Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (1/4) - Mục sư
Nguyễn Văn Bình
Đuốc Thiêng
104, năm 2011
Việt
Nam là một quốc gia đa tôn giáo, gồm
có Phật
giáo, Khổng giáo, Lão giáo,
Hồi
giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin
Lành, Cao
Đài, Phật giáo Hòa Hảo, đó
là chưa
kể đến đa thần giáo, bái vật giáo
và
muôn nghìn hình thức mê
tín dị đoan
khác rải rác nhiều nơi trong nước.
Phật giáo, Lão giáo, Khổng
giáo du nhập
vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên dương lịch, đến
nay hơn
2000 năm. Hồi giáo hiện diện ở Việt Nam từ thế kỷ 15, tức
hơn
500 năm tính đến nay, là đạo của người
Chàm ở miền
Trung Việt Nam và người Chà Châu giang
(Châu
đốc) ở miền Nam Việt Nam. Thiên Chúa
giáo (tức
Công giáo) truyền đến Việt Nam từ thế kỷ 16,
tính
đến nay hơn 400 năm. Đạo Cao Đài xuất hiện ở Việt Nam năm
1926,
đến nay được 85 năm, và Phật giáo Hòa
Hảo bắt đầu
từ năm 1939 đến nay được 72 năm, và riêng Tin
Lành
truyền bá vào Việt Nam đến nay vừa
đúng 100 năm
(1911-2011). Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
100 năm,
có thể chia ra làm 4 giai đoạn sau đây:
I.Giai đoạn hình
thành (1911-1928)
A.
Dọn đường
Theo Georges Bois, có một người tên là
Jacques
Pannier đã tìm thấy nơi Thư Viện Quốc Gia ở
Hà Nội
tài liệu theo đó thì từ thế kỷ thứ 17,
có
một số người Tin Lành Pháp từ Picardie theo
hãng
buôn Dutch East India vào Đông Dương
rồi. Trong số
đó có một thương gia, đồng thời cũng
là nhà
ngoại giao của hãng buôn ấy đến vùng
châu thổ
sông Hồng lập một cơ sở đầu tiên ở đó.
Song
không có dấu vết gì cho thấy vị thương
gia Tin
Lành nầy liên hệ đến việc truyền giáo
cho Việt Nam.
Đến thế kỷ 18, theo sử ký , thì năm 1794,
Jean-Baptiste
Chaigneau, một Trung úy hải quân Pháp,
theo một
tài liệu nói ông là
tín hữu Tin
Lành, được Nguyễn Phúc Ánh phong chức
Khâm
Sai Cai đội, cho mang tên Nguyễn văn Thắng, về sau thăng tới
chức
Chưởng Cơ Tước Thắng Toán Hầu, cùng với
một số sĩ
quan Pháp khác giúp Nguyễn
Phúc Ánh
suốt 28 năm chiến thắng quân Tây Sơn. Năm 1802,
Nguyễn
Phúc Ánh lên ngôi
hoàng đế, lấy hiệu
Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam. Chaigneau
cùng
3 người Pháp khác được ở lại làm quan
trong triều,
mỗi người được cấp cho 50 tên lính hầu, được vua
Gia Long
miễn lạy, chỉ xá 5 cái trong các buổi
chầu,
mà có lẽ ở Việt Nam không ai biết
ông
là người Tin Lành và chính
ông cũng
không bao giờ tỏ mình là người Tin
Lành cho
ai biết cả, vì thế, ta không biết có
phải ông
là tín đồ Tin Lành hay
không?
Khởi từ hậu bán thế kỷ 19, tức 1850 trở đi, người
Pháp
bắt đầu xâm chiếm Việt Nam, đặt nền đô hộ ở nước ta
suốt
100 năm. Đoàn quân viễn chinh Pháp ồ ạt
đổ
vào Việt Nam, đa số là người Công
giáo,
nhưng cũng có một ít quân
nhân Pháp
có đạo Tin Lành. Một số Mục sư tuyên
úy Tin
Lành Pháp được cử đến chăm sóc đời
sống tâm
linh cho quân nhân tín hữu.
