Đặc san báo Đuốc Thiêng - Tiếng nói của Hội thánh Tin lành Việt Nam Paris (Pháp)




Đọc truyện ngắn của Bà Lê Văn Bắc - Nguyễn Đình Bùi Thị


Đuốc Thiêng 95, tháng 6 năm 2008



Cái tên Bà LÊ VĂN BẮC đối với tôi từ khá lâu đã không còn xa lạ nữa, vì cứ ít nhất hai tháng một lần là tôi bắt gặp lại cái tên thân thuộc nầy trên tờ Đặc san ĐUỐC THIÊNG xuất bản ở Pháp, trong mục Truyện ngắn của báo.

ĐUỐC THIÊNG là tờ báo Cơ Đốc mà tôi hằng yêu mến từ rất lâu và tôi cũng có dự phần đóng góp bài vở của mình cho báo từ hơn mười năm qua cho đến hôm nay. Cứ mỗi lần nhận được ĐUỐC THIÊNG do Mục Sư Nguyễn Văn Bình - Chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo gởi về, tôi lần giở trang mục lục ra xem đầu tiên để có cái nhìn tổng quát về nội dung của số báo mới và nhìn thoáng qua tên tác giả của các bài viết và tôi thấy hầu như không một số báo nào thiếu tên tác giả Bà LÊ VĂN BẮC. Sau đó, tôi lần lượt đọc những bài viết được đăng trên báo và tất nhiên là không thể nào không đọc truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC. Rồi mới đây, bất ngờ, tôi được một tín đồ cho mượn cuốn TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN (Quyển 1) của bà LÊ VĂN BẮC, có hình của chính tác giả in trên trang bìa 1 thật xinh xắn. Tôi thật mừng vì được kiến kỳ hình tác giả mà mình cảm mến lâu nay, dù chưa phải ở ngoài đời nhưng ít ra là ở trên báo.

Đọc những truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC, cảm nhận đầu tiên của tôi là cốt truyện nhẹ nhàng, không phức tạp, nhưng không vì thế mà thiếu sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Hầu hết các truyện ngắn của bà đều có một kết cấu khá nhẹ nhàng, và phải chăng chính điều nầy đã khiến cho truyện của bà được nhiều người ưa thích.

Chủ đề yêu Chúa, yêu người, yêu quê hương, yêu thiên nhiên nổi bật trong truyện ngắn của bà. Tất cả những truyện ngắn của bà cho ta thấy được lòng kính yêu Chúa vô hạn và yêu người tha thiết của bà. Có được điều đó là do bà được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ rất mực yêu kính Chúa, xem Chúa là quý hơn tất cả mọi thứ trên trần gian nầy. Đọc truyện Ông Tám Và Thiếu Tá Lãm, tôi xúc động đến chảy nước mắt vì tấm lòng thương yêu linh hồn tội nhân kỳ lạ của ông Tám (tức ông Nguyễn Văn Đủ là thân sinh của tác giả - NV). Chỉ vì thương yêu linh hồn của một vị Thiếu tá nổi tiếng là mê tín và cũng nổi tiếng là ghét Tin Lành mà ông sẵn sàng chịu xua đuổi, đánh đập, nhưng ông vẫn kiên trì tặng sách chứng đạo trước khi bị đuổi ra khỏi nhà và vẫn cầu nguyện cho vị Thiếu tá ấy. Và cuối cùng Chúa đã bắt phục Thiếu tá Lãm trở lại tin nhận Ngài sau một buổi truyền giảng Tin Lành tại nhà thờ. Riêng ông Tám vui mừng khôn xiết vì sự nhẫn nhục của ông đã mang về thành quả cho nhà Chúa … Ông Tám bước vô nhà tâm hồn lâng lâng sung sướng. (Ông Tám Và Thiếu Tá Lãm). Cũng với lòng kính yêu Chúa vô hạn, muốn đem những linh hồn tội nhân về cho Chúa mà ông Tám đã kiên nhẫn với trái tim đầy yêu thương đã chinh phục được một cô gái tên Đen là một nữ tướng cướp rái cá (có một tuổi thơ dữ dội đau buồn), người đã từng gây ra biết bao nhiêu nỗi kinh hoàng cho những người dân vùng sông nước Cửu Long, về cho Chúa làm cho mọi người đều vui mừng, nhất là cô nhận biết cuộc sống còn biết bao nhiêu điều mới mẻ. Chợt hôm nay cô nhớ mẹ. Giờ đây, nàng mới thấy cuộc sống còn mang đến cho cô biết bao nhiêu điều mới mẻ, kỳ diệu mà cô không ngờ như hôm nay! Và cô gái chợt mỉm cười. Một nụ cười tin tưởng ở tương lai (Ông Tám Và Nữ Tướng Cướp Rái Cá).

