Giêrusalem,
4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
Đuốc Thiêng
100,
tháng 04 & 06 năm 2009
Nguyên
tác :
sách "Les croisades vues par les arabes" - Thập tự dưới mắt
người Ả rạp. Nhà Xuất bản: JC Lattès, Paris, 1983.
Tác
giả : Amin Maalouf.
Trích
dịch : Lạc
Hồ.
(coi Đuốc
Thiêng từ số 3)
Chương
51/6: Mưu loạn này khác ở Damas
Giết cố vấn Mazdaghani.
Như đã nói trong chương 5, thành Damas
nay
có chủ tướng là Bouri, bên cạnh Bouri
có cố
vấn tối cao là Mazdaghani, nhưng vị cố vấn này
ủng hộ
giáo phái Assassins, lại ngầm liên lạc
với
quân Franj.
Một ngày tháng 9 năm 1129, theo thông
lệ
hàng ngày, cố vấn tối cao Mazdaghani
đến
nhóm hội nghị chỉ đạo ở lâu đài "Hoa
Hồng". Sử gia
Qalanissi chép "Hội nghị thông qua nhiều vấn đề,
rồi bế
mạc. Bouri, con của Toghtekin, giữ chức chủ tỉnh Damas lúc
này từ khi Toghtekin chết, tuyên bố bế mạc, mọi
người đứng
lên ra về.Theo thông lệ, Mazdaghani đứng
lên sau hết.
Bouri ra dấu cho một bộ hạ, anh này chém
Mazdaghani nhiều
nhát kiếm, chặt đầu y, chặt thân y làm
hai mảnh,
đem ra bêu ở cổng thành, để cho mọi người đều thấy
số phận
của kẻ chuyên lừa dối".
Chỉ sau vài phút, tin cố vấn tối cao bị giết lan
khắp
các souk (chợ) ở Damas, và ngay lập tức, bắt đầu
cuộc
rượt bắt đồng bọn của Mazdaghani. Một đám đông
thiệt
đông ùa vào khắp mọi phố, vung gươm
vung kiếm, giết
tất cả mọi "batini", luôn cả gia đình, họ
hàng, bạn
hữu. Tất cả những ai mà nghi là có
liên lạc
này khác với "batini", đều bị truy nã
trong khắp
thành phố, bị cắt cổ không thương hại.
Các
lãnh tụ batini bị đóng đinh trên tường
thành, để cho dân chúng thấy.
Rõ ràng là dân
thành Damas, kể từ
Bouri, đã quá chán ngán
chuyện bọn
Assassins đô hộ thành phố. Dẹp được bọn người
áp
bức đã đành, mà còn
thoát được một
tai nạn kinh khủng hơn nữa, theo sử gia Athir, "Mazdaghani
đã
viết thơ cho quân Franj, đề nghị giao thành Damas
cho họ,
đổi lại họ sẽ giao thành Tyr cho y.Thoả thuận đã
xong
rồi,hơn nữa, còn ấn định ngày, là một
ngày
thứ sáu". Tại sao ngày thứ sáu? Ai
cũng biết
ngày thứ sáu là ngày
dân
hôi-giáo dành cho việc thờ phượng, cũng
như
dân Do thái dành ngày thứ
bẩy, tín
hữu cơ đốc dành ngày chúa nhựt. Khi
mọi người đang
ở trong đền thờ, cả hoàng gia, cả quan chức, cả
nhân
dân, thì bọn Assassins võ trang sẽ đến
cổng đền,
ngăn không cho ai ra; quân Franj sẽ kín
đáo
kéo đến cổng thành, bọn Assassins sẽ mở cổng cho
họ. May
mắn thay là vài ngày trước
ngày đã
ấn định, Bouri hay tin, liền triệt hạ Mazdaghani, và
luôn
cả đồng bọn.