Có lẽ vì
nhiệm kỳ ở Việt Nam không lâu, cũng không
có
ý định truyền giáo cho Việt Nam, nên họ
không
học tiếng Việt, chỉ phục vụ cho người Pháp mà
thôi.
Mãi tới năm 1884, Hội Truyền giáo Tin
Lành cho
các nước thuộc địa Pháp
(Société
d’Evangélisation des Colonies) thuộc
Giáo Hội
Tìn Lành Cải Cách
(Réformée) mới gởi
Mục sư Théophil Boisset đến Hải Phòng mở Hội
thánh
lo cho quân cán chính người
Pháp và
các sắc dân Âu Châu. Về sau
(1902) mở
thêm hai nhà thờ nữa ở Hà Nội
và
Sàigòn cũng chỉ dành cho người
Pháp
mà thôi. Nhìn thấy cánh đồng
truyền
giáo Việt Nam đang rộng mở, Mục sư Boisset năm 1886
kêu
gọi Hội Truyền giáo Pháp mau mau gởi
giáo sĩ
truyền giáo đến Việt Nam, vì
«cánh đồng
truyền giáo rộng hơn cả nước Pháp, cửa đang mở,
hãy đến ngay, kẻo trễ», thế nhưng Giáo
hội Tin
Lành Pháp bỏ qua cơ hội hiếm có đem
Tin
Lành cho người Việt Nam. Về sau, năm 1906, Mục sư Adolphe de
Richmond, cựu Mục sư một nhà thờ Pháp ở Việt Nam,
có lời kêu gọi đăng trên tạp
chí «Foi
et la vie» (Tin và sống) do Giáo Hội
Tin
Lành tại Pháp xuất bản, nhưng ông
đã đưa ra
điều kiện truyền giáo cho Việt Nam «phải
có văn
hóa cao, tránh đụng chạm với người Công
giáo
và không cần thiết khiến họ trở thành
người Tin
Lành, chỉ nỗ lực thay đổi tâm linh họ
mà
thội». Lời kêu gọi như thế không hấp dẫn
chút
nào, nên không ai quan tâm.
Trong khi Giáo Hội Tin Lành Pháp bỏ
qua cơ hội
truyền giáo cho Việt Nam, thì Thánh
Thơ Công
Hội Anh quốc, cơ quan phổ biến Kinh Thánh cho các
dân tộc, từ năm 1820 đã cho người đến Việt Nam
hoạt động,
song bị cả người Việt Nam và người Pháp kỳ thị,
chống đối
nên quay sang hoạt động ở Thượng Hải (Trung quốc). Năm 1898,
James và Lawrence, hai người Anh quốc, đi thuyền từ Thượng
Hải
sang Trung Việt, dọc theo bờ biển và vào
các
sông vừa thăm dò vừa phát
sách Phúc
âm bằng chữ nôm hoặc bằng chữ Hán, trong
đó
có lẽ cũng có cả Phúc âm
Mác bằng
tiếng Việt do James vừa dịch xong. Không biết có
phải
«Sách Tin Lành theo ông
thánh
Marôcô» in tại Singapor năm 1899 hiện
có trong
National Bible Society Edinburgh Library ở Luân Đôn
(Anh
quốc) là do James dịch ra tiếng Việt khoảng thời gian
đó
hay không? (Hiện tôi có một cuốn trong
tủ
sách). Nếu đúng vậy, thì Kinh
thánh Tin
Lành bằng tiếng Việt (sách Mác)
đã được
phân phát tại Việt Nam từ năm 1899 rồi. Song le,
sau hai
tháng nghiên cứu con đường truyền giáo
và
phát sách, James và Lawrence bị trục
xuất
vì «truyền đạo trái
phép».
