Đặc san báo Đuốc Thiêng - Tiếng nói của Hội thánh Tin lành Việt Nam Paris (Pháp)




Ngày xưa nỗi nhớ - Bà Lê Văn Bắc


Đuốc Thiêng 97, tháng 10 năm 2008



Chiều nay, bầu trời treo lơ lửng xám đen trên những chóp building ở DownTown. Sự tĩnh lặng nằm mơ màng trên những ngọn cây. Không khí như thể chất đầy sự tử tế độ lượng, sự vuốt ve trinh bạch lạnh lùng. Xa xa, một khoảng chân trời đẹp lạ lùng với nhiều màu sắc: tím ngắt, xanh trắng đỏ như một bản dạo khúc giao hưởng êm dịu. Thuỳ Linh ngồi nơi bàn giáo viên lật lật những trang sách Toán, vừa ngó trời qua ô cửa sổ rộng thênh thang.

Trời vào thu, khí hậu dịu dàng hơn với những cơn gió thú, những trận mưa thu, những đêm trăng thu khiến Thùy Linh nhớ rất nhiều những ngày tháng cũ trên quê nhà. Kỷ niệm đôi lúc ùa về làm lòng nàng nhớ quay quắt! Mấy mùa thu trước, trời xanh vời vợi, mây trắng xây thành từng hàng đủ hình dạng, mà bây giờ chỉ có mấy đám mây xám đang bò chầm chậm trên bầu trời. Lớp học im ẳng, chỉ nghe những tiếng xột xoạt lướt trên tờ giấy trắng của các học sinh đang làm bài.

-Thưa cô, em nộp bài.

Thùy Linh giật mình quay lại nói tiếng Anh với em học sinh đó.

-Để trên bàn cho cô. Cám ơn em.

Em học sinh nầy "dạ" một tiếng rồi đặt tờ giấy kiểm tra lên bàn cô giáo và đi th?ng về chỗ ngồi. Thùy Linh ngó theo em học sinh Việt Nam có gương mặt bầu bĩnh dễ thương, lòng dạt dào thương mến. Một thoáng kỷ niệm trở về, cái trạng thái lâng lâng dịu nhẹ của đất trời mùa thu xứ người, cái trạng thái man mác bâng khuâng, buồn buồn của lòng người viễn xứ khi mùa thu đến. Thùy Linh đọc nho nhỏ:

Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng.
Vàng rồi! Vàng rồi!... thu mênh mang.
(Bích Khê)

Thật khó mà tìm được ngôn ngữ diễn tả tâm trạng mỗi độ thu về. Vậy đó, gió đầu mùa thu đã mang lại cái xa vắng, thân thương cùng nỗi lòng tê tái. Trong mênh mông trần thế, đó là khoảng nhập nhòa giữa tháng ngày hoài niệm xa vời.

Gần bốn mươi tuổi, nhưng Thùy Linh trông còn trẻ lắm, ngoài mái ấm gia đình và Hội Thánh, nàng chỉ lo cho lũ học trò của nàng. Thùy Linh say sưa với công việc dạy học. Đó là một gia đình lớn của nàng. Những lũ học trò lần lượt xa nàng, hết lớùp nầy sang lớp khác, chỉ có nàng là người ở lại. Chúng xa nàng. Chúng đang lớn lên với cuộc đời đầy chông gai, cám dỗ trên một đất nước văn minh, tiến bộ, không như trên quê hương, các em thiếu thốn mọi bề. Học sinh trên xứ người không như học sinh ở đất nước ta, dễ yêu biết dường nào, dầu sao đi nữa, Thùy Linh cũng vui với lớp học nàng đang hướng dẫn. Thùy Linh mỉm cười nhìn chúng với đôi mắt long lanh, lòng dâng lên một niềm vui khó tả.

Những lúc ra về, nhìn những học sinh chạy nhảy đằng trước, tim Thuỳ Linh thoắt lại, đâu đó vẫn còn bóng Thùy Linh và các bạn khi còn ở quê nhà... Thùy Linh ước gì thời gian dừng lại một chút... Và khi Thùy Linh bước ra khỏi cổng trường, rời căn nhà thân yêu, xa vòng tay âu yếm của bà nội, bước vội lên máy bay... nàng đã leo lên được con dốc của cuộc đời. Cuộc sống không phải bao giờ cũng dừng lại một chỗ, kéo theo con người cũng phải đổi thay cùng cuộc sống.