Âm mưu nói trên đây
có thiệt hay
không? Có người nghi ngờ như
thế, nhưng sẽ
hết, khi thấy những batini sống sót chạy đến với vua
Baudouin 2,
xin tị nạn, và vua Baudouin được họ trao cho
thành
Banias, một pháo đài kiên cố ở
chân
núi Hermon, kiểm soát sự giao thông
giữa Jerusalem
và Damas. Hơn nữa, chỉ vài tuần sau, Damas bị một
đoàn quân Franj hùng mạnh tới bao
vây.
Đoàn quân gồm gần 10 ngàn bộ binh, đến
từ
Palestine, từ Antioche, từ Edesse, từ Tripoli, lại có cả
hàng trăm quân Franj từ Tây phương mới
tới, họ
hô lớn là nhứt quyết chiếm cho được Damas. Trong
đoàn quân này, có bọn cuồng
tín nhứt
là bọn hiệp sĩ Templiers, mới thành lập ở
Palestine 10
năm trước đây.
Giải vây Damas.
Bouri không có đủ quân sĩ đễ giữ
thành. Y
bèn cầu cứu với mấy bọn võ trang ở gần,
là
dân du mục người turc, và những bộ lạc người
Ả-rập, hứa sẽ
thưởng tiền nhiều, nếu giúp mình đẩy lui được
quân
xâm lăng. Một ngày tháng 11, Bouri được
tin
là hàng ngàn quân Franj
kéo đi cướp
phá đồng bằng Ghouta. Bouri đem toàn lực
quân binh
ra bao vây quân Franj. Quân Franj tan
nát
vì bị đánh bất ngờ, nhiều kỵ sĩ bỏ chạy,
không kịp
lên ngựa. Sử gia Qalanissi chép "chiều
hôm ấy,
quân Turc và Arabe trở về thành Damas
hân
hoan vì chiến thắng, mang theo đầy chiến-lợi-phẩm.
Dân
chúng cũng vui mừng, ai nấy phấn khởi, và quyết
định đến
đánh quân địch ngay nơi chúng
đóng trại.
Hôm sau, sáng sớm, đoàn kỵ binh Damas
xông
đến, thấy nhiều đám khói bốc lên, họ
tưởng
là quân Franj ở đó ; nhưng đến gần, họ
thấy
quân Franj đã rút đi, khói
do họ đốt lều
trại vì không còn ngựa để chở".
Baudouin thất bại lần này, nhưng không nản
lòng,
lại kéo quân tới vây Damas, nhưng lần
này bị
trời mưa, mưa liên miên nhiều ngày trong
cả
vùng, trại quân Franj thành ra một biển
nước
và bùn, làm chúng kẹt
dính. Vua
Jerusalem đành rầu rĩ kéo quân về,
và quyết
định là thôi không dòm
ngó gì
nữa tới Damas. Bouri, lúc đầu ta tưởng là
vô dụng
và hèn nhát, ngờ đâu lại
đã cứu Damas
khỏi hai nạn lớn, là quân Franj và
quân
Assassins.
Nhưng Bouri không tận diệt được hết mọi kẻ thù.
Một
ngày kia, có hai người nam tới Damas, ăn bận theo
kiểu
turc, nói là kiếm việc làm. Bouri
thâu nhận
2 người này làm cận vệ. Một buổi sáng
tháng
5 năm 1131, Bouri từ tư dinh đến lâu đài, bị 2
ngưới ấy
tấn công, đâm dao vào bụng. Họ bị bắt
ngay,
và trước khi bị xử tử, họ khai họ là
thành
viên Assassins, do lãnh-tụ họ ở Alamout sai đến
trả
thù cho đồng bọn đã bị Bouri giết. Có
các
danh sư đến chữa cho Bouri khỏi chết ngay lúc đó,
nhưng
sức khoẻ Bouri tàn tạ lần lần, rồi chết vào
tháng
6 năm 1132, sau 13 tháng quằn quại. Lại một lần nữa,
giáo
phái Assassins trả được thù.
Tướng Zinki xuất hiện.