Năm 1902, Thánh Thơ Công Hội gởi ông
Charles Bonnet,
một người Pháp, sang Sàigòn vừa dịch
Kinh
thánh vừa hoạt động, nhưng không được kết quả,
nên
Hội chuyển ông ra Đà Nẵng. Tại đây,
ông mua
một khu đất của ông Nguyễn văn Phúc, ở giữa ga xe
lửa
và kho đạn của thành phố Tourane (Đà
Nẵng
bây giờ) dựng một cơ sở nhỏ, rồi huấn luyện các
ông
Âm, Lộ và Yến ra đi phân phát
và
bán các sách Kinh thánh
Tân ước
(Có lẽ bằng chữ Hán) trong các
vùng thuộc
tỉnh Quảng Nam. Có hai Mục sư người Pháp
là Mục sư
Pannier ở Hà Nội và Mục sư Richmond ở Huế yểm trợ
cho
công tác nầy nữa, nhưng về kết quả không
thấy
tài liệu nào nói tới.
Năm 1887, ở Hoa kỳ, Mục sư Albert Benjamin Simpson, một Mục sư thuộc
giáo hội Trưởng Lão ở Louisville (KY),
kêu gọi
các Hội thánh thuộc các hệ
phái Tin
Lành cùng hiệp nhau mở Hội Truyền giáo
với
tên gọi: «Christian & Missionary
Alliance» (CMA)
dịch ra tiếng Việt là «Hội Truyền Giáo
Phước
Âm Liên Hiệp» nhằm cử giáo sĩ
ra đi truyền
giáo cho các dân tộc chưa nghe Tin
Lành
trên khắp thế giới. Ông có
khải tượng
và mơ ước truyền giáo cho Việt Nam, thường đặt
tay
trên bản đồ thế giới cầu nguyện cho Việt Nam. Năm 1887,
ông
viết lời kêu gọi trên tạp chí
«Word, work and
world» như sau: «Miền bán đảo
Đông Nam
Á đã bị lãng
quên từ lâu.
Tin Lành của Đấng Christ cần phải được chiếu rọi tại vương
quốc
An Nam. Tại sao những người phục vụ Chúa không đặt
Việt
Nam ngang hàng với Tây Tạng, mở công
trường truyền
giáo mới cứu những linh hồn hư mất về cho
Chúa».
Nhiều lần ông đến Đông Nam Á thăm
dò
cánh đồng truyền giáo Việt Nam. Năm 1893, A.B
Simpson đến
Singapor nghe Mục sư David Lelaccheuz, trưởng đoàn Truyền
Giáo Liên Hiệp Châu Á Sự Vụ
do ông cử
sang Sàigòn nghiên cứu về
báo cáo:
«cánh cửa đang mở tại An Nam»
thúc giục
ông gấp rút cử giáo sĩ đến Việt Nam
giảng Tin
Lành. Khi về tới Hoa kỳ, A.B Simpson định gởi
giáo sĩ đi
ngay, nhưng gặp phải khó khăn vì các
hòa
ước ký kết giữa Pháp và Việt Nam chỉ
cho
các giáo sĩ Công giáo người
Pháp
và Tây Ban Nha được tự do truyền bá đạo
thôi,
còn ngoài ra đều bị cấm đoán. Do vậy,
A.B Simpspon
bèn cử Giáo sĩ C.H Reeves đến Quảng Tây
(Trung
quốc) thuộc miền Nam Trung hoa, lập cơ sở truyền
giáo kế
cận Việt Nam chờ cơ hội đưa người vào truyền
giáo
cho 20 triệu người Viêt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1897, giáo sĩ Reeves và vợ thử đi từ Hoa Nam
tới Việt
Nam viếng tiền đồn Pháp trú đóng ở
Lạng Sơn, miền
bắc Việt Nam, được các sĩ quan và quân
lính
Pháp tiếp đón tử tế, lịch sự, ông
bà hết sức
mừng rỡ. Tiếp theo, năm 1898, giáo sĩ R.A Jaffray thử đi dọc
theo sông Hồng đến Hà Nội nghiên cứu
phương
cách đặt chân vào Việt Nam truyền
giáo
và ông nghĩ rằng tốt nhất là
tìm một
giáo sĩ có quốc tịch Pháp hay Canada
thì
khởi đầu sẽ tiện lợi hơn. Vì vậy, trở về ông cố
thuyết
phục giáo sĩ Silvian Dayan, người Canada, nói
tiếng
Pháp, đến Việt Nam truyền giáo. Hai ông
bà
Dayan năm 1902, đến Hải Phòng mở cơ sở truyền
giáo, nhưng
suốt năm trời không làm gì được,
nên
ngã lòng quay trở về Hoa Nam. Với tinh thần
nóng
cháy và cương quyết, Hội Truyền Giáo
CMA ở Hoa Nam
nghĩ ra phương cách khác, mở ngay tại Long
Châu
(Lung Chow) một chi nhánh truyền giáo, nằm
sát
biên giới Việt Trung, gần tỉnh Lạng Sơn, hy vọng
có cơ hội
đặt chân vào Việt Nam truyền giáo,
nhưng quân
đội Pháp canh gác, kiểm soát gắt gao
quá
khó lòng vào được. Thành
thử kế hoạch bất
thành.