Đêm đã tối dần, đến cả các vì sao cũng không còn ánh sáng. Thùy Linh trầm tư ngó lên bầu trời đầy sao, lặng lẽ cầu nguyện, bốn bề vẫn tối đen, một chút âm thanh cũng không có. Lòng Thùy Linh buồn man mác. Cô đơn! Một sự cô đơn khó lòng cưu mang, khó hiện hữu trong nàng. Thùy Linh tự dạy mình cách yêu cuộc sống trong tính toàn vẹn của nó, thăng hoa nó vào cõi vĩnh hằng. Thật tuyệt đối cho cuộc đời.

Thùy Linh không biết mình nằm trên giường bao lâu, cuối cùng nàng cũng từ từ ngồi dậy, đầu hơi choáng váng, tứ chi rã rời. Trong nhà vô cùng vắng lặng. Nàng đi đến bên cửa sổ nhìn xuống đường. Chồng và hai con vẫn chưa về. Cha mẹ chồng đã ngủ từ lâu. Ông bà thương quí cháu nội lắm, mỗi lần đi chợ, phân nửa thức ăn là bánh kẹo đủ thứ cho hai con nàng. Ông bà không hề rầy la con cháu. Cứ mỗi lần hai con nàng bị cha mẹ rầy la, thì vội chạy vào phòng ông bà hầu tìm sự che chở. Mỗi lần nhìn thấy cha mẹ chồng cưng chìu hai con như thế, Thùy Linh nhớ nhiều về ông bà nội của nàng...

Từ những ký ức xa xôi thăm thẳm, Thùy Linh thấy hiện lên hình ảnh thân thương của ông bà nội, nhất là bà. Bằng ấy hình ảnh. Bằng ấy nỗi niềm, rất nhanh chóng và rất rõ ràng thi nhau làm tê tái lòng nàng. Thùy Linh chóng tay lên cằm nhìn di ảnh ông bà thở dài, rồi nhìn bầu trời đêm u ám ngoài kia... Và một cảnh xa xôi thoáng hiện ra trước những giọt nước mắt rưng rưng... Thùy Linh mồ côi cha ngay từ lúc lọt lòng. Khi mẹ Thùy Linh đang mang thai, thì ba Thùy Linh bị tử trận ở chiến trường vào năm 1974. Sanh Thùy Linh được ba tháng thì mẹ nàng ngã bệnh, khi đem đến Bệnh viện thì mẹ nàng đã mê mang không còn nhận biết ai nữa. Bà nội Thùy Linh khuỵ xuống như thân cây gặp cuồng phong. Tiếng nấc nghẹn đi cũng là lúc đôi mắt mẹ nàng khép kín. Một mất mát quá to lớn ập đến gia đình. Cuộc sống bình an thường nhật không bao lâu đã tan vỡ. Trong bối cảnh đó, mọi người thân đều nhỏ lệ khóc thương cho Thùy Linh còn quá nhỏ mà đã mồ côi cha mẹ. Chiến tranh đã cướp mất ba Thùy Linh mà vẫn không tha cho mẹ nàng.

Cảm tạ ơn Chúa, trong hoàn cảnh côi cúc đó, Chúa đã thương xót ban cho Thùy Linh một người bà đầy lòng nhân ái. Khi lớn lên, Thùy Linh hiểu sự thiếu vắng cha mẹ là nỗi bất hạnh trong đời một con người. Những câu chuyện Kinh Thánh ngọt ngào, phước hạnh; những chuyện dạy dỗ đầy tính giáo dục của bà đã nuôi lớn tâm hồn Thùy Linh ngay từ khi còn nhỏ. Như con thuyền chở nặng giữa dòng đời khổ cực. Bà đã gánh vác hy sinh chịu biết bao khó nhọc để nuôi 7 người con khôn lớn, ba Thùy Linh là con trai trưởng. Sự trưởng thành của Thùy Linh được trơn láng bằng nguồn mồ hôi, nước mắt của bà từ công lao dưỡng dục. Thùy Linh học được từ nơi trái tim của bà về tình yêu thương người thật đậm đà và Thùy Linh lớn lên trong yêu thương vô bờ bến đó.

