Đuốc Thiêng 97,
tháng 10 năm 2008
Phierơ là một trong 12 sứ đồ của Đức Chúa
Giê Xu
rất nổi danh đến nỗi không ai là Cơ đốc
nhân
mà không ngưỡng mộ ông, ngay cả những
người
ngoài Cơ đốc giáo cũng đều không lạ
gì
tên ông trải suốt thế kỷ đầu tiên của kỷ
nguyên
dương lịch đến nay. Ông là ai? Gia thế của
ông như
thế nào và cuộc đời dấn thân theo
Chúa
và phục vụ Chúa của ông ra sao?
I. Gia thế
A. Quê quán
Phierơ quê ở thành Bếtsaiđa (Giăng 1:44, 12:21),
một
thành ở phía bắc sông
Giôđanh, thuộc xứ
Galilê, nằm bên bờ biển hồ Galilê,
có khi Kinh
thánh còn gọi là biển
Tibêriát (Giăng
6:1, 21:1), do thành phố Tibêriát
(Giăng 6:23) nằm
trên bờ biển Galilê, được vua chư hầu
Hêrốt xây
cất và lấy tên vị hoàng đế
Tibère
César đương trị vì đế quốc La Mã
lên
ngôi năm 14 SC (sau Chúa) băng hà năm
37 SC
mà đặt tên cho thành. Cũng
có khi biển
Galilê được gọi là hồ
Ghênêxarết (Lu 5:1).
Biển Galilê nằm về phía đông tỉnh
Galilê, do
mực nước sông Giôđanh dâng cao tạo
thành,
nên nước ngọt trong sạch, có nhiều loại
cá sinh
sống. Bề dài tính theo hướng bắc nam chừng 19km,
chiều
ngang tính theo hướng đông tây rộng ước
chừng 11km,
thấp hơn mực nước biển Địa Trung Hải khoảng 200 thước, phía
đông và phía tây
có núi đồi cao
đến 300 thước bao bọc, còn phía tây bắc
thì
núi đồi thấp hơn. Trong thời Chúa Giê
Xu, chung
quanh bờ biển Galilê có một số thành
phố lớn như
Tibêriát, Bếtsaiđa, Cabênaum
và
Côraxin. Cư dân trong các
thành ấy đa số sống
về nghề chài lưới vì theo người ta
nói, có
22 loại cá khác nhau sinh sống ở biển hồ nầy.
Bếtsaiđa (Bethsaiđa) có nghĩa là nhà
của săn bắn
hoặc đánh cá. Có thể nơi đây
dân
chúng sống bằng hai nghề chính đó
nên
có tên như thế. Kinh thánh thỉnh thoảng
nói
tới Bếtsaiđa trong khi đề cập đến quê quán của
Phierơ
(Giăng 1:44, 12:21), còn những lần khác trong
hành
trình giảng đạo, chữa bệnh, làm phép
lạ của Đức
Chúa Giê Xu, Bếtsaiđa cũng thường được
liên hệ đến.
Sau khi hay tin Giăng Báptít bị giết thảm hại
và
sau khi các môn đồ được sai đi khắp nơi giảng Tin
Lành trở về tường trình công
tác Chúa
giao phó, Đức Chúa Giê Xu liền đem
môn đồ đến
một nơi vắng vẻ gần Bếtsaiđa vừa tĩnh tâm vừa dạy dỗ huấn
luyện
họ (Lu 9:10). Dân chúng hay tin kéo
nhau lũ lượt
đến nghe Ngài giảng đạo, cũng đem nhiều người bệnh tật đến
xin
Ngài chữa lành. Ngài giảng đạo, chữa
bệnh từ
sáng cho đến tối không ngơi nghỉ. Đoàn
dân bị
đói, Đức Chúa Giê Xu thấy vậy
làm
phép lạ hóa bánh cho họ, số người chưa
tính
đàn bà và con nít
lên đến 5000 ăn no
nê mà còn dư thừa 12 giỏ đầy. Ngay
đó, Đức
Chúa Giê Xu ra lệnh cho đoàn
dân ai về
nhà nấy, còn các môn đồ
thì
Ngài bảo xuống thuyền đi trước lấy hướng Bếsaiđa để từ
đó
qua xứ Ghênêxarết (Mác 6:45,53).
