Đặc san báo Đuốc
Thiêng - Chủ bút Mục sư Nguyễn Văn Bình
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (4/4) - Mục sư
Nguyễn Văn Bình
Đuốc Thiêng
104, năm 2011
IV. Giai
đoạn phát triển (1975-2011)
Đầu tháng 1-1975 chiến sự tại Việt Nam trở nên
ác
liệt, sau đó không lâu kéo
theo cuộc di tản
chết chóc tang thương chưa từng thấy trong lịch sử
dân
tộc, hàng chục ngàn người từ các tỉnh
Cao
nguyên và miền Trung đổ vào Nam tạm cư.
Tới
30-4-1975, thì chiến tranh kết thúc, đất nước
được thống
nhất với tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt
Nam. Hằng trăm gia đình giáo sĩ của Hội Truyền
giáo Phước Âm Liên Hiệp (CMA) trước
đó
đã rời khỏi Việt Nam cho đến nay không thể quay
trở lại.
Hằng triệu người bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện, cả phi cơ,
tàu bè lẫn vượt biển bằng những chiếc ghe nhỏ
bé
trên đại dương mênh mông, hay vượt
biên qua
các nước lân cận bằng đường bộ tìm
đường tới nước
thứ ba, trong số có khoảng 40 Mục sư, Truyền đạo
và
khoảng 1600 tín đồ. Nhiều tín hữu chết
trên đường
vượt biên di tản. Một số Mục sư, Truyền đạo và con
cái Chúa ở lại đi học tập cải tạo trong
các trại
tập trung, một số chết trong khi cải tạo như Mục sư Nguyễn văn Năm, Mục
sư Nguyễn văn Thắng thuộc ngành Tuyên
úy Tin
Lành. Đổi lại, một số sĩ quan cao cấp của quân đội
Việt
Nam Cộng Hòa trong đó có cả tướng
tá tin
Chúa trong các trại cải tạo do tín hữu
hoặc Mục
sư, Truyền đạo cùng cảnh ngộ truyền bá
Phúc
âm cho họ. Một số khác tin Chúa sau khi
đến
các trại tị nạn ở Đông Nam Á hay đến
các
nước thứ ba. Hàng trăm Hội thánh lại được
thành
lập khắp các châu lục như Mỹ Châu,
Âu
Châu, Úc Châu và
Á Châu.
A.
Hội thánh Miền Nam
Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) giai đoạn
từ năm
1975 đến 2011 phải đối diện với muôn ngàn
khó khăn
về nhân lực, nhiều nhà thờ và cơ sở
bệnh viện,
trường học bị mất mát, Thánh Kinh Thần Học Viện
cũng bị
đóng cửa suốt 27 năm (1976-2003) khiến nguồn nhân
lực cho
sự lãnh đạo Hội thánh bị gián đoạn
lâu
dài. Tín đồ thì bơ vơ đói
nghèo,
túng thiếu bởi chế độ bao cấp. Số Hội thánh
còn
lại thì cố gắng duy trì trong nội bộ. Việc truyền
giảng
Tin Lành cho đồng bào bị hạn chế chỉ trong
nhà thờ
mà thôi, mọi hình thức chứng đạo
cá
nhân đều bị nghiêm cấm. Hai địa hạt ở
miền Cao
nguyên của người sắc tộc hầu như bị tan rã. Nhiều
Mục sư,
Truyền đạo phải tự lực cánh sinh bằng mọi phương
cách
có thể được nhằm duy trì Hội thánh như
làm
ruộng, bán nước mía, có Mục sư
còn đi
buôn bán heo con ở chợ tạm sống qua
ngày để phục vụ
Chúa, vì không còn
có sự trợ
giúp nào khác. Hội Đồng Tổng
Liên Hội lần
thứ 41 tổ chức tại Sàigòn từ ngày
15-17
tháng 6 năm 1975 diễn ra trong bầu không
khí ngột
ngạt, lo sợ một tương lai mù mịt cho Hội thánh.