Đọc câu chuyện Anh Lái Đò Trở Thành Triệu Phú và chuyện Anh Tôi viết về nhân vật Phát Nhiều, tôi thật sự khâm phục tinh thần dâng hiến tiền bạc cho Chúa của anh Nhiều. Ngay từ khi còn bé nhỏ, anh đã được cảm động muốn tự lái đò đưa khách sang sông để kiếm tiền dâng cho Chúa cho đến khi sắp nhắm mắt về với Chúa, anh vẫn không quên đem hết thảy phần mười vào kho như lời Chúa dạy. Sau khi các con và chị đã móc trong các túi ra những số tiền để vào bàn tay trái của anh xong, rồi anh dùng bàn tay còn lại nắm lấy bàn tay của Mục sư Prigge đặt hết tiền vào tay ông nói giọng thều thào không nghe được Dâng cho Chúa. Nói xong, anh cố hết sức siết chặt bàn tay Mục sư Prigge, rồi từ từ buông nhẹ, chìm vào hôn mê ngay chiều Thứ hai hôm đó (Anh Tôi). Tôi đọc đoạn văn nầy mà lòng dặn lòng xin Chúa cho con trung tín trong việc dâng phần mười cho Chúa, Chúa ơi!

Có thể nói hầu như tất cả các truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC đều phản ánh thật rõ nét lòng kính Chúa yêu người của bà, thông qua những nhân vật là những người thân yêu trong gia đình của bà.

Tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên cũng là một chủ đề nổi bật không kém trong các truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC. Là một người lữ thứ, xa quê hương, sống ở xứ người, nên nỗi nhớ quê hương luôn hằn sâu trong tâm hồn nhạy cảm của bà. Nỗi nhớ ấy bàng bạc trong những sáng tác của bà. Những truyện Tiếng Sáo Năm Xưa, Một Thoáng Hương Xưa, Chỉ Còn Là Kỷ Niệm, Quê Hương Muôn Đời Thương Nhớ, Mùa Xuân Trên Quê Hương, Xuân Hoài Niệm, là những truyện thấm đẫm nỗi nhớ quê hương. Những chiều ở đây mỗi độ thu về, Ngọc Mai nhớ nhà, nhớ quê hương và nhớ bao bạn bè thân quen đã cùng Ngọc Mai sánh bước đến trường, vui chơi ròn rã trong nắng mai. Nhớ những ngày Mỹ Tho mưa đổ, đìu hiu se sắt buồn. Nhớ con đường dọc theo bến Trưng Trắc, nhớ dòng Cửu Long giang dậy sóng, nhớ phố đêm huyền ảo, lấm tấm, nhấp nhánh như ánh sao trời khuya đen thẫm (Chỉ Còn Là Kỷ Niệm). Hay trong Quê Hương Muôn Đời Thương Nhớ, tác giả thổ lộ nỗi nhớ quê hương cũng thật da diết : Những chiều ở đây, mỗi độ hè về, Vân nhớ quê, nhớ nhà, nhớ những bạn bè, nhớ bao chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương, trong đó có chồng của Vân, anh đã làm xong bổn phận người trai thời loạn.



