Thử
hình dung con tàu Nôê của
những
ngày sắp đến - Dr Trương Hoàng
Lâm
Đuốc Thiêng
104, năm 2011
1. Con tàu Nô-ê trước đây hơn
4.000 năm
Khi loài người đã bắt đầu đông
trên mặt đất thì họ làm nhiều tội
ác xấu xa làm cho Đức Chuá Trời
không vừa lòng nên Ngài muốn
trừng phạt họ. Ngài phán cùng
Nô-ê làm một chiếc tàu để cứu
gia đình mình và các
thú mỗi thứ một loài (Sáng 6:11-22).
Đây là chuyện xảy ra cách đây
hơn 4.000 năm. Lúc đó Trái Đất chưa
có vấn đề gì quan trọng ngoài tội
ác của loài người. Môi trường sống của
Trái Đất lúc đó rất tốt đẹp.
Nhưng hiện nay tộI ác của nhân loại
không giảm mà còn gây cho
Trái Đất phải trải qua nhiều chuyện khó khăn
làm thay đổi môi trường sống.
2. Môi trường hiện nay trên Trái Đất
Nhiều vấn đề đang làm xáo trộn môi
trường sống của loài người và các sinh
vật. Môi trường mỗi ngày một xấu thêm
và không thấy dấu hiệu Trái Đất trở lại
tốt đẹp như cách đây 4.000 năm. Các vấn
đề hiện nay làm thay đổi môi trường gồm sự
tàn phá rừng nhiệt đới, khí hậu biến
đổi, ô nhiểm không khí và gia
tăng dân số v.v...
Sự tàn phá rừng nhiệt đới
Tại các vùng rừng khoảng 2/3 các
loài cây và loài
thú đang sống, ngoài ra hàng
ngàn thổ dân trú ngụ nơi đây.
Rừng cung cấp cho họ lương thực, dược liệu, nước và
các vật liệu quan trọng khác. Trong khoảng 80 năm
qua phân nửa diện tích rừng bị tàn
phá, cứ khoảng 2 giây đồng hồ 1 diện
tích bằng 1 sân vận động đã biến mất.
Theo tài liệu của FIFA UEFA 1 sân vận động rộng
105 m x 68 m = 7140 m2. Nhiều loài thú
và loài cây đang bị đe doạ nhứt
là loài khỉ vì chúng cần 1
diện tích rộng lớn để sống. Tốc độ của sự đe doạ nhanh hơn
1.000 lần so với thời tiền sữ. Theo các nhà khoa
học thì tốc độ nhanh thêm 10 lần cho đến năm 2050.
Rừng giữ vai trò quan trọng trong sự điều hoà
khí hậu địa phương và toàn cầu.
Rừng của trủng Kongo rộng 1,7 triệu km2, lớn bằng 5 lần nước Đức,
đó là vùng rừng nhiệt đới đứng thứ
nhì trên thế giới, là nơi sinh sống của
cả triệu người lùn, là nơi trú ngụ,
tìm thức ăn và dược liệu. Ở trủng Kongo 95% nước
từ chu trình nước của nó tức là dự trử
và bốc hơi là do từ rừng của vùng nầy.
Tàn phá rừng Phi Châu có thể
làm thay đổi chu trình nước của toàn
thế giới. Rừng cũng là nơi chứa khí CO2 , nước
Cộng Hoà Kongo cho đến năm 2050 mất khoảng 40% diện
tích và giải thoát 34,4 triệu tấn CO2
tương đương với số lượng của nước Đức thải trong không
khí trên 40 năm, nếu lấy năm 2008 làm
chuẩn.
Phi Châu chịu ảnh hưởng rất mạnh trong thay đổi
khí hậu: hạn hán, ngật lụt, mưa bảo gây
nguy hại cho nhiều người. Sự nghèo đói, tranh
chấp, thiếu kiểm soát chánh trị, tham nhủng, nợ
nần làm ch Phi Châu không thể vượt qua
được các khủng hoảng.
Tại Indonesia rừng bị tàn phá mục đích
trồng cây cọ dầu (Ölpalm, palmier) để pha chế
sô-cô-la, margarine, mỹ phẩm. Trong 20 năm qua một
diện tích rừng bằng 7 triệu ha đã biến mất. Nhiều
loài thú đã bị đe doạ như cọp Sumatra,
voi Sumatra, tê giác Java, Orang-Utan v.v...