Dù thất bại nhiều lần, nhưng giáo sĩ R.A Jaffray
cứ bền
lòng chờ đợi cơ hội. Mùa Xuân năm 1911,
hay tin
ông Bonnet vì sức khỏe sắp sửa phải về
Pháp, giao
cơ sở Thánh Kinh Công Hội Đà Nẵng cho
ông
Gidoin, một thương gia người Pháp, trước khi đi, hai người
quyết
định bán cơ sở ở đây dời ra Hải Phòng.
Hay tin ấy,
Giáo sĩ R.A Jaffray cùng hai giáo sĩ
Paul M.
Hosler và G.Lloyd Hughes đi thuyền 3 ngày từ Hong
Kong
tới Đà Nẵng, thành phố cảng lớn nhất miền Trung
tìm cơ sở truyền giáo. Nghe trình
bày khải
tượng cùng nhu cầu truyền bá Phúc
âm cứu rỗi
cho người Việt Nam, ông Charles Bonnet, quản nhiệm cơ sở của
Thánh Thơ Công Hội ở Đà Nẵng được
Chúa cảm
động, bằng lòng chuyển nhượng cơ sở cùng miếng
đất
bên cạnh cho các giáo sĩ CMA
làm trụ sở
truyền giáo. Ba giáo sĩ trở về Hoa Nam
lòng vui
mừng khôn xiết chuẩn bị kế hoạch trở lại tiến hành
công cuộc truyền giáo. Thế nhưng, lần nầy chỉ
có
giáo sĩ Paul M. Hosler trở lại một
mình, vì
giáo sĩ R.A Jaffray được Hội Truyền giáo đề cử
giữ chức
vụ Giám đốc Đông Nam Á Sự Vụ cho Hội
truyền
giáo CMA, còn giáo sĩ G. Loyes Hughes
được
Chúa gọi về Nước Chúa cách
thình
lình. Bấy giờ, chính quyền Pháp
có sự dễ
dãi hơn trước, cho nên công cuộc truyền
giáo
trên đà thuận tiện. Nghe tin ai nấy đều mừng cảm
tạ ơn
Chúa.
B.
Thiết lập
Ngày 18-9-1911, trung ương Hội Truyền giáo CMA
đánh điện cho các giáo sĩ
«xúc tiến
truyền giáo cho Việt Nam ngay», đồng thời A.B
Simpson
lên tiếng kêu gọi các Mục sư
dâng mình
sang Việt Nam làm giáo sĩ truyền giáo.
