Giêrusalem,
4000 Năm Lịch Sử - Lạc Hồ
Đuốc Thiêng
101,
tháng 07 & 09 năm 2009
Nguyên
tác :
sách "Les croisades vues par les arabes" - Thập tự dưới mắt
người Ả rạp.
Nhà
Xuất bản: JC Lattès, Paris, 1983.
Tác
giả : Amin Maalouf.
Trích
dịch : Lạc
Hồ.
(coi Đuốc
Thiêng từ số 3)
Chương 51/6: Mưu loạn này khác ở Damas (tiếp theo)
Chiến trận ở Homs
Homs là một thành lớn ở trung tâm xứ
Syrie, cứ bị dòm ngó luôn
luôn, thành ra khi thì phải thần phục
chủ tỉnh Alep, khi thì Damas. Lúc này,
Homs ở dưới quyền Damas, chủ tỉnh là Ounar, thì
thấy quân của Zinki kéo đến muốn chiếm. Ounar
khôn lắm, biết mình không thể đương đầu
với Zinki, bèn báo tin cho quân Franj ở
Tripoli, là mình sẽ đầu hàng Zinki.
Các hiệp-sĩ Franj ở Tripoli chẳng muốn có Zinki
thường xuyên ở Homs, chỉ cách Tripoli
có hai ngày đuờng, họ bèn đem
quân đi đánh Zinki. Zinki thấy sẽ bị hai
quân Homs và Tripoli tiến đánh hai mặt,
bèn bỏ chuyện chiếm thành Homs, ký
hoà ước với Ounar, rồi đem quân đi đánh
pháo đài Baarin, là pháo
đài mạnh nhứt trong vùng của quân
Franj. Quân Franj thấy vậy, báo tin cho vua
Foulque ở Jerusalem, vua này đem quân đến cứu.
Trận chiến không kéo dài, vì
quân vua Foulque quá mỏi mệt, bị đánh
tan, vua Foulque chỉ kịp rút vào trong
pháo đài, sai báo tin về Jerusalem.
Sau cùng, Zinki thoả thuận cho Foulque đầu hàng,
được ra về sau khi đã nộp tiền chuộc 50 ngàn
dinars. Foulque mới thoát ra chưa lâu,
thì thấy quân Jerusalem kéo tới, hối
tiếc chuyện nộp tiền chuộc, nhưng đã trễ.
Quân
grec đánh quân Franj - Vây
thành Chayzar
Zinki mới thâu được pháo đài Baarin,
thì nghe tin chẳng lành. Thành Alep
của mình bị đe doạ, vì hoàng đế xứ
Grec, tên là Jean Commène
kéo quân đến gần. Jean Commène kế vị
cha là Alexis, vừa mới chết.
Zinki gấp rút kéo quân về để bảo vệ
Alep. Dân chúng Alep cũng lo củng cố
các công sự, lo vét cho sạch
các hào quanh tường thành,
vì trong thời bình, họ có
thói xấu là vứt rác xuống
đấy. Nhưng lại có tin tốt lành:
quân Grec không dừng lại Alep, mà đi
luôn tới Antioche.
Và lại tin mừng hơn nữa: quân Grec đã
đặt máy và bắn đá vào
thành Antioche. Vì sao cả hai phe cùng
là dân cơ-đốc, mà lại đánh
nhau? Vì đế quốc Roum (một tên nữa của đế quốc
Grec) vẫn không thôi coi Antioche là của
mình. Zinki để mặc cho hai phe cơ đốc xâu
xé nhau, y trở lại vây hãm
thành Homs.
Nhưng Roums và Franj thoả thuận được với nhau.
Quân Franj hứa là sẽ trao Antioche cho
quân Roums. Để bù lại, quân Roums hứa
là sẽ nộp cho quân Franj nhiều thành
hồi giáo ở xứ Syrie. Do thoả thuận này,
tháng 3 năm 1138, hai phe hợp tác bắt đầu chiến
trận mới, khởi đầu là đánh thành
Chayzar. Họ dự tính là thành
này không thuộc về phạm vi của Zinki,
thì Zinki sẽ không can thiệp.