Đuốc Thiêng 95

1 Những gì không rúng chuyển - ĐTPÂ
2 Thơ : Chúa toàn năng - Trần Nguyên Lam Bửu
3 Uy quyền của Đức Chúa Giê Xu - MS Nguyễn Văn Bình
4 Thơ: Loài người quý nhất - Trần Nguyên Lam Bửu
5 Phải chăng đạo Tin Lành là đạo bỏ ông bỏ bà - H4
6 Hồn ở đâu bây giờ? - Bình Tú Ngọc
7 Nhớ cha - H4
8 Đời chẳng ai ngờ - Vinh Bằng
9 Giêrusalem, 4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
10 Xứ Do Thái hồi Chúa Giê Xu sinh ra - Mai Đào
11 Đêm nhớ về quê cũ - Bà Lê Văn Bắc
12 Thơ : Tất cả vì vinh hiển Đức Chúa Trời - Trần Nguyên Lam Bửu
13 Đọc truyện ngắn của Bà Lê Văn Bắc - Nguyễn Đình Bùi Thị
14 Đôca ngày nay - H4
15 Ước ao của tôi - Bình Tú Ngọc
Ở đây, ban Çêm Denver thật yên tĩnh, cái yên tĩnh làm lòng người xa xứ ngậm ngùi nhớ thương không nguôi Dù ở xứ người, cuộc sống vật chất đủ đầy, nhưng cũng không thể nào làm xóa nhòa đi nỗi nhớ quê hương trong tâm can được. Nhớ quê đến nao lòng, đó là tâm trạng chung của mọi người Việt xa xứ: Dẫu đời sống có cao bao nhiêu, ngày Tết Nguyên Đán đến với người Việt Nam ở nước ngoài bao giờ cũng gợi những cảm giác buồn. Tình yêu quê hương đâu có ai dễ gì vứt bỏ. Càng nghĩ, tôi càng cảm tạ ơn Chúa đã tạo nên mùa Xuân tuyệt mỹ, mùa Xuân đoàn tụ, mùa Xuân nhớ thương không ai quên được. (Mùa Xuân Trên Quê Hương). Đúng là tình yêu quê hương đâu có ai dễ gì vứt bỏ được, vì nó đã đi vào từng hơi thở của mỗi người trong chúng ta: như có hơi thở quê hương đâu đây giữa ngày đầu Xuân, Kim Vân lại xúc động nhìn lên bầu trời nho nhỏ: Tôi thương lắm, tôi nhớ lắm, mùa Xuân ơi! (Xuân Hoài Niệm).

Thiên nhiên trong truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC hiện lên một cách thật dễ thương đến lạ, nó đem ta đến gần với thiên nhiên hơn, nó làm cho ta yêu thiên nhiên nhiều hơn. Tác giả có những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên khá hay. Đây là cảnh thiên nhiên vào mùa Thu dưới mắt tác giả: Trong không khí mát mẻ của mùa thu. Những cây ở hai bên đường lá vàng rực dọn trút hết để đón mùa đông sắp đến. Mấy khóm cúc tím đang nở rộ, trông tuy buồn, nhưng thật kiêu sa. Sương mai còn run rảy như những giọt lệ trên mấy đoá hoa hồng vừa hé nụ. Gió thu từng cơn rít dài phần phật trong các khóm cây xanh. (Chỉ Còn Là Kỷ Niệm). Mùa Thu ở đây đẹp như một bức tranh thủy mặc quyến rũ biết bao!

Trăng xuất hiện trong truyện của bà LÊ VĂN BẮC với tần suất khá nhiều. Phải chăng cái ánh trăng dịu hiền ấy, lung linh ấy đã làm cho truyện của bà trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn người đọc? Đây là một đêm trăng huyền hoặc: Trăng lưỡi liềm đêm nay thật huyền ảo, cả ánh trăng, cả mùi hương dìu dịu của những chiếc lá khô, cả tiếng dế rả rích. Mỗi thứ đều đặc biệt với chàng, bởi những điều ấy tất cả sẽ đi vào ký ức của nó. Những âm thanh trong đêm, mùi hương và mặt trăng kia mới thật khó quên được. (Cho Trọn Tình Anh). Còn ở đây, trăng như là bạn của con người, của cỏ cây: Trăng lấp lánh trên vòm lá đong đưa, trăng len vào cửa sổ. Hình như ánh trăng có pha loãng màn sương đục. Một lát ánh trăng sáng long lanh soi từng chiếc lá, ngọn cỏ trong vườn. (Anh Tôi). Trăng về đêm thường đem lại cho con người một nỗi buồn nhớ miên man: Ban đêm ở quê thật yên tĩnh. Đêm nay Thảo u buồn ngước nhìn lên trời, bầu trời trong xanh với vầng trăng tròn tỏa ra một thứ ánh sáng huyền hoặc, tâm hồn cô cảm thấy cô đơn, lạc lõng… (Ba Ơi! Tha Lỗi Cho Con!!!).