Một năm
sau, cũng tại Sàigòn, từ ngày 13-15
tháng 6
năm 1976, Hội Đồng Tổng Liên Hội lần thứ 42 đã bầu
Mục sư
Ông văn Huyên làm Hội trưởng Hội
thánh Tin
Lành Việt Nam (1976-1999), và Mục sư
Đoàn văn
Miêng giữ chức Phó hội trưởng, và kể từ
đó,
suốt 25 năm sau mới được phép tổ chức Hội Đồng Tổng
Liên
Hội một lần nữa. Đa số các Chủ Nhiệm Địa Hạt lần lượt qua
đời
hay hưu hạ, chỉ còn Phó Chủ Nhiệm hoặc Thư
ký Địa
hạt kiêm nhiệm mà thôi, trong khi Mục sư
Hội trưởng
Ông văn Huyên già yếu, lại bị
mù mắt,
lãnh đạo một Hội thánh trong giai đoạn cực kỳ
khó
khăn gian khổ lâu dài như thế không phải
là
một việc dễ dàng. Kinh thánh, Thánh ca
và
sách báo không được phép in
ấn hoặc lưu
hành. Cái gì còn lại
thì cố gắng
gìn giữ để duy trì công việc
Chúa.
Thế nhưng Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, can
đảm, đức hy
sinh chịu khổ, sự kiên trì chịu đựng cho
các
nhà lãnh đạo Hội thánh để
gìn giữ và
phát triển Hội thánh. Hội thánh Trần
Cao Vân
và Hội thánh An Đông bùng
lên một thời
gian trước khi bị đóng cửa vĩnh viễn đã đem nhiều
linh
hồn trở về với Chúa và gây dựng đời
sống tâm
linh cho con dân Ngài. Các Hội
thánh
nào không bị đóng cửa trở
thành đông
đúc tín đồ hơn. Con cái
Chúa tìm về
nơi nhà Chúa để ẩn mình
«trong bóng
cánh che chở toàn năng của
Ngài» Số người
tin Chúa gia tăng đáng kể, hầu như tuần
nào cũng
có người thêm vào Hội thánh.
Máu của
những người tử đạo cùng những cơn bắt bớ dưới sự cai trị của
Chúa luôn gặt hái những kết quả
mà lịch sử
Hội thánh xưa còn để lại bằng chứng.
Chúa
dùng hoàn cảnh khó khăn nầy đưa dắt
hằng
ngàn, hàng trăm ngàn người
tìm về ơn cứu
rỗi của Chúa. Hội thánh từ vài chục
người trước
đây bây giờ tăng thêm lên
hàng trăm
người, nhiều Hội thánh đông đúc đến
vài ba
ngàn tín đồ, phải chia ra làm hai hay
ba suất để
thờ phượng Chúa là điều không thể thấy
trước năm
1975. Nhiều Hội thánh không chỉ thờ phượng
Chúa
trong ngày Chúa nhựt mà hầu như mỗi
ngày,
ngày nào cũng có sự thờ phượng
Chúa của
các ban ngành hoặc truyền giảng cho đồng
bào.
«Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền
thờ... Mỗi
ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm
vào Hội
thánh» (Công 2:46-47).
Theo thời gian, thời bao cấp được thay thế bằng thời kỳ đổi mới. Hội
thánh có phần dễ thở hơn. Năm 1992-1994,
chính
quyền cho phép Hội thánh nhập cảng 33.000 cuốn
Kinh
thánh và 2.000 cuốn thánh ca cung ứng
phần
nào cho nhu cầu cấp bách của Hội
thánh. Từ năm
1994-2000, Chúa dùng Mục sư Lê Cao
Quý xin
phép chính quyền in 85.000 quyển Kinh
thánh
Tân Cựu ước, 65.000 Tân ước, 80.000 sách
Tin
Lành, 120.000 chuyện tích Kinh thánh
và
25.000 quyển thánh ca. Với sự trợ giúp của Hội
ICM Hoa kỳ
và Hội thánh Đại Hàn, hàng
trăm ngôi
nhà thờ cũ kỷ, sắp hư sập được xây cất rộng lớn,
kiên cố hơn, đáp ứng cho sự thờ phượng của
tín hữu.