Liền
có sự đáp ứng. Năm 1912, có 2
giáo sĩ đến
Đà Nẵng. Năm 1913 và 1914, lần lượt có
7 người
khác tới nữa. Tổng cộng cả thảy có 9 người, gồm 1
người
Anh, 2 người Na Uy, 4 người Canada và 2 người Mỹ, tất cả
có 9 giáo sĩ đến Việt Nam vừa học tiếng, vừa
truyền
giáo. Cuối năm 1911, giáo sĩ Hosler
báo tin
có một người Việt Nam đầu tiên tin
Chúa, đó
là ông Nguyễn văn Phúc, một
nhân viên
bán sách của Thánh Thơ Công
Hội Đà
Nẵng qua việc chứng đạo của ông Bonnet và
chính
giáo sĩ Paul Hosler làm báp
têm cho
ông nầy. Đây là trái đầu
mùa cho
công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Nhưng
có
tài liệu khác cho rằng, người tiếp nhận Tin
Lành
đầu tiên là một người quê ở
Hòa Mỹ (Đà
Nẵng), sau khi tin Chúa, ông làm chứng
về ơn cứu
rỗi của Chúa cho ông Phạm Thành, một
thầy
phù thủy, về sau, ông Phạm Thành bỏ
nghề phù
thủy, tin Chúa và trở thành Mục sư của
Hội
thánh. Nhưng vì người nầy không ai biết
tên,
do vậy mà các nhà nghiên cứu
lịch sử tin
rằng ông Nguyễn văn Phúc là người đầu
tiên
tiếp nhận Tin Lành cứu rỗi của Chúa Cứu Thế
Giê Xu
ở Việt Nam. Có tài liệu khác
còn nói
rằng, có một trung sĩ tên là Dương, tin
Chúa
trước năm 1911, nhưng không nói rõ
ông nầy
tin Chúa ở đâu, bên Pháp hay
tin Chúa
trong quân đội Pháp?
Thế là các giáo sĩ bắt đầu
phân công
nhau trong công tác giảng đạo,
thành lập Hội
thánh khởi từ Đà Nẵng, rồi Hội An (1915), lần lần
lan
rộng ra nhiều nơi khác trên khắp lãnh
thổ Việt Nam.
Khởi đầu, Hội Đồng khu vực truyền giáo của các
giáo sĩ Việt Nam bầu tiến sĩ Issac Hess làm chủ
nhiệm,
phân phối 4 giáo sĩ ở lại Trung kỳ lo cơ sở truyền
giáo Đà Nẵng (Tourane) và Hội An
(Faifo),
còn 5 giáo sĩ khác được chỉ định đi
Bắc kỳ lo mở
cơ sở mới ở Hải Phòng và Hà Nội.
Tại Đà Nẵng, một nhà nguyện bằng tranh được dựng
lên vào ngày 30-3-1914 vừa
làm nơi thờ
phượng Chúa, vừa truyền giảng, vừa tổ chức lớp học Kinh
thánh. Đầu tháng 5 năm 1914, Hội thánh
có
thêm 3 người nhận lễ báp têm, trong số
có một
người nữ. Ngày 5-4-1914, lớp học Trường Chúa nhựt
đầu
tiên được khai giảng, có 7 học viên theo
học,
lúc đó giáo sĩ Hosler vừa soạn xong
sách
Tin Lành Giăng bằng chữ Nôm cho con cái
Chúa
đọc hoặc tham khảo. Năm sau (1915) tin mừng lớn cho các
giáo sĩ, có thêm 3 người tin
Chúa nữa, trong
số có ông Hoàng Trọng Thừa, một người
dạy tiếng
Việt cho các giáo sĩ ở Đà Nẵng, sinh
ra trong gia
đình khá giả, theo học chữ Hán 15 năm,
rất hăng
hái học Kinh thánh với các
giáo sĩ
mà còn ghi tên học Kinh
thánh hàm thụ
ở Trung Hoa nữa, ông bắt đầu đi giảng đạo với giáo
sĩ E.F
Irwin từ tháng 10 năm 1916, về sau trở thành Mục
sư Việt
Nam đầu tiên quản nhiệm Hội thánh Đà
Nẵng,
và là vị Hội Trưởng đầu tiên của Hội
Thánh
Tin Lành Việt Nam vào năm 1927.
Đang khi Tin Lành mới bước đầu chập chững, thì từ
năm
1914-1918, Thế giới đại chiến thứ nhất bùng nỗ,
liên minh
Anh, Pháp, Nga kình chống và
đánh nhau với
liên minh Đức, Áo, Ý. Pháp
và Đức trở
thành thù địch trên chiến trường.
