TIN LÀNH VIỆT NAM PARIS & PHÁP
"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." (Giăng 3:16)
Đặc san báo Đuốc Thiêng - Tiếng nói của Hội thánh Tin lành Việt Nam Paris (Pháp)
Hình ảnh Ðức Chúa Trời - Mục sư Vũ ngọc Văn
Đuốc Thiêng 97,
tháng 10 năm 2008
Ðức Chúa Trời là ai? Ngài thế
nào? Hình ảnh của Ðức Chúa
Trời là chủ đề muôn đời nóng bỏng, ta
sẽ thử xem xét các suy nghĩ dưới đây để
thấy vấn đề nầy.
Khi người ta tìm kiếm hình ảnh Ðức
Chúa Trời, thì đó là dấu
hiệu của sự không chắc chắn, vì người biết
rõ Ðức Chúa Trời sẽ không mong
tìm kiếm hình ảnh của Ngài. Nhưng ai
đã là người chắc chắn? và
làm sao người ta có thể nghĩ đúng về
Chúa và nói về Ngài với
lòng tự tin?
Những hình ảnh chúng ta dùng trong lễ
thờ phượng, trong các bản thánh ca, trong lời cầu
nguyện có phù hợp với thời đại hiện nay?
Có giúp cho người ta hiểu biết rõ về
Ngài?
Hình ảnh của Ngài trong lòng trong
trí của chúng ta ra sao? Chúng ta
có cần tìm hình ảnh mới về
Ngài?
Thắc mắc về hình ảnh Ðức Chúa Trời
bày tỏ lòng tìm kiếm kinh nghiệm gần
gũi, và sự thành thật cá
nhân về đức tin. Con người không còn
thỏa lòng với những hình ảnh Ðức
Chúa Trời từ thời các tổ phụ, nơi đó
Ðức Chúa Trời là Vua cai trị,
là Cha sửa trị, là quan tòa trừng phạt
kẻ tội lỗi, là Chúa với những luật lệ ngăn cấm...
Khi nói về hình ảnh Ðức Chúa
Trời ta thường nghe nói: Ðối với tôi
Chúa là nguồn năng lực! Ngài
là nơi nương náu thân tôi!
Người khác tuyên bố: Chúa đối
tôi còn hơn cả mẹ hiền, Ngài thương
xót tôi nhiều quá. Ngài
là nguồn phước!
Vậy thì Ðức Chúa Trời
là ai?
Tương tự có những người đã nói về
Chúa Giê Xu: Ngài là
nhà cách mạng, là tiên tri,
là người đi trước thời đại. Ngài khôn
ngoan! Ngài luôn ban may mắn, phước hạnh.
Vần đề nhức nhối được đặt ra là: Ðiều gì
giúp cho chúng ta nghĩ, cảm nhận và
nói đúng về Ðức Chúa Trời thay
vì nói về Ngài theo ý
mình thích? Làm sao để nói
đúng về hình ảnh của Ðức Chúa
Trời?
Triết gia Ludwig Feuerbach đã có lý
khi ông tuyên bố: Chúa là sự
phóng ngoại (Projektion) của con người và ước mơ
của họ trên trời. Nghĩa là: Con người mong muốn
Chúa thế nào thì gán cho
Ngài là thế ấy!
Khi con người cố gắng định nghĩa Ðức Chúa Trời
là ai, thì Ngài chỉ lớn bằng sự suy
nghĩ của họ. Ngài bị giới hạn và không
còn đúng là Ðức
Chúa Trời nữa! và cuối cùng
Ngài trở thành sản phẩm của con người. Do họ nghĩ
ra, tạo ra!
Một số tín nhân không đồng ý
việc thảo luận về Ðức Chúa Trời! Chúng ta
phải theo Kinh thánh, Kinh thánh nói
gì về Ngài thì ta phải theo như thế!
Ðúng là như vậy, và nghe cũng
thật là tin kính nữa. Nhưng đây
không phải là câu trả lời cho vấn đề
chúng ta đặt ra, vì không ai
thích người khác ngăn cấm mình suy
nghĩ. Kể cả những người theo Chúa và
yêu mến Ngài. Không ai có thể
ngăn cấm lời Chúa trong lòng trong trí
chúng ta thúc đẩy lòng ta suy nghĩ
và cảm nhận về Chúa và hình
ảnh của Ngài.
Phải chăng điều răn cấn thờ hình tượng là cấm
chúng ta tạo ra hình ảnh của Chúa để
mà thờ?
Kinh thánh có đầy dẫy những hình ảnh
khác biệt về Ðức Chúa Trời.
Chúa Giê Xu qua các ẩn dụ và
sứ điệp của Ngài đã bày tỏ về sự tể
trị của Ðức Chúa Trời với thế giới kinh nghiệm của
những người nghe. Ngài cũng phải dùng
các hình ảnh của con người để mô tả về
Ðức Chúa Trời chứ không dùng
cách nào khác.
Hình ảnh của Ðức Chúa Trời thật
là cần thiết, nhưng làm thế nào để
hình ảnh nầy không chỉ là phương tiện
để bày tỏ ý muốn và mong ước của
chúng ta?
Hình ảnh của Ngài trong Kinh thánh
là thể nào? Chúng có
giúp ta trả lời cho những thắc mắc của chúng ta?
Hãy cùng suy gẫm để tìm câu
giải đáp.