Các sản phẩm như Kitkat, Rama và
Lätta-Margarine, Nutella, Milka sô-cô-la,
bánh Balsen, bánh Prinzenrolle, Milupa,
xà bông Dove, nước mỹ phẩm Penaten, kem Nivea
v.v... đều có pha chế với dầu cọ.
Tại Nam Mỹ như Bra-xin rừng bị tàn phá
làm đồng cỏ nuôi bò. Nhiều đại gia
xây dựng lò làm thịt bò,
xưởng thuộc da, nông trường trồng đậu nành
làm thức ăn nuôi bò.
Từ năm 2008 cho đến nay 70 triệu ha rừng nhiệt đới đã bị
hoàn toàn tiêu diệt tương đương với 20%
diện tích rừng. Tổng số bò được nuôi
lên đến 63 triệu con. Sản xuất thịt bò cho thị
trường nội địa, cho xuất cảng và sản xuất da tăng rất nhanh.
Vào năm 2008 tổng số tiền xuất cảng da lên đến 1,9
tỷ đô-la Mỹ, thịt=5,1 tỷ đô-la Mỹ, 80% da được xuất
cảng sang Hong Kong, Việt Nam, Ý cung cấp da cho
các hảng Adidas, Nike, Timberland và Clarks.
Do giá thành thấp sản phẩm thịt bò của
Bra-xin rất rẻ nên rất được ưa chuộng trên thị
trường thế giới. Các nhà sản xuất gồm: Bertin,
JBS, Independencia, Minerva.
Rừng ở Bra-xin có thể được xem như thiên
đàn thiên nhiên: 20 triệu người sống tại
vùng Amazona trong đó có 200.000 thổ
dân gồm 180 sắc tộc khác nhau. Họ sống
hoà hợp với thiên nhiên: thức ăn, dược
liệu và tất cả cái gì cần thiết cho
cuộc sống. Rừng ở Amazona là một đa dạng về động vật
và thực vật: 40.000 loại cây, 427 loại lưởng cư
và 3.000 loại cá, 427 loại thú
có vú, 1294 loại chim, 378 loại rắn, rừng Amazone
hấp thụ theo ước tính 80-120 tỷ tấn C, một sản lượng rất lớn
chống sự tăng nhiệt độ khí hậu.
Ngoài việc đốn gỗ có giấy phép bọn
Mafia gỗ đốn lậu khắp nơi, 72% tại Amazone, 61% tại Indonesia. Nước Nga
là nước rất giàu về rừng nhưng bọn Mafia cũng tổ
chức đốn lậu.
Gỗ và giấy nhập vào Liên Hiệp
Âu Châu được ước tính từ 16-19%
là gỗ lậu. Gỗ lậu là gỗ đốn là gỗ đốn
ở một khu rừng không có giấy phép đốn
được chở lén lút đến khu rừng có giấy
phép khai thác, ở đó bọn Mafia do
đút lót khai báo là gỗ mục,
gỗ hư để đem đi bán với giá rất cao,
thí dụ gỗ hồng (Rosenholz, bois de rose) ở vườn quốc gia
Massala (Madagascar) bán sang Mỹ với giá 2.200 US
Dollar/m3, sang Trung Quốc 1.000 US Dollar/m3 dùng
làm dụng cụ âm nhạc.
Rừng trên thế giới có một diện tích
là 4 tỷ ha, trong khoảng 8.000 năm qua 1/3 diện
tích rừng bị tàn phá.
Cách sống ở các nước kỷ nghệ làm tăng
vấn đề gỗ nhiệt đới, như việc sử dụng các cốc "Kaffee to go"
bằng giấy bồi (Pappe) tăng lên dữ dội. Khoảng 6 tỷ cốc đựng
cà phê trong năm được đưa vào
thùng rác mặc dầu đó là
giấy nhưng không tái sử dụng được vì
nó có tráng một chất keo.
Gây nguy hại cho thực vật và động vật
Do hành động con người nhiều loại cây bị đe doạ
như cây trầm hương (Aquilaria malaccensis), gỗ cho một chất
dầu dùng trong kỷ nghệ, trị bệnh. Cây rất hiếm tại
Bangladesch, Ấn độ, Myanmar, Mã lai, Singapur và
Sumatra.