Toàn quyền
Pháp ở Việt Nam ra sắc lệnh cấm mọi hoạt động của
các
giáo sĩ ngoại quốc, mà còn trục xuất 4
giáo
sĩ có tên gốc Đức nữa, bởi nghi kỵ họ
làm
gián điệp cho Đức. Song tạ ơn Chúa,
tháng 4-1916,
Giáo sĩ R.A Jaffray từ Trung Hoa đến Việt Nam, gặp
viên
Toàn quyền Pháp Albert Saurraut, giải
thích về
việc giảng Tin Lành của các giáo sĩ
không hề
liên hệ gì tới chính trị, nên
từ đó
các giáo sĩ có phần dễ
dãi hơn
trong việc truyền giáo. Công việc Chúa
bắt đầu
có kết quả, số người tin Chúa tăng lên
hàng
trăm người, Tin Lành đồn ra nhiều nơi ở Trung kỳ,
các Hội
thánh lần lượt mở ra ở Hội An, Hải Châu (1918),
Tam kỳ,
Đại lộc, Qui Nhơn, Phú Yên, Nha Trang, Ninh
Hoà.
v.v...
Ở Bắc kỳ, các giáo sĩ lần lượt mở các
Hội
thánh ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Thanh
Hóa,
Hà Tây, Hoành Nhị, Nam Định, Hải Dương
v.v...
và nhà in Tin Lành Hà Nội
do ông
bà giáo sĩ R.A Cadman sáng lập
và quản
lý (1918) in các sách chứng đạo
và một số
sách liên quan tới Hội thánh
giúp công
cuộc truyền giáo thuận tiện hơn.
Ở Nam kỳ, có 21 tỉnh thành, dân số
lúc bấy
giờ khoảng 3.065.000 người, riêng thành phố
Sàigòn có 250.000 dân trong
số có
5000 người Âu. Tới năm 1918, mới được chính quyền
cho
phép lập trụ sở giảng Tin Lành. Hai
giáo sĩ JD
Olsen và IR Stebbins được cử đến
Sàigòn học tiếng
Pháp và tiếng Việt song song với việc thiết lập
cơ sở
truyền giáo. Năm 1919, một nhà nguyện đầu
tiên ở
Sàigòn được dựng lên. Năm 1920,
có 7 người
tin Chúa, các Truyền đạo Hoàng Trọng
Thừa, Nguyễn
Hữu Đinh, Đoàn văn Khánh từ Đà Nẵng
vào
Sàigòn hiệp tác giảng đạo. Đến năm
1922,
giáo sĩ IR Stebbins cùng TĐ Nguyễn Hữu Đinh đến
đặt cơ sở
ở Sa đéc truyền giáo, trong khi đó
thì
giáo sĩ Jackson đi Cần thơ, Giáo sĩ Grupes
cùng
với TĐ Lê văn Long đi Châu đốc truyền
giáo cho người
Việt, người Hoa, người Miên và cả người
Chà ở
Châu giang kế cận đó. Còn
giáo sĩ Curwen
Smith thì năm 1923, tới Mỹ tho với một truyền đạo, mua được
cơ
sở đặt nền móng cho việc truyền bá Tin
Lành. Chẳng
bao lâu nhiều Hội thánh như
Sàigòn, Chợ Lớn
(người Hoa), Biên Hoà, Mỹ tho, Tân an,
Thủ thừa,
Gò công, Long hựu, An hóa,
Tân Thạch, Bến
tre, Bình đại, Quới sơn, Cai lậy, Sa đéc,
Cái
tàu hạ, Vĩnh long, Cao lãnh, Trà vinh,
Cần thơ,
Bạc liêu, Cà mau, Rach giá, Long
xuyên,
Châu đốc, Bình long (gần Châu đốc)
v.v... được
thành lập. Tính đến năm 1927, Hội
thánh Tin
Lành Việt Nam có tất cả 74 Hội thánh
trên
toàn quốc và số tín đồ
chính thức
vào khoảng 4.326 người. Sự tăng trưởng của Hội
thánh như
sau: Năm 1921 có 180 tín hữu, năm 1924
có 1671
người, năm 1925 có 2939 người, đến năm 1927 tăng đến con số
4326
người như trên.