Gần đây, Ban tôn Giáo Chính
phủ còn
cấp phép in ấn hàng trăm quyển sách
nghiên
cứu, bồi linh cho con dân Chúa. Công
cuộc truyền
giảng thỉnh thoảng cũng được chính phủ cho phép
giảng
ngoài trời, nơi sân thể thao, thu hút
rất nhiều
người, hằng ngàn người, thậm chí có
hàng
chục ngàn người tin Chúa. Ban Y tế Xã
Hội của Tổng
Liên Hội với ngân sách khá
lớn do con
cái Chúa khắp nơi dâng hiến thường
xuyên tổ
chức thăm viếng, khám bệnh và phát
thuốc cho rất
nhiều nơi trong nước. Ngoài việc cứu trợ nạn nhân
bão lụt hầu như xảy ra hằng năm, Ủy ban còn
giúp
đỡ người nghèo, an ủi kẻ cô đơn, cô nhi
quả phụ, đặc
biệt còn xây hàng trăm nhà
tình
thương cho họ. Những lời giảng bằng hành động cao
quý nầy
tạo được thiện cảm và sự quan tâm của đồng
bào.
Một năm sau ngày Mục sư Hội trưởng Ông văn
Huyên qua
đời (1999), ngày 16-3-2000, theo nghị định số 15-QĐ/TGCP,
Ban
Tôn Giáo Chính Phủ cấp Tư
cách Pháp
Nhân cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
(Miền Nam)
và năm 2001, chính phủ chấp thuận cho Hội
thánh
Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức Hội Đồng Tổng
Liên
Hội lần thứ 2 (tính từ ngày sáng lập
là lần
thứ 43) từ ngày 7-9 tháng 2 năm 2001 tại
nhà thờ
Tin Lành Sàigòn. Một bản Hiến Chương
của Hội
thánh được thông qua đem ra áp dụng,
với hệ thống
tổ chức gồm Tổng Liên Hội và Chi hội, hủy bỏ hệ
thống Địa
Hạt, thay vào đó mỗi tỉnh có Ban Đại
Diện,
và Mục sư Phạm Xuân Thiều đắc cử Hội Trưởng Hội
thánh Tin Lành Việt Nam với nhiệm kỳ 4 năm
(2001-2005).
Song vì bất ngờ Mục sư Phạm Xuân Thiều qua đời,
Mục sư
Dương Thạnh, đệ nhất Phó Hội trưởng trở thành
Quyền Hội
trưởng cho tới mãn nhiệm kỳ. Và từ năm 2005 đến
nay, trải
qua hai kỳ Hội Đồng Tổng Liên Hội lần thứ 3 và 4
(lần thứ
44,45 của Hội thánh kể từ khi thành lập) Mục sư
Thái Phước Trường liên tiếp giữ chức vụ Hội trưởng
Hội
thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) với một Ban
Thường
Trực gồm 7 người ra riêng chuyên lo điều
hành
công việc Chúa cùng sự cộng
tác của 16 Ủy
viên khác. Khởi từ năm 2003, chính phủ
cho
phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam mở
lại
Thánh Kinh Thần Học Viện, chiêu sinh lần đầu 50
sinh
viên và cứ 2 năm được phép
chiêu sinh một lần
với số sinh viên tăng lên 100. Thần học viện
không
còn cơ sở, phải mượn một tầng lầu của nhà thờ
Sàigòn tạm làm nơi giảng dạy cho sinh
viên.
Còn cư xá thì dùng cơ sở
của Hội
thánh An Đông xưa. Hiện nay, Thần học viện đang
xây
cất cơ sở đầy đủ tiện nghi tại quận 2 Sàigòn,
dù
chưa hoàn tất, nhưng bắt đầu niên khóa
2010-2011,
Viện Thần học đã chuyển về giảng dạy tại đây.