Nhưng họ lầm. Chính Zinki, khi được tin này, đứng
ra tổ chức mặt trận phía hồi giáo, và
tổ chức rất tài tình. Chỉ trong vài
tuần lễ, y đảo lộn hết đông phương. Y sai sứ giả đến
Anatolie, thuyết phục được Danishmend, chủ thành Niksar, đem
quân đánh đất đế quốc Roum, trong khi vua Roum bận
chiến tranh ở đây. Y sai bộ hạ đến Bagdad, lại gây
rối và kêu rêu như Khachab đã
làm năm 1111, làm cho sultan Massoud phải đem
quân đi cứu Chayzar. Y gởi thơ đi các chủ tỉnh
khác ở vùng Syrie, vừa yêu cầu vừa doạ
nạt, phải gom hết sức đến cứu Chayzar. Đoàn quân
của Zinki kém quân cơ đốc vể quân số,
nên không đánh trực diện, mà
dùng chiến thuật du kích đánh sẻ.
Và điểm tài tình nhứt của Zinki,
là về mặt tuyên truyền. Y thông tin cho
hoàng đế Jean Commène, rằng Danishmend đang
phá rối ở mặt sau đế quốc Roum. Y đưa tin cho hai tướng của
phe Franj, là Jocelin d’Edesse, và
Raymond d’Antioche, lúc này đang nằm
trong bộ tham mưu của quân Roum, nói đại
ý "há các anh chẳng biết rằng nếu
quân Roum chiếm được một thành nào ở xứ
Syrie để làm căn cứ địa, thì rồi chúng
sẽ chiếm hết mọi thành khác của các
anh sao?" Y sai nhiều nhân viên, đa số
là dân cơ đốc xứ Syrie, đến phao tin với binh sĩ
Roum và Franj, rằng có những đạo quân
hùng mạnh đến cứu Chayzar đang đi từ xứ Perse, từ Irak, từ
Anatolie.
Lý luận tuyên truyền của Zinki làm
siêu lòng và nản chí nhiều
người, nhứt là về phía quân Franj.
Trong khi hoàng đế Roum đích thân đội
mũ sắt ra chỉ huy việc bắn đá vào
thành Chayzar, thì các tướng Franj
xúm nhau trong lều chơi súc sắc. Hoàng
đế Roum thấy vậy, chán ngán, thôi
không vây thành Chayzar, và
ngày 21 tháng 5 năm 1138, hoàng đề
Roum cưỡi ngựa rút vào thành Antioche,
có Raymond và Jocelin theo sau.
Với Zinki, đây là chiến thắng vĩ đại. Thế giới hồi
giáo đang run sợ khi thấy quân Roum và
quân Franj liên minh với nhau đi đánh
mình, nay thoát nạn, coi Zinki là cứu
tinh.
Chiếm lại
Edesse.
Đúng là cứu tinh, và cứu tinh
tài tình. Ngày thứ bẩy 23
tháng 12 năm 1144, Zinki chiếm được Edesse, thủ đô
của 1 trong 4 quốc gia Franj ở đông phương, ôi sung
sướng thay, mở màn cho thời đại phe hồi giáo
chinh phục lại quê hương mình khỏi tay bọn
xâm lăng.
Đuốc
Thiêng 101
01
Càng
nhiều càng tốt - ĐTPÂ
02
Thơ:
Kỷ niệm Đại Hội Tin Lành Âu Châu-
Đức Huy
03
Thơ:
Đại Hội Tin Lành Âu Châu Hòa
Lan - Đức Huy
04
Kiếp
phù sinh - TC Hừng Đông
05
Phục vụ
Chúa - Mục sư Nguyễn Văn Bình
06
Cao đẹp
tình Cha - Nguyễn Đình Bùi
Thị
07
Tình
mẫu tử - Bà Lê Văn Bắc
08
Thơ: Phụng
sự
Chúa
- Đức Huy
09
Đời chẳng
ai ngờ - Vinh Bằng
10
Tiểu sử
Thánh Ca - Fanyia
11 Giêrusalem, 4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
12
Xứ Do
Thái khi
Chúa Jêsus khởi sự công tác
- Mai Đào
13
Đức
Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi:
Tôi sẽ chẵng thiếu thốn gì - MSNC
Lê Văn Thể
14
Cục gạch
- Thanh Nguyên
15
Phát
triễn và bảo tồn thực vật - Dr Trương
Hoàng Lâm
16
Tin Tức
- Vinh Bằng