TIN LÀNH VIỆT NAM PARIS & PHÁP
"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." (Giăng 3:16)
Đặc san báo Đuốc Thiêng - Tiếng nói của Hội thánh Tin lành Việt Nam Paris (Pháp)
Đuốc Thiêng 95,
tháng 6 năm 2008
Khi ra đi thăm viếng và bày tỏ về tình
yêu của Chúa cho bà con, đồng
bào thân yêu của mình,
tôi có gặp một số người nói rằng, theo
đạo Tin Lành là bỏ ông bỏ
bà. Đạo gì mà chẳng có
bàn thờ để thờ ông thờ bà gì
cả, làm sao mà theo? Rồi cũng có người
nói, mấy người Tin Lành, họ nói rất
hay, rất có ly,ù rằng con người sống được
là nhờ ông Trời mà. Ăn cơm Trời cho,
uống nước Trời cho, thở không khí Trời cho, sống
chết bởi Trời, được mất do Trời, nên hư ở Trời. Trời cho
không thấy, Trời lấy không hay. Ở xởi lởi Trời gởi
cho, ở bo bo Trời lấy lại. Cho dù Trời hại mới hư, dầu ai
có hại cũng như phấn dồi" Họ nói như thế
là rất phải, rất có lý, ai cũng
công nhận là đúng, không ai
cãi lại được, rồi họ mời tin thờ Đức Chúa Trời
như họ, nhưng khó quá, vì thờ Trời
thì không còn bàn thờ
ông bà nữa, bàn thờ ông
bà là cái có từ bao đời nay
làm sao mà bỏ được. Giá mà
đạo Tin Lành cho để bàn thờ ông
bà thì chúng tui theo liền
và sẽ có nhiều người theo nữa.
Tôi xin có vài lời thưa về những điều
trên một cách thẳng thắn và
thành thật như thế nầy: "Nói đạo Tin
Lành là đạo bỏ ông bỏ bà chỉ
vì không có bàn thờ
ông bà trong nhà thì thiệt
là tội quá, vội quá, nếu
không muốn nói là một nhận
xét không đúng và chưa hiểu
về bản chất của đạo Tin Lành chút nào
cả.
Trước hết, có thể khẳng định chắc chắn rằng không
có một tôn giáo nào
trên trần gian nầy mà trong giáo
lý của mình lại dạy bỏ ông bỏ
bà cả, và nếu có một tôn
giáo nào như thế thì đó
không phải là một tôn giáo,
nó đáng bị loại ra khỏi tiềm thức con người. Đạo
Tin Lành không bao giờ dạy bỏ ông bỏ
bà cả, mà ngược lại dạy phải hiếu kính
ông bà cha mẹ đúng nghĩa và
thực tế. Trong đạo Tin Lành có Mười Điều Răn
và trong mười điều luật đó được chia
làm hai phần: 4 điều đầu đối với Chúa
và 6 điều sau đối với người. Trong 4 điều đối với
Chúa thì điều đầu tiên dạy
là phải thờ phượng một mình Đức Chúa
Trời mà thôi. Còn trong 6 điều đối với
người thì điều đầu tiên cần làm
là phải hiếu kính cha mẹ. Như vậy, có
thể khẳng định chắc chắn với bån rằng đåo Tin
Lành không hề và không bao
giờ dạy là bỏ ông bà, cha mẹ cả.
Đúng là đạo Tin Lành không
dạy con người là phải thờ lạy ông bà,
cha mẹ, nhưng dạy phải thờ lạy Đức Chúa Trời là
Đấng dựng nên ông bà, cha mẹ
mình. Vì ông bà, cha mẹ
là loài được dựng nên chứ
không phải là Đấng Tạo Hóa. Thờ Đấng
dựng nên chứ không thờ vật được dựng nên.
Đạo Tin Lành không dạy phải thờ lạy ông
bà, cha mẹ, nhưng dạy phải hiếu kính cha mẹ. Chữ
"hiếu" theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do
Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1998,
có nghĩa là: "Lòng kính
yêu và biết ơn cha mẹ" (trang 424). Còn
theo Từ điển Việt Nam của Lê Văn Đức và
Lê Ngọc Trụ thì định nghĩa chữ "hiếu" như sau:
"hết lòng với cha mẹ, để tang cha mẹ" (trang 611). Tại sao
con người lại có lòng hiếu đễ như thế? Chữ Nho
có câu: "Hiếu đễ giai Thiên
tánh." (có nghĩa là lòng
hiếu thảo do Trời phú). Đúng vậy,
chính Đức Chúa Trời đã đặt trong
lòng con người chúng ta lòng hiếu
kính cha mẹ quý báu đó.
Có câu chuyện xưa kể rằng: "Thái Thuận
sinh vào đời Hán, nhà
nghèo, mồ côi cha hồi còn nhỏ. Nhằm năm
loạn lạc, đói kém, phải vào rừng
tìm thức ăn cho mẹ. Nhặt được dâu, quả
chín để một bên và quả sống để một
bên. Gặp tướng giặc, nó hỏi: "Vì cớ sao
lại để dâu hai nơi như thế?" Thuận đáp: "Quả
chín để riêng đem về cho mẹ tôi ăn,
còn tôi ăn quả sống." Tướng giặc khen Thuận
có hiếu, bèn tặng cho gạo và một
cái đùi trâu." Một câu chuyện
thật cảm động về lòng hiếu thảo. Như vậy, ta thấy rằng hiếu
thảo thật sự là ngay lúc còn sống phải
kính trọng cha mẹ, quan tâm, săn sóc
cha mẹ hết lòng, chứ không phải là sự
thờ phượng, cúng kiến khi cha mẹ đã qua đời. Hiếu
thảo thật sự là cha mẹ còn sống, cho cha mẹ ăn,
đừng để cha mẹ sống, không cho ăn, chết rồi thì
làm mâm cao cỗ đầy cúng lạy linh
đình như một câu nói dân gian
mà bạn thường nghe và chắc cũng đã
thuộc. Tôi tin rằng, bạn đồng ý với tôi
về tinh thần hiếu thảo như thế và bạn cũng muốn thực hiện
như thế. Nhưng có điều muốn là một chuyện
còn việc có quyết tâm thực hiện được
hay không lại là một chuyện khác phải
không bạn?