Chúa
dùng Viện Thần học đào tạo người chăn bầy cho
nhà
Chúa, đáp ứng được nhu cầu cho các Hội
thánh hiện đang thiếu người chăm sóc
và truyền
giảng. Nhiều chi hội mới được thành lập. Nhiều
nhà thờ
nguy nga được xây dựng. Sự phát triển mỗi
ngày một
lớn rộng thêm lên.
« Việc Chúa Làm » thật lạ
lùng.
Không ai ngờ được trong hoàn cảnh khó
khăn, bị hạn
chế đủ mọi mặt như thế mà Hội thánh Tin
Lành Việt
Nam (Miền Nam) lại phát triển thật lớn rộng và
vững mạnh.
Từ con số 146.089 tín hữu vào năm 1975, đến nay,
trải qua
26 năm, lên tới con số 1.000.000 (1 triệu) tín đồ
nam phụ
lão ấu, tăng gấp 7 lần, với 800 Mục sư, Truyền đạo
và nữ
Truyền đạo phục vụ Chúa trên hơn 2.000 chi hội
và
điểm nhóm (chi hội nhánh) suốt từ Quảng Trị tới
Cà
Mau. Quả là «việc Chúa
làm», thật
là một «phép lạ»
mà Chúa ban
cho Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam).
B.
Hội thánh Miền Bắc
Trong khi Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam)
phát triển lạ lùng, thì Tổng Hội Tin
Lành
Việt Nam Miền Bắc, dù có Tư cách
pháp
nhân từ năm 1963, có điều lệ riêng chỉ
đạo và
điều hành, song sự phát triển rất chậm. Nếu năm
1975, số
tín đồ khoảng 5.000, thì nay số tín đồ
người Kinh
cũng vào khoảng 6.500 người, với 14 nhà thờ
và 14
Mục sư và giảng sư (Truyền đạo). Hội thánh
không
có một trường Thần học nào đào tạo
người hầu việc
Chúa. Từ năm 1954 tới nay, Hội thánh Miền Bắc chỉ
mở hai
khóa dạy thần học: Năm 1962-1964 khóa đầu
tiên với
10 sinh viên, học từ 3 tới 4 tháng mỗi năm.
Từ năm
1988 đến năm 1993, được mở khóa thứ 2 với 15 học
viên,
trong số có 10 khóa sinh chính thức
và 5
khóa sinh dự thính, dưới sự điều hành
của Mục sư
Bùi Hoành Thử, Phó Hội trưởng,
kiêm Tổng Thư
ký Hội thánh Miền Bắc và hai Mục sư
Nguyễn Hậu
Nhương và Mục sư Phạm Xuân Thiều được mời từ Miền
Nam ra
giảng huấn. Mấy năm gần đây, Tổng Hội Miền Bắc bắt đầu gởi
một
ít sinh viên vào học tại Thần Học Viện
ở Miền Nam.
Dù đất nước thống nhất từ năm 1975, nhưng tiếc thay, hai
giáo Hội Tin Lành Việt Nam Miền Bắc và
Miền Nam
vẫn chưa hiệp nhất. Một Hội thánh ít ỏi, thiếu
mọi phương
tiện truyền giáo, nếu sẵn lòng hiệp nhất với Hội
thánh Miền Nam, có lẽ sẽ thoát khỏi sự
trì
trệ, trái lại sẽ phát triển nhanh hơn. Nhiều lần
hai Hội
thánh Nam Bắc ngồi lại với nhau tìm phương
án hiệp
nhất, song đến nay vẫn chưa thực hiện được. Đó là
điều
đáng tiếc. Từ ngày 23-25 tháng 2 năm
2009, Đại Hội
Đồng lần thứ 33 của Hội thánh Tin Lành Miền Bắc
họp tại
Nhà thờ Tin Lành Hoành Nhị (Nam Định)
với 250 đại
biểu, đã bầu Mục sư Nguyễn Hữu Mạc trong chức vụ Hội trưởng,
lãnh đạo Hội thánh Miền Bắc cùng với
Mục sư
Phùng Quang Huyến (Phó Hội trưởng), Mục sư
Bùi văn
Sản (Tổng Thư ký, Mục sư Nguyễn Đức Đồng (Tổng Thủ quỹ)
và Mục sư Hoàng Đức Luân (Ủy
viên thường
trực). Mong sao Tân Ban Thường vụ nhiệm kỳ 2009-2013 nầy được
Chúa ban cho có đường hướng tích cực
trong việc
phát triển Hội thánh.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã
làm những điều
kỳ diệu cho Hội thánh Tin Lành Miền Bắc.