Ở Phi Châu gỗ Mahagoni, Tiama, Sapelli, Sipo rất hiếm, rừng
các loại cây nầy đang bị thu hẹp. Cây
Moabi (Baillonella toxisperma ) tại Kameroun, Kongo, Gabun, Nigeria do
khai thác quá mức trở nên hiếm,
cây Moabi dùng để lấy dầu.
Cây Pao rosa (Swartzia fistuloides) mọc tại Tây
và Trung Phi Châu trở nên hiếm
vì gỗ có vân rất đẹp. Cây
Makoré (Tieghemella kockelii) bị đe doạ do khai
thác quá mức, gỗ rất cứng chống mối và
nấm, làm bàn ghế, thuyền, xe cộ.
Nhiều loại cây khác tại Phi Châu,
Á Châu và Châu Mỹ bị đe doạ
vì khai thác quá nhiều.
Nhiều loại thú cũng cùng một số phận như
các loại cây thí dụ khỉ mặt đen
Tây Phi (Drill, drill), chúng sống từng
nhóm và rất ồn aò nên thợ
săn dễ tìm thấy, khỉ Bonobo ở Cộng Hoà Kongo thịt
ăn rất ngon, hắc tinh tinh (Schimpanse, chimpanzé) bị đe doạ
trong các rừng ở Tây và Trung Phi
Châu do săn bắn và tàn phá
nơi sinh sống.
hỉ đột miền Tây (West-Gorilla) ước lượng 10.000 tại Kongo,
nơi sinh sống bị thâu hẹp, khỉ đột miền Đông
(Ost-Gorilla) khoảng 650 con tại vườn quốc gia Virunga bị
tàn phá vì chiến tranh.
Tại Java (Indonesia) tương lai của loài vượn bạc
(Silbergibbon) không ai biết được từ khi 95% môi
trường sống của chúng bị tàn phá, tổng
số voi Á Châu được ước tính dưới 4.000
con, chỉ khoảng 650 con cọp Sumatra, tê giác Java
(tê giác một sừng) dưới 60 con ở vườn quốc gia
Ujong Kulon và rải rác ở Kampuchia,
Lào, Việt Nam. Tê giác Sumatra
(tê giác hai sừng) đang tranh đấu cho cuộc sống
tại Sumatra, Borneo, Tây Mã lai, Myanmar
và Thái lan. Khỉ Orang-Utan ở Sumatra,
Kalimantan, Sabah và Sarawak có một tương lai mờ
mịt.
Tại Việt Nam vượn đen bạc má
(Weißwangen-Schopfgibbon, Nomascus leuca genys), vượn đen
tuyền (Schwarz-Schopfgibbon, Nomascus concolour), voọc mũi hếch
(Tonkin-Stumpfnasen-Affe, Rhinopithecus avunculus) đang bị đe doạ trầm
trọng vì khai thác rừng, canh nông
và con người săn ăn thịt.
Một loại thú hiện nay được các chuyên
gia chú ý là cọp. Ba phụ
loài (Unterart, sous-espèce) đã biến
mất trong thế kỷ vừa qua đó là cọp Kaspische, cọp
Java và cọp Bali. Sáu phụ loài
khác vẫn còn sống: cọp Ấn độ, cọp Amur, cọp Nam
Trung quốc, cọp Đông dương, cọp Mã lai
và cọp Sumatra. Cọp Sumatra đang bị đe doạ vì
rừng bị tàn phá dành chổ cho đồn điền
cọ dầu và đồn điền làm giấy, cọp Đông
dương cũng bị đe doạ trầm trọng vì các
tên săn lậu bán xương sang Trung quốc để
làm dược phẩm. Trong các rừng sâu giữa
Thái lan, Myanmar, Nam Trung quốc, Kampuchia, Lào
và Việt Nam khoảng 350 con cọp đang sinh sống, cọp Amur
khoảng 500 con; trước đây 100 năm khoảng 100.000 cọp sống tại
Á Châu. Con người đang săn lậu và
làm hẹp môi trường sống của chúng, hậu
quả là hiện nay có khoảng 3.200. Các
chuyên gia muốn tăng lên gấp đôi khoảng
6.000 con cho tới năm 2022.