Cấm thờ hình tượng
Trong 10 điều răn thì có điều răn cấm nầy, Xuất
20:4-5 "Ngươi chớ làm tượng chạm cho
mình, cũng chớ làm tượng nào giống
những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc
trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các
hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc
chúng nó; vì ta là
Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, tức
là Đức Chúa Trời kỵ tà".
Chớ làm tượng chạm là sự cảnh cáo con
người trong những cố gắng tạo ra cho họ hình ảnh về
Ðức Chúa Trời. Như vậy là vấn đề chấm
dứt, không ai được quyền tạo cho mình
hình ảnh về Ngài?
Ta có thể tự hỏi: Ðiều răn nầy cấm chúng
ta về hình ảnh nào và tại sao cấm?
Trước tiên điều răn cấm chúng ta trình
bày Ðức Chúa Trời bằng cách
chạm trổ, điêu khắc, đúc ra. Làm sao
biết ý của điều răn nầy là như thế? Câu
kế cho biết là chớ quì lạy và cũng
đừng phục vụ! Ðây chính là
các tượng chạm các thần tượng thời bấy giờ trong
các nơi thờ phượng. Ðó là
những tượng làm bằng đá, gỗ hay là kim
loại chứ không phải là những hình ảnh
có thể mô tả hay là nghĩ ra.
Tại sao các điều răn (Dekalog) lại cấm những hình
tượng đó? Không những cấm các tượng
thần khác và cũng cấm luôn
hình tượng của Jahwe là Chúa của người
Do thái? Ðiều răn cấm được dạy vì biết
nguy hiểm của những tượng chạm, người ta dễ có khuynh hướng
nhầm lẫn tượng chạm đó với Ðức Chúa Trời
và dễ gây ảo tưởng rằng con người có
thể tạo ra vị thần của mình để thờ lạy, mang đi
đây đó và trong hoàn cảnh
nào đó có thể đập vỡ!
Ðức Chúa Trời là đấng giải cứu
dân Do thái là Ðức
Chúa Trời vô hạn làm sao có
thể bị giới hạn, giam cầm trong hình tượng, trong những bức
tượng bằng gỗ đá. Ðây chính
là ý nghĩa của việc cấm thờ hình
tượng. Chẳng những cấm những bức tượng mắt nhìn thấy được
mà cũng cấm luôn những hình ảnh
mà trí tưởng nghĩ ra!
Ngày nay nhiều bộ môn nghệ thuật đã
trình bày Ðức Chúa Trời,
và nếu chỉ cần nhìn những bức hình
hiện đại mô tả về Ngài chắc khó
có ai có thể biết đượcNgài
là ai!
Chúng ta có tôn trọng sự tự do, sự
bí nhiệm và cao cả của Ðức
Chúa Trời hay làm cho Ngài nhỏ
bé và hạn hẹp qua lời nói, tư tưởng
và cách suy nghĩ về Ngài?
Ðức Chúa Trời lớn hơn hình ảnh
mà chúng ta muốn vẽ về Ngài. Do vậy
hình ảnh về Ðức Chúa Trời phải
tôn trọng sự tự do và bí nhiệm của
Ngài. Nếu như thế thì chúng ta nghĩ
sao về những hình ảnh mà Thánh kinh
Cựu ước nói về Ngài?
Cựu ước cấm các hình ảnh của Ðức
Chúa Trời trong không gian ba chiều
(hình tượng) nhưng lại đưa ra đầy dẫy các
hình ảnh về Ngài. Sự tể trị quyền năng, sự chăm
sóc, sự giải cứu được mô tả: Ngài
là Vua, là quan xét, là
đấng chiến trận, là Cha là Chúa.
Ngài cũng được trình bày nhẹ
nhàng hơn như là thợ gốm, như bác sĩ,
như mẹ hiền... Cũng có những hình ảnh được
dùng mô tả Ngài như sư tử, đại
bàng, là nguồn nước, dòng
sông, mặt trời, bóng mát,
núi, vầng đá.
Ta thấy rõ ở dây là hình ảnh
của Ðức Chúa Trời thì muôn
hình muôn dạng như kinh nghiệm của người sử dụng
hình ảnh ấy.
Một số hình ảnh về Ðức Chúa Trời được
dùng thường xuyên đến nỗi người ta không
còn để ý đó là
hình ảnh nữa. Thí dụ: Ðức Chúa
Trời không còn được coi như Chúa nữa
mà Ngài là Chúa.
Ngài không còn được coi như người Cha
nữa mà Ngài là Cha .. và
dù chúng ta không còn lưu
tâm nữa, những từ ngữ nầy vẫn là những từ ngữ
mô tả hình ảnh Ðức Chúa Trời.
Tại sao như thế?
Không ai có ý nghĩ gọi Chúa
là Cha nếu không có kinh nghiệm về
tình cảm cha con. Không ai gọi Chúa
là vua nếu không có chút
hiểu biết gì về chế độ quân chủ. Nhưng vấn đề xảy
ra khi kinh nghiệm thay đổi! Từ ngữ mô tả về Ðức
Chúa Trời trở nên cũ kỹ và
không hợp thời nữa thì người ta lại
dùng những hình ảnh mới để nói về
Ðức Chúa Trời. Tại nước Do thái
hình ảnh Ðức Chúa Trời thay đổi sau khi
đất nước và các vua chúa
không còn sau khi họ bị lưu đày. Những
hình ảnh mới xuất hiện và những hình
ảnh cũ phôi pha.