Cách nay
hàng chục năm, hai dân tộc H’Mong
và Dao ở
miền núi phía Bắc nghe được các buổi
phát
thanh truyền giảng trên làn sóng điện
của
đài Nguồn Sống, phát đi từ Manila (Phi luật
tân)
đã đồng loạt tự động tiếp nhận Chúa. Trong số
có
hơn 100.000 người H’Mong với tên gọi
«Vàng
Chữ» và mấy chục ngàn người Dao với
tên gọi
«Thìn Hùng», sống ở
vùng núi
Lào Cai, Yên Bái, Hoàng
Liên sơn
và một vài nơi khác nữa. Con số người
tin
Chúa của các dân tộc ít
người Miền Bắc theo
ước tính có từ khoảng 150.000 đến 200.000 người.
Họ
đã tìm đến nhà thờ Hà Nội
xin Kinh
thánh và một số được huấn luyện về chăm
sóc người
dân tộc mình. Đại Hội Đồng Miền Bắc (2009) vừa
qua, trong
số 250 đại biểu về Hội thánh Hoành Nhị
phó hội,
có đến 130 đại biểu của hai dân tộc
H’Mong và
Dao nầy. Họ có 981 điểm nhóm với 981 quản nhiệm,
và hàng ngàn điểm nhóm
khác nữa, do
Giáo sư Lý Tiến Lưu lãnh đạo tổng
quát.
Và như vậy, cả Miền Bắc vừa tín đồ người Kinh lẫn
tín đồ các dân tộc ít người,
tất cả khoảng
200.000 người. Thật là một phép lạ.
C.
Hội thánh Tư gia
Ngoài Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
(Miền Nam),Tổng
Hội Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và một số hệ
phái
đã có Hội thánh trước năm 1975, ở Việt
Nam
còn có khoảng 50 hệ phái Tin
Lành
khác nữa, được gọi là “Hội
thánh tư
gia” hoạt động từ Bắc chí Nam như: Liên
Hữu Cơ Đốc
(MS Đinh Thiên Tứ), Mennonite (MS Nguyễn Quang Trung),
Báp
Tít Ân Điển (MS Lê Quốc
Chánh), Báp
Tít Nam Phương (MS Nguyễn Thông), Ngũ Tuần,
Giám
Lý, Trưởng Lão, Giám Nhiệm, Độc Lập...
Mỗi hệ
phái lại chia ra nhiều nhóm phái
khác nhau,
rất khó để biết số tín đồ là bao
nhiêu. Chưa
có bảng thống kê tín đồ nào
của các
hệ phái tư gia cách chính thức. Người
ta chỉ
đoán chừng thôi. Tỉ như Hội thánh
Liên Hữu Cơ
Đốc của Mục sư Đinh Thiên Tứ, nói có
1.500 điểm
nhóm tư gia với 30.000 tín đồ. Như vậy, những Hội
thánh Tư gia lớn nhất khác thì cũng
chỉ vài
chục ngàn tín đồ thôi. Tính
chung theo người
ta nghĩ, có chừng 200.000 tín đồ thuộc
các Hội
thánh tư gia tại Việt Nam hiện nay, có người lại
phỏng
chừng con số tín đồ tư gia lên đến gần
500.000
người. Một số Hội thánh tư gia được chính phủ cho
phép hoạt động, được tổ chức Hội Đồng lần đầu tiên
ra mắt,
nhưng một số khác thì vẫn còn hoạt
động thầm lặng.
D.