Trứơc đây nhiều loại thú bị chết vì
nhiều nguyên do như : núi lửa, đá tinh
thạch rơi, thay đổi khí CO2. Từ 150 năm nay thú
bị chết vì con người: bỏ bao plastic ngoài biển,
chất độc trong không khí, thay đổi khí
hậu, săn bắn bán dược liệu, săn bắn ăn thịt, khai
thác rừng lấy gỗ, trồng canh nông. Một nguồn nguy
hiểm khác đến từ thuốc như thuốc Diclofenac; loại thuốc nầy
chống viêm là thuốc dùng cho
thú ở Ấn độ trong những năm 90. Từ lúc
đó 99% quần thể chim kên kên Bengal biến
mất. Lý do: khi chim ăn xác thú bị xử
lý bằng thuốc Diclofenac thì thận của
chúng bị hư.
Ô nhiểm không khí
Ô nhiểm không khí là sự hiện
diện của chất lạ hay sự biến đổi trong thành phần
không khí, làm cho nó
không sạch, bụi, tạo mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn. Các
thành phần gây ô nhiểm không
khí có thể ở thể cứng (bụi, bụi than), dưới
hình thức ướt (sương mù sunphát) hay ở
thể khí (SO2, NO2, CO, ...). Có 2
nguyên do gây ô nhiểm: thiên
nhiên và nhân tạo. Nguồn ô
nhiểm thiên nhiên: cát sa mạc, đất trồng
bị thổi bay thành bụi, núi lửa, cháy
rừng. Nguồn ô nhiểm nhân tạo: nhà
máy, đốt cháy các nhiên liệu
hóa thạch ( than đá, dầu mỏ, khí đốt
v.v...) phương tiện giao thông, đốt rác thải...
Khí quyển Trái Đất có cấu
trúc phân lớp với nhiều tầng từ dưới lên
trên : tầng đối lưu (Troposphäre) từ 0-15/18 km,
tầng bình lưu (Stratosphäre) từ 15/18-50 km, tầng
trung quyển (Mesosphäre) từ 50-80 km, tầng nhiệt quyển
(Thermosphäre) từ 80-500 km.
Các chất ô nhiểm nguy hiểm đối với con người
và khí quyển là SO2, CO, N2O, CFC
và CO2.
Synfua dioxyt SO2 tập trung ở tầng đối lưu có nguồn gốc từ
hoạt động của núi lửa và do đốt nhiên
liệu như than dầu mỏ, khi đốt, quặng sunfua. Khí SO2 rất độc
hại với sức khoẻ con người và sinh vật, gây ra
bệnh phổi và hô hấp, tạo thành mưa chua
khi gặp hơi nước và mưa.
Cacbon monooxyt CO được tạo ra do đốt nhiên liệu
hoá thạch thiếu oxy. Khí thải chứa CO2 thường
là khói động cơ. CO rất độc đối với con người
và động vật.
Itơ oxyt N2O do đốt nhiên liệu hoá thạch,
góp phần vào hiệu ứng nhà kiến.
Clorofluorocacbon CFC được tạo ra trong ngành công
nghiệp và thiết bị làm lạnh. Ở tầng cao của
khí quyển CFC tạo thành Clo tác dụng
với oxy cù ôzôn làm lớp
ôzôn của Trái Đất bị mỏng dần. Lượng CFC
tích tụ trong khi quyễn rất lớn cho nên mặc dầu
hiện nay đã có nhiều quy định hạn chế sử dụng CFC
nhưng phải một thời gian lâu dài mới loại trừ hết
được ảnh hưởng của nó.
Metan CH4 và hydro sunfua H2S là sản phẩm
phân hủy của chất hữu cơ trong đầm lầy, cháy
rừng... Đó là các loại khí
gây hiệu ứng nhà kiến và góp
phần làm tăng nhiệt độ Trái Đất.
Cacbon dioxyt CO2 góp phần vào quá
trình quang hợp cho cây xanh. Hàm lượng
0,03% của CO2 cân bằng với lượng sử dụng trong quang hợp.