Ngoài công tác giảng đạo,
thành lập Hội
thánh, Hội thánh Tin Lành Việt Nam
trong giai đoạn
đầu thành lập, đã thực hiện được các
công
việc quan trọng sau đây:
*Từ năm 1916-1924, Các giáo sĩ nỗ lực dịch Kinh
thánh ra tiếng Việt gây dựng đời sống thuộc linh
cho con
cái Chúa. Ban phiên dịch Kinh
thánh gồm
có các thành viên sau
đây: Giáo
sĩ William C. Cadman, giáo sĩ John D. Olsen cùng
một số
học giả Việt Nam được mời dự phần trợ giúp như
nhà
văn Phan Khôi, ông Trần văn Dõng, cụ
Tú
Phúc và một vài người khác
nữa. Công
tác phiên dịch được chia làm hai
nhóm:
Nhóm dịch Tân ước gồm các ông
Olsen và
ông Trần văn Dõng, dịch xong năm 1922.
Nhóm dịch
Cựu ước gồm có ông và bà
Cadman, Phan
Khôi. Cadman thông thạo tiếng Anh, tiếng
Pháp, Hi
lạp, Hi bá lai và cả Hán ngữ, trong
khi bà
Cadman có bằng cao học về cổ ngữ nên được đặc
trách
về ngữ pháp, còn Phan Khôi
thông thạo tiếng
Pháp, chữ Hán và Việt, đảm
trách từ ngữ,
lối hành văn, đến cuối năm 1925 thì
hoàn tất.
Toàn bộ Kinh thánh được in xong tại
nhà in
Hà Nội năm 1926 và được phát
hành
trên toàn quốc. Nhờ đó, đời sống thuộc
linh con
cái Chúa trưởng thành, đức tin của
tín hữu
vững vàng, hàng năm số người tin Chúa
tăng
lên, hàng ngàn người nhận
báp têm mỗi
năm.
*Năm 1921, Trường Kinh thánh Đà Nẵng được
thành
lập trong nhà chứa xe ngựa, nhằm mục đích
đào tạo
người phục vụ Chúa, do giáo sĩ D.I Jeffrey
làm đốc
học, có 9 sinh viên theo học, dạy theo chương
trình
của trường thần học Nyack ở New York. Đến năm 1928, trường mới
hoàn thành đầy đủ tiện nghi phòng ốc
xứng tầm với
một trường Kinh thánh chính quy với
thành phần
giáo sư gồm 4 giáo sĩ và 3 Mục sư Việt
Nam giảng
dạy. Chương trình học 5 năm, 2 năm tại trường, về Hội
thánh địa phương thực tập 2 năm và năm thứ 5 trở
lại học
tốt nghiệp. Nhờ đó, Hội thánh có được
những Mục
sư, Truyền đạo đầy đủ khả năng và tư cách
xây dựng
nhà Chúa cho cánh đồng truyền
giáo rộng mở.
*Khởi từ năm 1924, 1925,1926, Hội thánh mỗi năm đều tổ chức
tại
Đà Nẵng các Hội Đồng Bồi Linh cho con
cái
Chúa. Tới năm 1927, Hội thánh tổ chức Hội Đồng
Tổng
Liên Hội đầu tiên, nhưng được kể là lần
thứ 4,
dù 3 Hội Đồng trước là Hội Đồng bồi linh. Tại Hội
Đồng
nầy, có 50 đại biểu, trong số có 4 đại biểu
tín
đồ. Hội Đồng bầu ra Ban Trị sự Tổng Liên Hội lâm
thời với
nhiệm kỳ một năm để điều hành công việc
Chúa chung,
với thành phần như sau:
-Hội
trưởng: Mục sư Hoàng Trọng Thừa
-Phó Hội trưởng: Mục sư Trần Dĩnh
-Tổng Thư ký: Mục sư Dương Nhữ Tiếp
-Tổng Thủ quỹ: Ông Trần
Thành Long (tín đồ Cần thơ)
-Hội viên: Mục sư Lê văn
Long
*Hội Đồng Tổng Liên Hội năm 1927 đã đặt nền
móng
cho sự hình thành của Hội thánh Tin
Lành
Việt Nam, một ủy ban được đề cử soạn thảo bản điều lệ cho Hội
thánh gồm các giáo sĩ J.D Olsen, E.F
Irwin, W.C
Cadman, D.J Jeffrey và I.R Stebbins. Đến Hội Đồng Tổng
Liên Hội lần thứ V, tổ chức tại Đà Nẵng từ
ngày 26
tháng 6 đến 5 tháng 7-1928, bản dự thảo điều lệ
đã
được Đại hội thông qua đưa vào thi hành
gồm 37
chương, 136 mục, mỗi mục từ 2 đến 10 khoản, từ tên Hội
thánh, tôn chỉ của Hội thánh đến tổ
chức
hành chánh, giáo nghi cùng
tín
lý của Hội thánh. Đây là
pháp
lý căn bản xây dựng, điều hành
và
phát triển Hội thánh chung
trên toàn
nước, với tên gọi : Hội Tin Lành Đông
Pháp,
vì lúc bấy giờ Hội thánh
trách nhiệm cả
Đông Dương gồm Việt Nam, Cao Miên và Ai
Lao.
