rằng kẻ
báo thù
huyết chớ làm hại tôi càng nặng hơn
và giết
con trai tôi.
Vua đáp:
-Ta chỉ Đức Giêhôva hằng sống mà thề
rằng: Một sợi
tóc sẽ chẳng rụng xuống khỏi đầu của con trai ngươi.
Người đàn bà lại tiếp:
-Xin cho phép con đòi vua còn
tâu một lời cùng vua chúa tôi
nữa!
Vua đáp:
-Hãy nói!
Người đàn bà nói:
-Vậy thì sao đối cùng dân sự của Đức
Chúa
Trời, vua chẳng đoán xét cùng một thể?
Vua
phán lời đó giống như kẻ có tội,
vì vua
không đòi về đứa con trai mà vua
đã
đày đi!
Người đàn bà ở Thêcôa muốn
nói
cùng vua Đavít rằng: Vua đã
bênh vực lẽ
công bình cho tôi, còn vua
và con vua
là Apsalôm thì sao? Vua đày
con, muốn giết
con, sao vua không tái lập sự hòa thuận
giữa cha
con, để trước làm gương cho dân sự và
nền đạo đức
hạnh phúc gia đình được tồn tại?
Kết quả vua Đavít nguôi giận, cảnh tỉnh
và đồng
ý tái lập sự hòa thuận giữa
mình và
Ápsalôm. Vua truyền lệnh cho
Giôáp tìm
đem Ápsalôm về cung.
II Samuên 14:23 chép rằng:
«Giôáp
bèn chổi dậy, đi đến Ghêsurơ đem
Ápsalôm về
Giêrusalem». Dù Đavít bắt
Ápsalôm rút trong nhà,
không cho ra
mắt mình như các hoàng tử
khác, song le gia
đình hoàng gia không còn tan
tác như
trước nữa. Bây giờ là một gia đình
hòa
thuận, hiệp một.
Người đàn bà ở Thêcôa
đã hoàn
tất sứ mạng hòa giải gia đình thành
công,
đã đánh động lương tâm của một
ông vua,
đã tái lập sự hòa thuận gia
đình. Bà
trở về Thêcôa với niềm hãnh diện sung
sướng
vì đã đem lòng cha con vốn
chia rẽ
hòa thuận với nhau.
Thưa quý chị em, Lời Chúa phán:
«Ta sẽ sai
ai đi?». Quý chị em có sẵn
sàng đáp
lại với Chúa rằng: «Có tôi
đây, xin
hãy sai tôi» hay không?
Quý chị em
có sẵn sàng lãnh sứ mạng của
Chúa ra đi đem
sự hòa thuận cho các gia đình
không?
Xã hội chúng ta đang sống là một
xã hội đầy
chia rẽ gia đình. Thống kê ở Pháp cho
thấy cứ 2 cặp
dẫn nhau đến tòa thị chính ký
hôn thú
thì có một cặp ly dị, ly thân.
Riêng ở Paris,
cứ 3 cặp ký hôn thú, thì
có đến 2 cặp
xin ly dị. Xã hội nầy không còn
kính sợ
Chúa nữa. Thảm trạng nầy cũng ảnh hưởng tới Hội
thánh
Chúa làm chia rẽ gia đình
không ít.
Là phụ nữ Tin Lành, chúng ta
hãy nghe tiếng
gọi của Chúa: «Ta sẽ sai ai đi?»
mà sẵn
sàng ra đi làm sứ giả hòa
bình của
Chúa. Xin Chúa cho chị em phụ nữ chúng
ta học tập
gương của người đàn bà ở
Thêcôa, nhờ
Chúa cho có sự khôn khéo để
gúp đỡ
gia đình chúng ta, gia đình người
khác,
cùng Hội thánh Chúa có sự
hòa thuận,
hiệp một nhau. Có lẽ thừa hưởng được sự hòa thuận
do
người đàn bà ở Thêcôa,
nên ở Thi
thiên 133:1-3, Đavít viết:
«Kìa,
anh em ăn ở
hòa thuận nhau thật tốt đẹp thay! Ấy khác
nào dầu
quý giá đổ ra trên đầu, chảy xuống
râu, tức
râu của Arôn, chảy đến trôn áo
người. Lại
khác nào sương móc Hẹtmôn sa
xuống
các núi Siôn, vì tại
đó, Đức
Giêhôva đã ban phước, tức là
sự sống cho đến
đời». Vậy, chúng ta hãy
cùng nhau đem
sự hòa thuận đến cho mọi gia đình và
Hội
thánh. Xin Chúa ở cùng và
ban phước cho
quý chị em và quý Hội Đồng. Amen!
Đuốc
Thiêng 103
01
Tâm
trí con người; -
ĐTPÂ
02
Thơ: Xin
Chúa sai con đi - Đức Huy
03
Người được
Chúa sai đi - Mục sư Nguyễn Văn Bình
04
Người
đàn bà ở Thêcôa
- Bà Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Tiểu sử
Thánh ca: "Giê-xu Đấng hằng yêu thương
tôi"
- Fanyia
06
Thơ:
Yêu Chúa - Trần Nguyên Lam Bửu
07
Tìm
hiểu cuộc cải chánh của Martin Luther
- Diệp Dung
08
Điều rất
cần cho chúng ta
- Mục sư Trần Hữu Thành
09
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử
- Lạc Hồ
10
Một
vài loài cây có độc
tính - Dr Trương Hoàng Lâm
11
Vật đổi
sao dời - Bà Lê Văn Bắc
12
Xứ Do
Thái trước khi Chúa Jêsus khởi sự cộng
tác - Mai Đào
13
Tin Tức
- Vinh Bằng