Bếtsaiđa được coi là thành bị rủa sả
vì dân
thành chứng kiến phép lạ của Đức Chúa
Giê Xu
làm, song họ vẫn cứng lòng không chịu
ăn năn (Ma
11: 20,21). Có lẽ vì thế nên
có lần tại
đây có một người mù được người ta dẫn
đến xin Đức
Chúa Giê Xu chữa lành cho,
Ngài không
chữa lành ngay tại đó mà dẫn người
mù nầy
ra khỏi làng. Sau khi khiến người mù
sáng mắt, Đức
Chúa Giê Xu còn khuyên người
ấy đừng trở
vào trong làng đó nữa (Mác
8:22-26).
Không ai biết vì lý do gì
sau nầy Phierơ
lìa bỏ nơi sinh quán Bếtsaiđa tới
Cabênaum sinh
sống. Đây là thành phố nằm về
phía tây
bắc biển Galilê, "gần mé biển, giáp địa
phận xứ
Sabulôn và xứ Néptali" (Ma 4:13-14). Ở
đây,
Phierơ có nhà, mà Kinh
thánh gọi là
"nhà của Simôn và Anhrê"
(Mác 1:29),
có thể hai anh em cùng ở chung nhà với
nhau. Người
ta tin rằng nhà của Phierơ nằm ngay trước Nhà Hội
Cabênaum, một nhà hội nay chỉ còn trơ
lại những
hàng cột sừng sững ngay sát mé biển.
Trước
nhà hội đó, các nhà khảo cổ
đã
tìm thấy một nền nhà còn để lại vết
tích
bên dưới lớp đất mỏng với những phòng
xây gạch
dù đã đổ nát hoang tàn
và họ
đoán đó là nhà của Phierơ.
Kinh
thánh còn cho biết tại ngôi
nhà nầy,
có sự hiện diện của bà gia Phierơ (Mác
1:30), đồng
nghĩa với việc Phierơ có vợ, đúng như
Phaolô
có lần nói Phierơ cùng dẫn vợ đi theo
mình
trong các cuộc truyền giáo (I Cô 9:5).
Giáo
phụ Clément ở Alexandrie còn thuật chuyện rằng
Phierơ
và vợ sau nầy cùng bị dẫn đi hành
quyết chung với
nhau. Khi thấy vợ bị điệu đi tử đạo trước mình, Phierơ vui
mừng
vì bà được gọi về nhà trên
trời, nên
lên tiếng khích lệ vợ: "Hãy nhớ đến
Chúa".(Chuyện Hay ý Đẹp 1/13).
Từ lúc hay tin Giăng Báptít bị cắt đầu
chết do
lệnh của vua Hêrốt, Đức Chúa Giê Xu liền
rời
Naxarét đến Cabênaum (Ma 4:12-13), bấy giờ
nhà của
Phierơ trở thành trung tâm truyền đạo của
Ngài. Mỗi
khi cuộc hành trình đây đó
xong, Ngài
đều về Cabênaum. Nhằm ngày Sa bát nọ,
Đức
Chúa Giê Xu vào nhà hội
Cabênaum,
Ngài lấy Kinh thánh dạy dỗ một cách
có
quyền phép khiến ai nấy lạ lùng và cảm
động. Ngay
hôm ấy, tại nhà hội một biến cố đầy năng quyền xảy
ra, một
người bị tà ma ám la lớn run sợ vì
có sự
hiện diện của Đức Chúa Giê Xu. Ngài
đuổi tà
ma ra khỏi người bị ám hại. Từ đó danh tiếng của
Đức
Chúa Giê Xu được đồn ra khắp cả miền xung quanh xứ
Galilê (Mác 1:21-28).
"Vừa ra khỏi nhà hội, Chúa và
môn đồ đi với
Giacơ cùng Giăng vào nhà
Simôn và
Anhrê. Vả, bà gia Simôn đương nằm
trên giường,
đau rét; tức thì chúng thưa với
Ngài về
chuyện người. Ngài bèn lại gần, cầm tay người đỡ
dậy;
bệnh rét dứt đi, và người bắt tay hầu hạ"
(Mác
1:29-31), để thấy cả gia đình Phierơ là gia
đình
phụng sự Chúa. Nhà của ông,
luôn cả người
nhà của ông đều cung hiến cho công việc
của
Chúa.
B. Danh tánh
Phierơ con của Giôna (Ma 16:17, Giăng 1:42, 21:15). Kinh
thánh không hề nói cho biết
Giôna là
ai, chỉ biết Giôna có nghĩa là "chim bồ
câu"
biểu tượng của hòa bình, và của
tâm
tánh hiền từ, yên lặng. Có
câu chuyện lầm lẫn
giữa Giôna cha của Phierơ và tiên tri
Giôna
trong thời Cựu ước không thể nín cười được.
