Đặc san báo Đuốc Thiêng - Tiếng nói của Hội thánh Tin lành Việt Nam Paris (Pháp)




Cầu Nguyện không nói ra được


Tác giả : Paul Tillich
Chuyển ngữ : Mỹ Khanh Fleckner

Đuốc Thiêng 97, tháng 10 năm 2008




"Tương tự như vậy, Đức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên siết không nói được. Đấng xét thấu lòng dạ loài người biết ý tưởng của Đức Thánh Linh, vì Ngài cầu nguyện thay cho các thánh đồ theo như ý của Đức Chúa Trời". Rôma 8:26-27.

Câu Kinh Thánh nằm trong thư Rôma nói về Đức Thánh Linh là Đấng cầu thay cho chúng ta "bằng những lời rên siết không nói ra được" là một trong những lời rất sâu nhiệm của Phaolô. Qua đó ta thấy phản ảnh kinh nghiệm của một người biết rất rõ chúng ta phải cầu xin như thế nào, và đồng thời cũng chính vì biết điều đó, nên đã nói mình không biết cầu xin thế nào cho phải lẽ. Có lẽ những lời thú nhận của Phaolô cho ta thấy rằng, những người tin Chúa, biết cầu xin thế nào cho phải lẽ, lại cũng chính là những người không biết. Chúng ta có thể quan sát thấy điều nầy luôn trong đời sống hằng ngày. Các mục sư, truyền đạo và tín h?u có thói quen cầu nguyện trước công chúng mỗi khi có dịp. Một số trong các dịp đó họ có cơ hội cầu nguyện một cách tự nhiên, còn có một số lúc khác, lời cầu nguyện họ trở thành giả tạo và cục mịch. Việc rất quan trọng là thấy được lúc nào nên cầu nguyện và lúc nào không. Chỉ dẫn nầy không dính dáng gì tới những gì Phaolô nói ở trên, nhưng rất cần thiết.

Bước kế tiếp dẫn chúng ta đến gần trung tâm nan đề của Phaolô hơn. Chủ yếu có hai loại cầu nguyện: cầu nguyện cố định theo nghi thức và cầu nguyện tự do, bộc phát. Cả hai đều bày tỏ rằng Phaolô có lý khi bảo: "Chúng ta không biết cầu xin thế nào cho phải lẽ". Lời cầu nguyện theo nghi thức thường có tác động máy móc hoặc khó hiểu, có khi cả hai cùng một lúc. Lịch sử giáo hội cho thấy bài cầu nguyện "Lạy Cha chúng con..." cũng không thoát khỏi số phận nầy. Khi viết "chúng ta không biết cầu xin thế nào cho phải lẽ", chắc chắn Phaolô đã biết bài cầu nguyện "Lạy Cha chúng con". Khi biến bài cầu nguyện Đức Chúa Giê Xu dạy làm ví dụ cho các môn đồ ra thành một điều khoản được định ra trong nghi thức, thì thực hiện nghi thức đó không hề chứng tỏ rằng chúng ta biết mình phải cầu xin như thế nào.

Nhưng nếu chuyển lối cầu nguyện khuôn sáo ra thành cầu nguyện tự nhiên chúng ta cũng không khá hơn. Rất thường cầu nguyện riêng là một cuộc chuyện trò thường nhật với một Đấng ta xưng là "Đức Chúa Trời", nhưng kỳ thực là một con người mà chúng ta đem kể lể mọi sự thường khi một cách rất chi tiết, tạ ơn và xin Ngài làm thành một ước nguyện. Đó cũng không phải là bằng chứng cho thấy chúng ta biết mình phải cầu xin như thế nào.

Các Hội Thánh có nhiều nghi thức phải tự hỏi xem phải chăng việc sử dụng những lời khuôn sáo cổ điển ấy đang là một ngăn trở khiến người ta không thể cầu nguyện đúng được. Và những Hội Thánh không có nghi thức, cho chúng ta tự do muốn cầu nguyện lúc nào cũng được cũng nên tự hỏi phải chăng mình đang trần tục hóa sự cầu nguyện, hay đang khiến cho trong sự cầu nguyện không còn gì sâu nhiệm nữa.

Và bây giờ chúng ta đi bước thứ ba vào trọng tâm suy nghĩ của Phaolô. Đúng lúc hay không đúng lúc, phải theo khuôn mẫu hay tự nhiên, vấn đề quyết định đó là, nói chung cầu nguyện có phải là điều có thể đối với chúng ta hay không? Phaolô có ý nói, với con người đây là một việc không thể. Khi cầu nguyện, chúng ta chuyện trò với một Đấng không giống với bất kỳ một con người nào mà là với Đấng đang gần gũi với chúng ta hơn cả chính chúng ta. Là quay về với một Đấng không bao giờ có thể trở thành đối tượng chúng chuyện trò được, bởi Ngài luôn luôn là chủ thể, là Đấng hành động và sáng tạo.