Nhưng hoạt động của con người do đốt nhiên liệu
hóa thạch và tàn phá rừng
làm mất cân bằng, gây ảnh hưởng tới
khí hậu trên Trái Đất. Khí
CO2 cùng vớI khí N2O, CHC, CH4, H2S tạo
nên hiệu ứng nhà kiến làm bề mặt
Trái Đất nóng dần. Các tản băng ở Bắc
cực tan nhanh hơn người ta dự đoán, bề mặt nước biển
dâng cao từ 0,5 đến 2 m trong thế kỷ 21. Hậu quả rất trầm
trọng tại vùng biển các xứ nghèo như
Việt Nam, Pakistan, Bangladesch và các đảo ở Nam
Thái bình dương: nhà cửa, đất trồng
trọt bị ngập lụt; thiên tai như bảo tố và nước
ngập tăng nhiều hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Do
băng đá tan nhiều nơi thiếu nước uống, hiện nay nhiều
vùng cao đã bị thiếu nước trầm trọng như Tibet,
Bolivien. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng: nếu Trái Đất
nóng đến 3,5oC, 40-70% các loài sẽ
chết.
Bước đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu
muốn giảm khí CO2 từ các xe hơi qua
nhiên liệu sinh thái (Biosprit) bằng
cách pha nhiên liệu với cải dầu (Rapsöl,
huile de colza), dầu đậu nành (Sojaöl, huile de
soja) hoặc dầu cọ (Palmöl, huile de palme). Đậu
nành phải nhập từ Argentinien, dầu cọ từ Indonexia
và Mã lai. Argentinien biến các đồng
cỏ và rừng khô thành đất trồng trọt đậu
nành, dầu co tàn phá rừng nhiệt đới.
Chương trình thực hiện chế tạo nhiên liệu sinh
thái biến đổi 69.000 km2 đất trồng trọt cho đến năm 2020
và 56 triệu tấn CO2 được thoát ra không
khí, tương đương với số khí của 26 triệu chiếc xe
hơi, theo ước tính của Greenpeace.
3. Con tàu Nô-ê cho những
ngày sắp tới
Cách đây hơn 4.000 năm con tàu
Nô-ê được tạo ra để cứu các
loài thú, nhưng ngày hôm nay
con tàu Nô-ê có thể để cứu
con người, thú và thực vật, nói chung
là bảo vệ Trái Đất. Đức Chúa Trời
có nói nếu con người nhờ ơn Ngài
thì con người được cứu (Công vụ 15:11).
Ngài thường ở cùng chúng ta
luôn luôn cho đến tận thế (Ma-thi-ơ 28:20).
Ngài sẽ nắm tay hữu chúng ta (Ê-sai
41:13), vì sự yêu thương là
làm theo các điều răn của Đức Chúa
Trời (II Giăng 6). Đavít có nói:
"Phước và sự thương xót sẽ theo tôi"
(Thi Thiên 23:6) và Đấng Christ là sự
sống của tôi (Phi-líp 1:21).
Vậy con tàu Nô-ê trong tương lai sẽ cứu
người, đó là ý của Đức
Chúa Trời, với sự tưởng tượng nhỏ bé
chúng tôi có thể nghỉ là con
tàu Nô-ê được quy hoạch như sau:
3.1 Ổn định dân số
Đây là vấn đề cần được chú ý
ở phạm vi toàn cầu vì dân số tăng
gây ra một sự xáo trộn môi trường như
phá rừng nhiều hơn, sử dụng gia tăng nhiên liệu
hóa thạch, sử dụng gỗ củi và tài
nguyên thiên nhiên gia tăng.
Hiện nay dân số lên đến 6,848 tỷ người. Sự gia tăng
dân số ảnh hưởng đến gia tăng khí nhà
kiến. Thí dụ tại Phi Châu sự gia tăng 68%
khí CO2 do gia tăng dân số, tại Bra-xin con số
lên đến 76%.
Gia tăng dân số làm gia tăng 70% số trâu
bò và khí Me tan CH4 tăng nhiều hơn,
góp phần vào sự hâm nóng
Trái Đất và phá hủy lớp
ôzôn.
Gia tăng dân số có nghiã là
gia tăng tiêu dùng nước trong canh nông,
kỷ nghệ, sản xuất năng lượng cũng gia tăng cũng như gia tăng
tiêu dùng cá nhân. Hiện nay
số lượng nước đang thiếu trầm trọng tại nhiều nơi.
Các nước kỷ nghệ phát triển phải giúp
các nước đang phát triển về kinh nghiệm, trang
thiết bị và tài chánh để thực hiện kế
hoạch hoá gia đình ở mỗi quốc gia.