Có một
Chấp sự nọ chia sẻ lời Chúa trong một buổi tỉnh nguyện.
Ông dùng khúc kinh thánh
trong Giăng
21:15-17 để kể lại lúc Phierơ gặp Chúa
Giê Xu phục
sinh trên bờ biển Tibêriát và
sự trò
chuyện giữa Chúa Giê Xu với Phierơ. Với khẩu
tài
và nghệ thuật kể chuyện sống động, ông
đóng vai
Chúa Giê Xu chất vấn Phierơ:
-Hỡi Simôn, con Giôna! Cha ngươi đã
không
vâng lời ta. Ta truyền lệnh cho cha ngươi phải đi qua Ninive
thành lớn giảng đạo kêu gọi dân
thành Ninive
ăn năn tội lỗi để khỏi bị hủy diệt, cha ngươi không đi lại
trốn
ta xuống tàu qua Tarêsi, nay lại tới ngươi nữa.
Ngươi
đã chối ta ba lần. Bây giờ, ta xin hỏi ngươi ba
lần:
- Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta hơn
những kẻ nầy chăng?
- Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta
chăng?
- Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta
chăng?
- Ngươi hãy trả lời đi!
Cả hội chúng bên dưới sửng sốt vì vị
Chấp sự
đã nhầm lẫn vị tiên tri Giôna thời Cựu
ước sống hằng
bảy tám trăm năm (800-750 TC) trước so với Giôna,
cha của
Simôn trong thời Tân ước. Ông tưởng hai
ông
Giôna là một nên mới diễn đạt như thế.
Đọc Kinh thánh, ta thấy Phierơ mang 3 tên
khác
nhau. "Trong hai người đã nghe điều Giăng nói
và
đi theo Đức Chúa Giê Xu đó, một
là
Anhrê, em của Simôn Phierơ. Trước hết người gặp anh
mình là Simôn, thì
nói rằng:
Chúng ta đã gặp Đấng Mêsia (nghĩa
là Đấng
Christ). Người bèn dẫn Simôn đến cùng
Đức
Chúa Giê Xu. Ngài vừa ngó
thấy Simôn,
liền phán rằng: Ngươi là Simôn, con của
Giôna, ngươi sẽ được gọi là Sêpha (nghĩa
là
Phierơ)" (Giăng 1:40-42).
1. Simôn
Tên cha mẹ đặt cho Phierơ là Simôn. Theo
cách
gọi của người Do thái trong chữ Hêbơrơ đọc
là
Simêôn, còn cách gọi của
người Hy Lạp
là Simôn. Ta có thể hiểu,
Simêôn
là tên Do thái của Phierơ,
còn Simôn
là tên Hy lạp của ông. Cả hai chữ đều
có
nghĩa là "nghe, hay người nghe".
Kinh thánh thường nói đến tên
Simôn (Ma 4:18,
10:2, Mác 1:16, Giăng 1:41, 42). Tên
Simôn được đề
cập tới không phải ngẫu nhiên, song ta thấy dường
như
có hai trường hợp sau đây mà Kinh
thánh
nói đến.
Đuốc Thiêng 97
1
Tôi phải
làm gì để được cứu rỗi - ĐTPÂ
2
Thơ : Chúa
yêu con - Emmanuel
3 Phierơ - Mục sư Nguyễn Văn Bình
4
Thơ : Vết chân
trên cát - Vũ Quý Hảo
5
Hình ảnh Ðức
Chúa Trời - Mục sư Vũ ngọc Văn
6
Ân tứ Thánh
Linh - Mai Đào
7
Thơ : Mau về sống cảnh hiển vinh
- Trần Nguyên Lam Bửu
8
Đời Chẳng ai ngờ -
Vinh Bằng
9
Cầu Nguyện không
nói ra được - Mỹ Khanh Fleckner
10
Xứ Do thái hồi
Chúa Giê Xu sanh ra - Mai Đào
11
Giêrusalem, 4000 năm
lịch sử - Lạc Hồ
12
Xây nhà
tình thương - Nguyễn Đình
Bùi Thị
13
Ngày xưa nỗi nhớ
- Bà Lê Văn Bắc
Trước tiên, tên Simôn được Kinh
thánh
dùng đến khi vấn đề liên quan tới gia
đình, mối
liên hệ bạn bè hay nghề nghiệp. Tỉ như
Mác hay Luca
nói tới nhà của Simôn, bà
gia của
Simôn (Mác 1:29, 30, Luca 4:38) hoặc khi
nói về
chiếc thuyền đánh cá của Simôn
cùng
các đồng nghiệp của ông.