Đuốc Thiêng 97

1 Tôi phải làm gì để được cứu rỗi - ĐTPÂ
2 Thơ : Chúa yêu con - Emmanuel
3 Phierơ - Mục sư Nguyễn Văn Bình
4 Thơ : Vết chân trên cát - Vũ Quý Hảo
5 Hình ảnh Ðức Chúa Trời - Mục sư Vũ ngọc Văn
6 Ân tứ Thánh Linh - Mai Đào
7 Thơ : Mau về sống cảnh hiển vinh - Trần Nguyên Lam Bửu
8 Đời Chẳng ai ngờ - Vinh Bằng
9 Cầu Nguyện không nói ra được - Mỹ Khanh Fleckner
10 Xứ Do thái hồi Chúa Giê Xu sanh ra - Mai Đào
11 Giêrusalem, 4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
12 Xây nhà tình thương - Nguyễn Đình Bùi Thị
13 Ngày xưa nỗi nhớ - Bà Lê Văn Bắc



Chúng ta nói với Ngài những điều mà chẳng những Ngài đã biết rồi mà còn nhận thấy tất cả những động lực vô thức khiến ta thốt ra những lời nói ý thức của mình. Đó là lý do giải thích tại sao cầu nguyện là bất khả với con người. Từ nhận thức đó Phaolô đưa ra cho ta biết cầu nguyện đúng như thế nào: Ấy chính Đức Chúa Trời đang cầu nguyện qua chúng ta khi chúng ta đến cầu nguyện cùng Ngài. Chính Đức Chúa Trời đang ở trong chúng ta. Chữ Đức Thánh Linh ở đây cho chúng ta biết điều đó. Đức Thánh Linh là một cách nói khác để chỉ "sự hiện diện của Đức Chúa Trời" với quyền năng biến đổi, ban sự sống và gây rúng động của Ngài. Có một cái gì đó trong chúng ta mà không phải là chúng ta đang đại diện cho chúng ta trước Đức Chúa Trời. Chúng ta không bao giờ có thể bắc một cây cầu vào khoảng cách giữa Đức Chúa Trời và mình được, kể cả bằng sự cầu nguyện khẩn thiết và thường xuyên đến đâu. Khoảng cách đó chỉ có thể được chính Đức Chúa Trời bắc cầu. Và vì thế Phaolô chỉ cho chúng ta thấy một hình ảnh bất ngờ về Đức Chúa Trời, Đấng cầu thay cho chúng ta. Những biểu tượng như thế giống như mọi biểu tượng nói về Đức Chúa Trời đều trở thành phi lý nếu ta đem hiểu theo nghĩa đen. Nhưng lại trở thành phong phú khi ta hiểu được đúng. Biểu tượng về Đức Chúa Trời, Đấng đại diện cho chúng ta trước mặt Ngài, có nghĩa là Đức Chúa Trời biết chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta ý thức được. Ngài là Đấng "dò xét lòng dạ loài người": Đó là những chữ đã trở thành kiến thức ngày nay, cho rằng tiếng nói trong tâm ta là ngọn đèn ý thức leo lét đang vượt lên trên bóng tối lớn của bản năng và hình ảnh vô thức. Nhưng nếu quả vậy thì có ai ngoài Đức Chúa Trời có thể trình toàn bộ cuộc đời mình cho Đức Chúa Trời ngoài chính Ngài, Đấng duy nhất biết được những gì xảy ra trong đáy lòng chúng ta? Đó là điều giúp chúng ta hiểu được những gì sâu nhiệm trong sự cầu nguyện mà Phao-lô nói đến, qua câu: "Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta bằng những lời rên siết sâu xa hơn mọi lời nói". Chính vì mỗi lời cầu nguyện từ con người ra đều bất khả, chính vì khi cầu nguyện, ta bày ra trước mặt Đức Chúa Trời hết thảy những gì lẩn khuất bên trong con người của mình qua nhận thức của mình, trong đó có những thứ xảy ra mà chúng ta không thể mô tả bằng từ ngữ được. Ngôn từ xuất phát từ những gì chúng ta nhận thức và chúng ta lấy ý thức sử dụng ngôn từ; bởi vậy ngôn từ không phải là thực chất của cầu nguyện. Cốt lõi của cầu nguyện nằm trong sự hành động của Đức Chúa Trời, để biến đổi và khiến cả con người chúng ta được nâng lên. Những điều đó xảy ra đã được Phao-lô dùng chữ "rên siết" để mô tả. Khi ta rên siết ấy là khi ta bày tỏ sự yếu đuối của thân phận loài thọ tạo. Khi ta bày tỏ sự rên siết không nói được thành lời ta có thể đến gần Đức Chúa Trời hơn và sự than thở đó cũng chính là sự hành động của Đức Chúa Trời trong ta.

Và như vậy, cuối cùng chúng ta đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi mà các Cơ đốc nhân thường đặt ra: cầu nguyện như thế nào phù hợp nhất khi đến tương giao với Chúa? Cảm tạ hay nài xin, cầu thay, xưng tội hay ngợi khen? Phaolô không phân biệt những thứ đó, bởi đó chỉ là ngôn từ. Nhưng sự rên siết của Thánh Linh trong chúng ta cao sâu hơn nhiều so với ngôn từ và những gì được phân biệt rõ ràng như đã nói ở trên. Sự cầu nguyện của Đức Thánh Linh là đến gần Đức Chúa Trời trong quyền năng của Đức Chúa Trời và gồm tóm hết thảy mọi kiểu cách cầu nguyện.

Cuối cùng nói tóm một lời, những kẻ có cảm giác không nói lên được lời nguyện cầu và phải nín lặng trước mặt Đức Chúa Trời. Đó có thể là vì họ không có Thánh Linh mà đó cũng có thể có nghĩa là họ đang cầu nguyện trong câm nín, cái ta gọi là sự rên siết mà không ngôn từ nào có thể diễn tả được.