3.2 Phát triển nguồn năng lượng mới
Hàng năm nguồn nhiên liệu tiêu thụ
có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch
như dầu, than đá, than nâu, khí
thiên nhiên; khối lượng nhiên liệu nầy
đã thoát ra trong môi trường một lượng
khí thải CO2 là 37.051.870 tấn. Năm 1750 (trước
kỷ nghệ) số lượng CO2 chỉ có 280 ppm nhưng vào
năm 2005 số lượng CO2 đo được là 379 ppm (parts per million
= nhiều phần cho 1 triệu).
Tại Đức năm 2007, 6,7% năng lượng sơ cấp đến từ năng lượng
tái sinh, gồm 0,5% nước, 1% gió, 4,9% sinh khối,
0,3% từ gỗ, củi, vỏ cây... Hiện nay tại Đức năng lượng chủ
yếu đến từ than nâu 12%, hạt nhân 11%, than
đá 14%, khí thiên nhiên 22%
và dầu hoả 34%. Nhiều nước trên thế giới đang
áp dụng công nghệ mới phát triển như
xây dựng các nhà máy thủy
điện, sử dụng năng lượng gió, năng lượng sinh học,
khí sinh học...
Như thế nào để giử nhiệt độ chỉ tăng thêm 2o C,
cho đến năm 2050 lượng khí thải phải giảm 50% so với năm
1990. Đây là lời hứa suông của 192 quốc
gia tại Kopenhagen, không bắt buộc phải thực hiện. Nhưng nếu
mọi quốc gia thực hiện đựơc thì đó là
điều rất tốt đẹp.
3.3 Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học rất cần thiết cho con người, sự sống còn
của nhân loại. Vậy con người phải bảo vệ ở những nơi
mà chúng bị đe doạ.
3.4 Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường tạo thái độ của con
người đối với môi trường, việc nầy cần được xây
dựng và áp dụng trong mọi tầng lớp xã
hội thông qua mọi phương tiện sẳn có, từ việc đơn
sơ như giải thích đời sống sinh vật, cây cỏ đến
việc bảo vệ chúng. Giáo dục môi trường
áp dụng ở trường học từ tiểu học, trung học đến đại học.
Ngoài ra các nơi đào tạo cần trao đổi
thông tin khoa học và kỷ thuật từ kềt quả
đã gặt hái cho các hội viên
khác.
Tất cả hoạt động của con người phải tập trung vào việc bảo
vệ môi trường vì Đức Chuá Trời "... hủy
phá những kẻ đã hủy phá thế gian"
(Khải Huyền 11:18).
--------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Martin Kappas: Klimatologie. Spektrum, 2009
2. Greenpeace Nachtrichten: Klimakiller im Tank. Nr.1/2011
3. Greenpeace: Die Fantastischen Sieben- Die letzten Urwälder
der Erde
4. Philipp Kohlhöfer: Operation geplunder Wald. Geo, April 2010
5. Sara Oldfield: Tropische Regenwälder. Pabel-Moewig Verlag,
2002
Đuốc
Thiêng 104
01
Khắc phụng
bản năng - ĐTPÂ
02
Hãy
cảm tạ Chúa -
Mục sư Nguyễn Văn
Bình
03
Thơ: Kỷ
niệm 100 năm Tin Lành Việt Nam - Trần
Nguyên Lam Bửu
04
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (1/4)
- Mục sư Nguyễn Văn Bình
05
Thơ: 100
năm kỷ niệm Tin Lành đến Việt Nam
- Đức Huy
06
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (2/4) - Mục sư Nguyễn Văn
Bình
07
Thơ: Tạ ơn
Chúa 100 năm Tin Lành đến Việt Nam
- Đức Huy
08
Lịch sử 100
năm Tin Lành Việt Nam (3/4)
- Mục sư Trần Hữu Thành
09
Người nữ
khôn ngoan
- Bà MS Nguyễn Văn Bình
10
Lịch sử
100 năm Tin Lành Việt Nam (4/4) - Mục sư Nguyễn
Văn Bình
11
Nỗi
lòng người đầy tớ Chúa - Bà
Lê Văn Bắc
12
Một trăm
năm Tin Lành đến Việt Nam - Mục sư Trần Hữu
Thành
13 Thử
hình dung con tàu Nôê của
những ngày sắp đến
- Dr Trương Hoàng Lâm
14
Tin Tức
- Vinh Bằng
15
Thơ:
Không tiếc, mãi yêu
- Võ Chánh Tiết