Thứ hai, trong trường hợp liên hệ tới mối tương giao mật
thiết
giữa Phierơ và Chúa Giê Xu,
tên Simôn
cũng được sử dụng đến. Tỉ như trong lúc Chúa
Giê Xu
xuống thuyền của Simôn, Ngài ngồi giảng đạo, sau
đó
Ngài bảo Simôn chèo ra nơi
sâu thả lưới, kết
quả lưới đầy cá, đến nỗi Simôn quì
xuống dưới
chân Chúa xưng nhận tội lỗi mình (Luca
5:1-11).
Hoặc lúc Simôn xưng nhận Đức Chúa
Giê Xu
là "Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống" (Ma
16:17)
khi ấy mối tương giao giữa ông với Chúa
lên đến tột
đỉnh, tên Simôn cũng được dùng đến. Sau
khi
Chúa Giê Xu về trời, thiên sứ bảo
Cọtnây, một
đội trưởng La Mã cho người mời Phierơ tới giúp
ông
tin Chúa. Họ tìm đến nhà Phierơ hỏi:
"Đây
có phải là nơi Simôn, tức Phierơ ở
chăng?".
2. Sêpha
Phierơ còn mang một tên khác nữa
là
Sêpha, một tên hoàn toàn
không do cha
mẹ đặt khi ông sinh ra, nhưng do chính Đức
Chúa
Giê Xu đặt cho khi em ông là
Anhrê dẫn
ông tới gặp Ngài. "Ngài vừa
ngó thấy
Simôn, liền phán rằng: Ngươi là
Simôn, con
của Giôna, ngươi sẽ được gọi là Sêpha
(nghĩa
là Phierơ)" (Giăng 1:42). Theo tiếng Araméen,
Sêpha
có nghĩa là "đá", đồng nghĩa với tiếng
Hy Lạp
"Pétros" mà tiếng Pháp dịch ra
là "Pierre"
cũng có nghĩa là "đá". Khi dịch bản
Kinh
thánh Việt Nam vào năm 1925, các dịch
giả
có lẽ căn cứ theo cuốn Kinh thánh tiếng
Pháp
nên dịch chữ Pierre ra chữ Phierơ, trong khi bản dịch của
Kinh
thánh La Mã giáo dùng chữ
Phêrô, còn các bản dịch mới
sau nầy kể cả bản
diễn ý của Mục sư Lê Hoàng Phu
thì
dùng chữ Phêrơ, căn cứ trên chữ Hy Lạp.
Kinh thánh dùng tên Sêpha để
nói về
Phierơ nhiều lần. Khi khuyến cáo Hội thánh
Côrinhtô về tình trạng phe
nhóm làm
đau đớn thân thể Đấng Christ, Phaolô nói
tới một
nhóm người lấy tên Sêpha làm
đầu trưởng cho
phe mình, "ta là của Sêpha" (I
Cô 1:12,
3:22). Phaolô nói thẳng: "Vậy, chớ ai khoe
mình về
loài người, vì mọi sự đều thuộc về anh em: Hoặc
Phaolô, hoặc Abôlô, hoặc Sêpha,
hoặc thế gian,
hoặc sự sống, hoặc sự chết, hoặc những sự bây giờ, hoặc những
sự
hầu đến. Hết thảy mọi sự đều thuộc về anh em, anh em thuộc về Đấng
Christ, Đấng Christ thuộc về Đức Chúa Trời" (I Cô
3:21-22).
Một lần khác, khi Phaolô bênh vực quyền
Sứ đồ của
mình, ông nói: "Chúng
tôi há
không có phép ăn uống sao?
Há không
có phép dắt một người chị em làm vợ đi
khắp nơi
với chúng tôi như các sứ đồ
khác cùng
các anh em Chúa và Sêpha
đã
làm hay sao?" (I Cô 9:4-5).