Mặt nước hồ thu dẫu có êm ái đến đâu vẫn còn có gợn nước lăn tăn trong gió, nhưng bà của Thùy Linh sống ôn hòa hơn cả mặt nước hồ thu. Bà gần 60 nhưng còn khoẻ mạnh lắm. Hằng đêm trên xứ người, Thùy Linh luôn cầu nguyện hằng đêm xin Chúa ban sức khoẻ cho ông bà sống lâu để có ngày Thùy Linh đáp đền công ơn cao quý của ông bà đã khổ công nuôi dạy. Thùy Linh nhớ rõ, cứ mỗi sáng Thùy Linh thức dậy sớm nhất, rón rén nấu giúp bà ấm nước để pha trà, nhưng bà lại thức giấc ngay khi bếp lửa chỉ mới lóe lên những đốm nhỏ yếu ớt. Thùy Linh thất vọng và cảm thấy thương bà quá. Bù lại, những lúc như vậy bà hay ôm Thùy Linh vào lòng, rồi bà kể cho Thùy Linh nghe rất nhiều chuyệïn Kinh Thánh, chuyện tích xưa mà bà đã đọc qua. Và trở thành thói quen lúc nào không hay, khi ngoài trời còn là một không gian tờ mờ, thì bên bếp lửa hồng rực sáng. Có hai bóng một già, một trẻ in tô đậm trên vách đằm thắm với những câu chuyện, bây giờ lại trở thành những kỷ niệm khó quên...

Cuộc sống Thùy Linh lặng lẽ trôi đi và niềm vui ở lại. Thấm thoát Thùy Linh cũng sắp tốt nghiệp Trung học. Vào tuổi dậy thì, người con gái cảm thấy tình yêu của gia đình, của bà không còn đủ nữa và dấy lên từ đáy lòng là sự nhen nhúm những tình cảm mới hãy còn mơ hồ. Tâm trạng nầy được thi sĩ Huy Thông diễn tả:



Đuốc Thiêng 97

1 Tôi phải làm gì để được cứu rỗi - ĐTPÂ
2 Thơ : Chúa yêu con - Emmanuel
3 Phierơ - Mục sư Nguyễn Văn Bình
4 Thơ : Vết chân trên cát - Vũ Quý Hảo
5 Hình ảnh Ðức Chúa Trời - Mục sư Vũ ngọc Văn
6 Ân tứ Thánh Linh - Mai Đào
7 Thơ : Mau về sống cảnh hiển vinh - Trần Nguyên Lam Bửu
8 Đời Chẳng ai ngờ - Vinh Bằng
9 Cầu Nguyện không nói ra được - Mỹ Khanh Fleckner
10 Xứ Do thái hồi Chúa Giê Xu sanh ra - Mai Đào
11 Giêrusalem, 4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
12 Xây nhà tình thương - Nguyễn Đình Bùi Thị
13 Ngày xưa nỗi nhớ - Bà Lê Văn Bắc
Biết đâu mà gửi lòng thương nhớ,
Mà biết cùng ai gửi nhớ thương.

Xét cho cùng, con người Chúa ban cho sống vì hạnh phúc và sống cho hạnh phúc. Đôi khi Thùy Linh tự hỏi điều gì xảy đến trong tâm hồn nàng? Một im lặng âm vang biết bao điều tâm sự ngổn ngang vương vấn... Thùy Linh như một ánh sao băng vụt sáng giữa bầu trời thăm thẳm tối đen. Từ lời nói, hành động, nụ cười, nàng đều tỏa sáng, vượt thoát khỏi cuộc sống tầm thường nhỏ hẹp của nhà trường, mỗi khi Thùy Linh ca ngợi Chúa trong nhà thờ làm ngơ ngẩn chàng thanh niên tên Khôi, cùng chung niềm tin với Thùy Linh và cùng học chung một lớp, chung một trường.

Thùy Linh như được tắm trong âm nhạc và âm thanh của nhà thờ. Với Thùy Linh nhạc Thánh ca như là một nỗi nhớ sâu đậm về thiên thượng xa xưa.