Hội thánh hải ngoại
Từ năm 1975 đến năm 2011, Hội thánh Tin Lành Việt
Nam
chẳng những phát triển ở trong nước mà
còn mở mang
ra hải ngoại nữa. Sau năm 1975, Mục sư, Truyền đạo cùng
các tín hữu di tản hoặc đi làm việc
hầu như khắp
nơi trên thế giới. Nơi nào họ tới, với
lòng
kính yêu thờ phượng Chúa, với
lòng
nóng cháy truyền bá Phúc
Âm cứu rỗi
của Chúa cho đồng hương, nên tới đâu họ
cũng
cùng nhau hiệp lại thành lập Hội thánh
Tin
Lành Việt Nam. Tại Hoa kỳ, tại Gia Nã Đại, tại
Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Thuỵ sĩ, Đan Mạch, Na Uy,
Thuỵ
Điển, Phần Lan, Anh quốc, Tiệp Khắc, Hung Gia lợi, Nga, Úc
Đại
Lợi, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba, Cam Bốt,
Đại
Hàn, Mã Lai Á... mỗi nơi đều
có Hội
thánh Tin Lành Việt Nam với nhiều hệ
phái
khác nhau. Nhiều nơi thành lập được Tổng Hội hay
Giáo Hạt, có ngân sách tự
trị, có ban
truyền giáo, báo chí, văn phẩm,
có truyền
giảng trên đài Radio và truyền
hình,
có trường thần học đào tạo người phục vụ
Chúa
cùng nhiều mục vụ hoặc ban ngành khác
chẳng những
đáp ứng nhu cầu sở tại mà còn
giúp đỡ cho
Hội thánh Tin Lành tại Việt Nam nữa. Hội
thánh hải
ngoại có 5 trường Thần học gồm: Viện Thánh Kinh
Thần học
của Giáo Hạt CMA Việt Nam ở California (Hoa kỳ), Viện Thần
Học
liên hệ phái ở California (Hoa kỳ), Viện Thần Học
của
Giáo Hội Báp Tít Việt Nam ở Dallas
(Hoa kỳ), Viện
Thần Học của CMA Việt Nam Thế giới , có trụ sở ở California
(Hoa
kỳ), Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam Âu
Châu (Đức).
Bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống,
thì đều
có người đến giảng Tin Lành thành lập
Hội
thánh.
Tính chung các hệ phái, tại Hoa kỳ
có chừng
380 Hội thánh Việt Nam. Hệ phái Phước
Âm Liên
Hiệp có 100 Hôi thánh, tín
hữu khoảng 13300
người. Hệ phái Báp Tít có
khoảng 145 Hội
thánh, tín hữu vào khoảng 12000 người.
Ở Canada
(Gia nã đại) có khoảng 40 Hội thánh,
chỉ
riêng hệ phái Phước Âm Liên
Hiệp có
2900 tín hữu, nếu tín luôn
các hệ
phái khác, con số vào khoảng 4000
người. Ở
Âu Châu có 42 Hội thánh,
khoảng 3000
tín đồ, ở Úc Châu có khoảng
hơn 50 Hội
thánh với 5500 tín hữu, ở Á
Châu có
chừng vài chục Hội thánh, tập trung nhiều nhất ở
Campuchia, số con cái Chúa toàn
Châu
Á chừng khoảng hơn ngàn người. Tổng cộng ở hải
ngoại
có khoảng 517 Hội thánh với số tín hữu
ước chừng
50.000 người, có khoảng 600 Mục sư, Truyền đạo vừa quản
nhiệm
Hội thánh vừa ở trong các ban ngành
và
các mục vụ khác nhau.
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2011,
dù trong
hoàn cảnh còn khó khăn hơn so với
các thời
kỳ chiến tranh của các giai đoạn trước, nhưng đây
lại
là giai đoạn mà Hội thánh Tin
Lành Việt Nam
phát triển lớn mạnh nhất, chẳng những ở trong nước
mà Tin
Lành còn tràn lan ra hầu khắp
các
châu lục ở hải ngoại nữa.