Khi đề cập tới sự sống lại của Chúa Giê Xu,
Phaolô
nói: "Ngài đã hiện ra cho
Sêpha, sau lại
hiện ra cho 12 sứ đồ" (I Cô 15:5). Và khi viết thư
cho Hội
thánh Galati, thuộc Tiểu Á, Phaolô kể
lại thế
nào ba vị sứ đồ cột trụ tức Sêpha, Giacơ
và Giăng
trao tay hữu giao kết với ông và Banaba cho chức
vụ giảng
đạo cho người ngoại bang, còn họ thì lo đặc biệt
cho
người Do thái (Galati 2:9).
3. Simôn Phierơ
Phierơ còn có một tên kép
là
"Simôn Phierơ", hai tên Hy lạp đi chung với nhau.
Tại sao
Kinh thánh lại dùng tên kép
đối với Phierơ
như thế? Có thể dùng như vậy để nhắc nhở Phierơ
một biến
cố làm thay đổi đời sống của ông. Từ một
Simôn chỉ
biết "nghe", một "người nghe" do cha mẹ đặt cho, khi gặp
Chúa
Cứu Thế Giê Xu, tên ông được
Chúa đổi
thành Sêpha (Pétros) nghĩa
là "đá"
với bản chất "rắn chắc" góp phần xây dựng Hội
thánh
Đấng Christ trên trần gian, một tinh thần can đảm dấn
thân
rao giảng Tin Lành, mở cửa Nước Trời cho người hư mất bước
vào hưởng phước hạnh đời đời trong Nước hằng sống của
Chúa. Ông là người tín hữu
không chỉ
"nghe", nhưng là một sứ đồ vượt muôn
ngàn thử
thách gian khổ để "nói" về Chúa cho cả
người Do
thái lẫn người ngoại bang. Mỗi lần nhắc tới tên
kép
"Simôn Phierơ" ông đều nhớ tới sự chuyển biến đổi
thay lớn
lao trong đời sống gặp Chúa của ông với những
nhiệm vụ cặp
theo.
Ý nghĩa của tên kép nầy tạo cho Phierơ
những ấn
tượng và quyết tâm lớn. Một lần kia, khi
đoàn
dân đông theo Chúa mong ước
Ngài ban
phép lạ hóa bánh cho ăn như lần trước,
song
Chúa Giê Xu chỉ giảng về bánh hằng
sống, kêu
gọi họ tiếp nhận chính Ngài là
bánh từ
trời, lời giảng không làm thỏa mãn
đòi hỏi
ham muốn thể xác nên họ lìa bỏ
Ngài
rút lui không theo Ngài nữa, trong số
đó
cũng có một số môn đồ, khiến ai nấy phải ngạc
nhiên.
Nhìn các sứ đồ còn lại, Đức
Chúa Giê
Xu hỏi: "Còn các ngươi cũng muốn lui chăng?". Bấy
giờ
Simôn Phierơ với một lời sắt đá, thưa rằng: "Lạy
Chúa, chúng tôi đi theo ai?
Chúa có
những lời của sự sống đời đời, chúng tôi
đã tin
và nhận biết rằng Chúa là Đấng
Thánh của
Đức Chúa Trời" (Giăng 6:66-69). Nhiều lần khác
như trường
hợp Chúa rửa chân cho các môn
đồ (Giăng
13:6), lúc Chúa bị kẻ phản bội dẫn
lính bắt trong
vườn Ghếtsêmanê (Giăng 18:10), lúc theo
Chúa
vào sân thầy tế lễ thượng phẩm (Giăng 18:15-25),
hay khi
chứng kiến Chúa phục sinh (Giăng 20:6, 21:2,11,15)
tên
kép Simôn Phierơ đều được dùng tới như
một lời nhắc
nhở chớ yếu lòng hay sợ hãi, nhưng phải vững
chí
như đá. Còn nhiều trường hợp khác cũng
tương tự
như thế. Mỗi lần Kinh thánh dùng tên
kép
"Simôn Phierơ" là mỗi lần đánh động
quyết tâm
của Phierơ, phải can đảm trước mọi khổ đau bắt bớ, phải sẵn
sàng
hoàn tất trách nhiệm quản lý
nhà Đức
Chúa Trời (I Phi 4:10) do chính Đức
Chúa Giê
Xu kêu gọi và phó thác.