Đọc truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC, qua những nhân vật thật đáng yêu trong truyện, tôi như được gần gũi với Chúa nhiều hơn, tôi như thêm lên lòng yêu thương những linh hồn tội nhân nhiều hơn. Người ta nói rằng Văn tức là người. Dù chưa được gặp bà LÊ VĂN BẮC một lần nào (chỉ mới được gặp bà trên báo thôi), nhưng tôi tin rằng bà là một con người có một lòng yêu mến Chúa, yêu mến lời Chúa khá sâu đậm và là một con người có trái tim nhân hậu, đáng quý.

Chúng ta tạ ơn Chúa vì trong Hội Thánh của Ngài có những người có tâm hồn văn nhân, thi sĩ để tôn vinh, chúc tụng Chúa Quyền Năng, Cao Cả của chúng ta bằng lời văn lời thơ, trong đó có bà LÊ VĂN BẮC. Chúa có dùng bà để viết lên những truyện ngắn giàu tình yêu: Yêu Chúa và yêu người, nhất là yêu những linh hồn đang hư mất, cũng như yêu thiên nhiên, để khích lệ nhiều tôi con Chúa khắp nơi trong tinh thần rao giảng Tin Lành cứu rỗi của Chúa Giê Xu cho mọi người.

Tôi nhớ ngày xưa, Chúa ban cho Exơra có tài viết văn và văn sĩ Exơra đã làm nhiều điều ích lợi cho Chúa và cho dân sự của Ngài qua tài ấy. Sở dĩ văn sĩ Exơra trở nên có ích lợi như thế là vì Kinh Thánh ghi lại nhiều lần rằng: Exơra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết luật pháp của Đức Chúa trên Trời. (Exơra 7). Trong Thi thiên 45:1-2 chép: Lòng tôi đầy tràn những lời tốt. Tôi nói đều tôi vịnh cho vua. Lưỡi tôi như ngòi viết của văn sĩ có tài. Ngài xinh đẹp hơn hết thảy con trai loài người. Khi chúng ta thạo biết lời của Ngài, khi lòng chúng ta đầy những lời tốt, thì chúng ta sẽ nói ra những lời tốt để khích lệ, nâng đỡ người khác. Chúa ban cho chúng ta những lời tốt, Chúa ban cho chúng ta ngòi viết của văn sĩ có tài để chúng ta làm gì? Không phải để chúng ta kiêu ngạo, khoe mình, mà bèn là để chúng ta tôn vinh Đức Giêhôva, ca tụng một mình Ngài mà thôi. Giống như nhà thơ Tường Lưu đã từng tuyên bố: Thơ tôi ca ngợi một mình Chúa thôi. Cảm tạ Chúa, Bà LÊ VĂN BẮC cũng đã làm như nhà thơ Tường Lưu đã làm là bà đã dùng ngòi bút của mình để ca tụng Chúa và chỉ ca tụng Chúa mà thôi.

Tôi tin rằng những truyện ngắn của bà LÊ VĂN BẮC đã đem lại một nguồn khích lệ thuộc linh không nhỏ cho nhiều người đọc nó. Tôi thật sự vui mừng khi thấy Chúa ban cho bà có ân tứ viết văn để phục vụ Ngài, phục vụ con dân của Ngài và bà đã biết sử dụng ân tứ ấy một cách thật tốt cho nhà của Chúa. Bà có một sức viết tiềm tàng và chúng ta có quyền hy vọng sẽ được đọc nhiều truyện ngắn đáng yêu khác của bà trên Đặc san ĐUỐC THIÊNG như đã từng được đọc những truyện ngắn đáng yêu của bà trong thời gian qua. Tôi cũng ước ao Chúa cho bà cũng sẽ tiếp tục tập hợp những truyện ngắn của mình lại và xuất bản thành tuyển tập như bà đã từng làm để bạn đọc khắp nơi có thể có được những tập truyện ngắn Cơ Đốc dễ thương như thế trong tủ sách gia đình của mình.

Với tôi, bà LÊ VĂN BẮC thực sự là một văn sĩ Cơ Đốc. Nguyện Chúa ban ơn cho bà và cho truyện ngắn của bà càng hơn.