V. Kết Luận
Một trăm năm Tin Lành Việt Nam, chỉ một đời người ngắn ngủi,
thế
mà Hội thánh đã có khoảng
2.000.000
tín hữu, hơn 5.000 chi hội và điểm
nhóm (Hội
thánh nhánh) được thành lập ở Việt Nam
và
hải ngoại, hàng mấy ngàn Mục sư, Truyền đạo được
Chúa dấy lên để lãnh đạo Hội
thánh
cùng truyền bá Phúc âm của
Chúa cho
người Việt Nam.
Phật giáo truyền bá vào Việt Nam đến
nay hơn 2.000
năm, nếu tính số người tự nhận mình là
Phật
giáo, con số có thể lên tới 60 đến 70%
dân số
Việt Nam. Nhưng nếu tính theo số người
“quy y tam
bảo” chính thức gia nhập đạo, theo một
tài liệu
thì cho đến nay chỉ có khoảng 7.620.830 người.
Lão giáo và Khổng giáo
truyền vào
Việt Nam cũng hơn 2.000 năm, nhưng tới nay dường như không
còn tín đồ nào, nếu có
thì rất
ít.
Công giáo La Mã truyền bá
vào Việt
Nam từ thế kỷ 16, cách nay khoảng 400 năm, hiện
có chừng
8.000.000 tín đồ, trung bình 100 năm
có được
2.000.000 tín đồ.
Lạ lùng thay, Tin Lành Việt Nam vừa
tròn 100 năm,
mà đã gần tới con số 2.000.000 tín đồ
rồi.
Đó là “Việc Chúa
Làm” và
đó chính là tình
yêu và
phép lạ mà Chúa ban cho dân
tộc Việt Nam.
-----------------------------
Viết theo
tài liệu:
1. Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt
Nam của Mục sư Lê Hoàng Phu.
2. Internet: Hoithanh.com, bài của Nguyễn Sinh
3. Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin Lành trên
thế giới
và ở Việt Nam, của Nguyễn Thanh Xuân (Lưu
hành nội
bộ).
4.Bốn mươi sáu năm trong chức vụ, của Mục sư Lê
văn Thái.
5.41 năm hầu việc Chúa với HTTL Việt Nam, của
giáo sĩ Irving R Stebbins.
6. Dâng trọn cuộc đời, của Mục sư Phạm văn Năm.
7. Niên giám năm 2010-2011 của Liên Hữu
Tin Lành thế giới.
8. Việt Nam Pháp thuộc sử (1862-1945) của Phan Khoang.
9. Báo chí đủ loại.
Đuốc
Thiêng 104
01
Khắc phụng
bản năng - ĐTPÂ
02
Hãy
cảm tạ Chúa -
Mục sư Nguyễn Văn
Bình
03
Thơ: Kỷ
niệm 100 năm Tin Lành Việt Nam - Trần
Nguyên Lam Bửu
04
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (1/4) - Mục sư Nguyễn Văn
Bình
05
Thơ: 100
năm kỷ niệm Tin Lành đến Việt Nam
- Đức Huy
06
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (2/4)
- Mục sư Trần Hữu Thành
07
Thơ: Tạ ơn
Chúa 100 năm Tin Lành đến Việt Nam
- Đức Huy
08
Lịch sử
100 năm Tin Lành Việt Nam (3/4) - Mục sư Nguyễn
Văn Bình
09
Người nữ
khôn ngoan
- Bà MS Nguyễn Văn Bình
10
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (4/4)
- Mục sư Nguyễn Văn Bình
11
Nỗi
lòng người đầy tớ Chúa - Bà
Lê Văn Bắc
12
Một trăm
năm Tin Lành đến Việt Nam - Mục sư Trần Hữu
Thành
13
Thử
hình dung con tàu Nôê của
những ngày sắp đến
- Dr Trương Hoàng Lâm
14
Tin Tức
- Vinh Bằng
15
Thơ:
Không tiếc, mãi yêu
- Võ Chánh Tiết