C. Nghề nghiệp
Trước khi được Đức Chúa Giê Xu kêu gọi
trở
thành sứ đồ, Phierơ vốn làm nghề chài
lưới
trên biển hồ Galilê. Nghề chài lưới phải
thức khuya
dậy sớm, phải dầm mưa dãi nắng cực nhọc mới hy vọng
có
ăn. Ông có ghe thuyền riêng cho
mình (Luca
5:2-3), có cả chài lẫn lưới, vì Kinh
thánh
nói ông "vốn làm nghề chài"
(Mác
1:16), và "vốn là người đánh
cá" trên
biển Galilê (Ma 4:18). Chính do nghề nghiệp
đó
mà về sau các thầy tế lễ, các trưởng
lão
và các thầy thông giáo của
dân Do
thái xem thường Phierơ, cho ông là
người "dốt
nát không học" (Công vụ 4:13), nhưng họ
quên
rằng Phierơ được ngồi dưới chân Chúa Giê
Xu học nơi
vị thầy thiên thượng, khôn ngoan và năng
quyền vĩ
đại hơn bất cứ giáo sư nổi tiếng nào
khác
trên thế giới xưa nay, vì vậy họ buộc phải
thú nhận
" chúng thấy sự dạn dĩ của Phierơ và Giăng...
thì
lấy làm lạ, lại biết hai người từng ở với Chúa
Giê
Xu" (Công vụ 4:13) nên mới có được đời
sống lạ
lùng như thế.
Nghề chài lưới cũng là một nghề có thu
hoạch thất
thường, có khi được cá thật nhiều đem
bán lấy tiền
độ nhật, nhưng cũng có lúc kéo lưới
thâu
đêm cũng chẳng được con cá nào. Người
chài
lưới chỉ còn biết kéo lưới lên giặt
và ngồi
vá lưới chờ đợi cơ hội khác hy vọng có
ngày
được mẻ lưới nhiều cá. Phierơ ít nhất hai lần
Kinh
thánh ghi lại là suốt đêm nỗ lực
làm việc
nhưng kết quả không được con cá nào.
Lần thứ nhứt, "Khi Đức Chúa Giê Xu ở
trên bờ hồ
Ghênêxarết, đoàn dân chen lấn
nhau xung quanh
Ngài, đặng nghe đạo Đức Chúa Trời.
Ngài thấy hai
chiếc thuyền đậu gần bờ, người đánh cá
đã xuống
khỏi thuyền giặt lưới, thì Ngài lên một
chiếc
thuyền trong hai chiếc, là chiếc của Simôn, biểu
người đem
ra khỏi bờ một chút, rồi Ngài ngồi mà
dạy dỗ
dân chúng. Khi Ngài phán
xong thì
biểu Simôn rằng: Hãy chèo ra
ngoài sâu
thả lưới mà đánh cá. Simôn
thưa rằng : Thưa
thầy, chúng tôi đã làm suốt
đêm
không bắt được chi hết, dù vậy tôi cũng
nghe lời
Thầy mà thả lưới" (Luca 5:1-5).
Lần thứ hai, Kinh thánh ghi lại tại nơi gần biển
Tibêriát "Simôn Phierơ nói
rằng : Tôi
đi đánh cá. Các người kia trả lời
rằng:
Chúng tôi đi với anh. các người ấy ra
đi xuống
thuyền, nhưng trong đêm đó, chẳng được chi hết"
(Giăng
21:3).
May thay, mỗi lần đánh cá thất bại, là
mỗi lần
Phierơ được Đức Chúa Giê Xu xuất hiện cứu
giúp. Lần
đầu, Đức Chúa Giê Xu bảo Phierơ chèo
thuyền ra
sâu mà thả lưới. Vâng lời chỉ dẫn của
Chúa,
Phierơ "thả lưới xuống, được nhiều cá lắm, đến nỗi lưới phải
đứt
ra. Họ bèn ra dấu gọi đồng bạn mình ở thuyền
khác
đến giúp, bạn kia đến chở cá đầy hai chiếc
thuyền, đến
nỗi gần chìm" (Luca 5:6-7). Lần đánh
cá sau,
"Ngài phán rằng: Hãy thả lưới
bên hữu
thuyền, thì các ngươi sẽ được. vậy các
người ấy
thả lưới xuống, được nhiều cá đến nỗi không thể
kéo
lên nữa.... Simôn Phierơ xuống thuyền,
kéo tay lưới
đầy một trăm năm mươi ba con cá lớn lên bờ,
và dầu
nhiều cá dường ấy, lưới vẫn không đứt" (Giăng 21:
6, 11).
Nhờ Đức Chúa Giê Xu mà nghề
đánh cá
của Phierơ thành công lạ lùng vượt
quá
trí tưởng của con người.