Một buổi chiều gần tàn, nắng vàng nhạt chân trời lặng lẽ lờ mờ sương, Thùy Linh đang đi trên đường Ngô Quyền sau khi sinh hoạt thanh niên về, cảnh vật 2 bên đường thoang thoảng chập chờn trong ánh nắng. Trời tối dần. Rồi gió lạnh. Gió rào rào qua những lá cây trước mắt tạt qua mặt Thùy Linh những hạt mưa lấm tấm... Thùy Linh thích lắm trong cái không khí ban đêm trời mát như thế nầy thì Khôi từ đằng xa đi xe gắn máy trờ tới... Thùy Linh và Khôi cùng sánh bước trên con đường vắng. Ánh trăng từ từ ló dạng, dịu dàng như cùng hòa lẫn với tâm trạng lâng lâng vui sướng của nàng. Làn gió đêm thổi nhẹ và âm thanh của đêm thật lôi cuốn. Thuỳ Linh trở về nhà đi th?ng lên phòng vừa đi vừa hát: "Ôi tình yêu Chúa Cha h?ng ban cho con mỗi ngày. Ôi tình yêu của Ngài êm đềm như sông thái an. Tràn lai láng trong tâm hồn con cạn khô chết lịm. Tình yêu Chúa bao la sâu rộng giống như đại dương. Tâm hồn con khô cạn nhưng Chúa tha thứ con rồi. Êm đềm trong tay Ngài là bao mùa xuân tươi th?m. Tràn lai láng trong tâm hồn con cạn khô chết lịm. Tình yêu Chúa bao la sâu rộng giống như đại dương". Tưởng chừng mỗi bước đi như là đang đi trên một miền đất xa lạ, lòng Thùy Linh dấy lên một cảm giác nao nao...

Thoáng chốc bà đã ở bên Thùy Linh. Điệu nhạc Thánh ca "Tình Chúa bao la" êm dịu, thân ái, chạy mãi, chạy mãi, nhập vào tim bà, nóng bỏng, lan đến tâm hồn hai bà cháu thật ấm áp, nồng nàn. Thùy Linh ngưng hát quay lại nhìn bà, bốn mắt gặp nhau thật âu yếm. Bây giờ, Thùy Linh mới cảm nhận đó là tình yêu sâu nặng, thân thương của bà dành cho Thùy Linh, một tình yêu trọn vẹn nhất. Xúc động, Thùy Linh ôm chầm lấy bà tha thiết:

-Bà nội ơi! Cháu thương bà lắm! Cháu thương lắm!

Đáp lời Thùy Linh là những cái gật đầu và vòng tay xiết mạnh của bà. Dưới chân hai bà cháu con mực ngoan ngoãn ngủ từ lúc nào.

Sáng hôm sau, Thuỳ Linh dậy thật sớm, nhưng chẳng cựa quậy, nằm im lắng nghe tiếng chổi của bà quét lá xoài khô xào xạt bên hông nhà. Cái tiếng khô vang đều đặn Thùy Linh nghe suốt dọc tuổi thơ cho đến bây giờ, mặc dầu đang sống trên xứ người, thế mà Thùy Linh vẫn luôn gợi trong nàng một điều gì đó sâu đậm lắm.

Thấm thoát Thùy Linh và Khôi quen nhau rồi yêu nhau đã hơn hai năm. Một hôm, Thùy Linh đi học về, thấy nhà có khách, nàng đi vòng bên hông nhà, bất chợt Thùy Linh nghe bà nội của nàng và gia đình của Khôi bàn định làm lễ thành hôn cho hai đứa. Thùy Linh đang vui lắm thì nghe bà nội hỏi:

-Đám cưới chúng nó rồi, thì bao lâu mới đi?

-Khoảng ba tháng vì có giấy gọi phỏng vấn rồi bác.

Với nét mặt buồn buồn, bà nội Thùy Linh nói yếu ớt:

-Vậy à!

Thùy Linh nghe đến đó, không d?n được, nàng chạy ra sau vườn đứng nước mắt chảy dài. Tiễn khách ra về, bà đi tìm Thùy Linh thì thấy nàng đang khóc. Bà không hỏi cũng không tò mò. Bà hiểu điều gì đến với cháu và điều ấy làm bà vui buồn lẫn lộn. Bà quay đi vội gạt nhanh mấy giọt nước mắt chảy dài xuống má. Lên phòng, bà cầu nguyện cho Thùy Linh, cháu như cánh chim non rời tổ ấm bay vào một vùng đất xa lạ... Chỉ qua một đêm hầu như tóc bà bạc càng bạc thêm.