Cũng tại Hội Đồng nầy, bắt đầu phân chia Hội Thánh
Tin
Lành Việt Nam thành hai Hạt : Bắc Trung Hạt, từ
Ninh
Thuận trở ra Bắc, do Mục sư Trần Xuân Phan làm Chủ
Nhiệm.
Nam Hạt từ Bình Thuận trở vào Nam, do Mục sư
Bùi
Tự Do làm Chủ Nhiệm. Ban Trị Sự Tổng Liên Hội được
bầu mới
như sau:
-Hội
trưởng: Mục sư Dương Nhữ Tiếp
-Phó Hội trưởng: Mục sư Trần
Xuân Phan
-Tổng Thư ký: Mục sư Đoàn
văn Khánh.
Tới đây, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
đã
có khá nhiều chi hội, đào tạo được một
số Mục sư,
truyền đạo, có Kinh thánh, có điều lệ,
có
cơ cấu tổ chức điều hành, có quyển thơ
thánh
(thánh ca) in tháng 12 năm 1917, gồm 100
bài
hát tôn vinh Chúa, có trường
Kinh
thánh huấn luyện, đào tạo người hầu việc
Chúa,
có nhà in, nhiều nơi có nhà
thờ. Dù
các giáo sĩ bị cấm đoán bởi cả
chính quyền
Pháp lẫn Triều đình Huế, dù
có một số Hội
thánh bị đóng cửa, nhưng nhìn chung
Hội
thánh bắt đầu mở rộng và vững lập. Cũng thời điểm
năm
1928 nầy, Ban Trị Sư Tổng Liên Hội khởi sự đệ đơn
lên
chính phủ Pháp xin «tư cách
pháp
nhân» cho Hội thánh Tin Lành
Việt Nam.
Đuốc
Thiêng 104
01
Khắc phụng
bản năng - ĐTPÂ
02
Hãy
cảm tạ Chúa -
Mục sư Nguyễn Văn
Bình
03
Thơ: Kỷ
niệm 100 năm Tin Lành Việt Nam - Trần
Nguyên Lam Bửu
04
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (1/4)
- Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Thơ: 100
năm kỷ niệm Tin Lành đến Việt Nam
- Đức Huy
06
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (2/4) - Mục sư Nguyễn Văn
Bình
07
Thơ: Tạ ơn
Chúa 100 năm Tin Lành đến Việt Nam
- Đức Huy
08
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (3/4)
- Mục sư Trần Hữu Thành
09
Người nữ
khôn ngoan
- Bà MS Nguyễn Văn Bình
10
Lịch sử
100 năm Tin Lành Việt Nam (4/4) - Mục sư Nguyễn
Văn Bình
11
Nỗi
lòng người đầy tớ Chúa - Bà
Lê Văn Bắc
12
Một trăm
năm Tin Lành đến Việt Nam - Mục sư Trần Hữu
Thành
13
Thử
hình dung con tàu Nôê của
những ngày sắp đến
- Dr Trương Hoàng Lâm
14
Tin Tức
- Vinh Bằng
15
Thơ:
Không tiếc, mãi yêu
- Võ Chánh Tiết