Rồi ngày ra đi nước ngoài đã đến. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thùy Linh bịn rịn nắm tay bà cho đến khi vào phòng cách ly mới thôi. Nước mắt chảy dài, hai mắt mờ đi, Thuỳ Linh nhìn bà không còn rõ và hình bóng bà đã khuất khi chiếc máy bay lao vút trên bầu trời. Thùy Linh nhìn về hướng sân bay thổn thức:

-Bà ơi! Bà khoẻ nhe bà. Cháu sẽ trở về thăm bà... Bà nội ơi!

Trong cuộc sống cam go trên đất khách, vợ chồng nàng sống hạnh phúc bên cha mẹ chồng. Điều đó là một nguồn sức mạnh sâu xa vững chắc để Thùy Linh cùng gia đình chồng luôn sống trong niềm vui, êm đềm, thương mến khoan dung. Đời sống nào cũng thăng trầm, nhưng tình thương sẽ bù lại những khó nhọc. Trong thâm tâm, Thùy Linh sống rất an nhàn, đầy đủ, nhưng lòng Thùy Linh ngập tràn thương nhớ bà. Ước mơ đã thành sự thật. Được đi ra nước ngoài với chồng, được làm nghề "gõ đầu trẻ" như mẹ, theo lời Thùy Linh hứa với bà. Tuy rằng học sinh bên nầy không như trên quê nhà, song Thùy Linh vẫn vui l?m bên đám học sinh bản xứ. Chúng vẫn ngây thơ, hồn nhiên dễ thương... Càng lớn lên, khi sống xa bà, Thùy Linh mới nhận ra mọi điều không phải luôn luôn được thỏa mãn như ánh trăng đêm nay, vầng trăng sáng lấp lánh ấy chốc chốc lại nhòa đi vì những đám mây vô định lướt qua.

Mùa thu Denver thật thơ mộng. Những ngọn gió heo may lành lạnh làm ngây ngất lòng kẻ tha hương. Đêm càng khuya, những giọt sương đêm càng thấm sâu vào lòng Thùy Linh heo hắt nhớ bà. Ngoài đường lá vàng, đỏ rơi rụng đầy vỉa hè hai bên đường. Nơi đây trong cõi đời dưới trần gian nầy, Thùy Linh nhận được những đoá hoa ngát hương nhân ái, nồng thắm tình cha mẹ, vợ chồng và bằng hữu sâu đậm tình người chân thật trong Chúa. Nhưng có điều đáng nói ở đây không phải là sự khổ đau, xấu số của riêng ai. Trái lại, điều đáng quý hơn cả là những tấm lòng đẹp đẽ, san sẻ cho nhau tình thương, dìu dắt nhau giữa xứ người khi gia đình Thùy Linh mới từ Việt Nam sang. Đây là những điểm son đáng trân quý mà nàng không bao giờ quên...

Trước mắt Thùy Linh lại hiện lên hình ảnh quê hương Việt Nam yêu dấu và sự gắn bó bà nội với tất cả thiết tha mặn nồng. Bao năm xa quê hương, xa bà, nàng nhớ quá!

Sự tạm biệt tuổi thơ của người cháu xa nhà trong khung cảnh quê hương hiền hòa; ở đó tuổi thơ Thùy Linh đầy ắp thương yêu của bà. Đêm nay, Thùy Linh nghĩ về bà, tiếc thương bà, mặc dầu bà đã vĩnh viễn xa Thùy Linh, an nghỉ trong nước Chúa, nhưng hình ảnh bà vẫn còn đọng lại trong tim Thùy Linh mà nàng chưa một lần đền đáp. Thùy Linh cúi đầu thổn thức:

-Thời gian ơi! Xin dừng lại đừng trôi. Cho tôi khoanh tay cúi đầu lần nữa tiếng gọi "Bà nội" với tất cả con tim... Ngoài khung cửa trầm tư, cây anh đào đầy lá vàng đỏ rơi đầy ngập... thật buồn...