Đáng lẽ phải kể Bouri là đứng đầu trong việc giải
thoát thế giới Ả-rập khỏi ách quân
Franj, nhưng
cùng thời kỳ này,lại xuất hiện một anh
hùng
khác, tên là Imadeddin Zinki, vua mới
của hai
thành Alep và Mossoul, mà sử gia Athir
kêu
là "nhân vật Trời ban cho dân hồi
giáo".
Zinki từ đâu tới? Zinki là tướng chỉ huy
hải cảng
Bassora, ở cuối vịnh Bassora, biển Địa trung. Đầu năm 1128,
có
cuộc nổi loạn ở Bagdad, viên sultan ở Bagdad cầu cứu với
Zinki.
Zinki kéo quân đến dẹp tan bọn nổi loạn,
và được
sultan thưởng cho làm vua 2 thành Alep
và Mossoul.
Zinki là người thế nào? Zinki khác hẳn
đa số
các lãnh-tụ Ả-rập thời đó.Trước Zinki,
các
tướng người turc đem quân đến Syrie, quân đội gồm
những kẻ
chỉ lo cướp của, lo lãnh lương rồi trở về xứ, khả năng thất
thường, mới thắng đấy, lại thua ngay đấy. Quân
lính được
mộ đầu năm, cuối năm cho giải ngũ, năm sau lại tuyển mộ nếu cần. Zinki
thì khác. Suôt trong 18 năm, y ngủ
trên rơm
để khỏi dính bùn, liên kết với nơi
này,
đánh bại nơi kia, chẳng khi nào tính
chuyện nghỉ
ngơi dài dài trong những lâu
đài thuộc quyền
mình. Khi đến một thành nào, y chẳng
vào
ngủ trong các lâu đài của
thành ấy,
mà dựng lều, ngủ ở ngoài cổng thành.
Đoàn
hầu cận của y không gồm những kẻ nịnh bợ và
vô dụng,
nhưng gồm những cố vấn đầy kinh nghiệm, và y chịu nghe lời
họ. Y
có mạng lưới tình báo rộng
rãi,nên
thường xuyên có tin tức về mọi hoạt đông
hoặc
âm mưu chinh trị ở Bagdad, Ispahan, Damas, Antioche,
Jerusalem, y
biết hết. Về chuyện thành phần của lực lượng quân
Ả-rập
chống quân Franj, trước đây thường do nhiều tướng
địa
phương gom nhau lại, ba hồi xích mích nhau, phản
bội
nhau. Với Zinki, tình trạng này chấm dứt, kỷ luật
rất
chặt chẽ, ai sai phạm một chút là bị phạt liền.
Sử gia
Kamaleddin chép "quân của Zinki tiến bước giống
như bước
giữa hai sợi giây thừng, ngăn không cho dẫm
lên ruộng
lúa". Và sử gia Athir kể chuyện "Zinki ban cho
một tướng
được chỉ huy một thành. Khi đến nhậm chức, tướng
này sắp
đặt cho mình ở trong nhà một thương gia người Do
thái. Thương gia này đến khiếu nại với Zinki.
Zinki chỉ
lừ mắt một cái, tướng kia lập tức rút ra khỏi
nhà
thương gia".
Khi đến nhận thành Alep, Zinki tỏ ra rất khôn,
có 3
hành động tượng trưng đặc biệt. Một là cưới con
gái vua Redman, bà này đã
từng là vợ
của Ighazi rồi Balak. Hai là đem hài cốt của cha
mình đến táng ở Alep, để tỏ ra mình
sống chết với
thành. Ba là trưng ra lịnh bổ nhiệm
mình, do
sultan ký, chứng tỏ mình thiệt có
quyền
hành trong cả vùng.
Lủng củng trong
vòng quân Franj.
Nhắc lại lúc này vua ở Jerusalem là
Baudouin 2,
vua này có con gái tên
là Alix,gả cho
Bohemond 2, chủ tỉnh Antioche. Bohemond 2 đem quân đi
đánh
miền bắc, chết trong một trận phục kích của quân
địch, bị
tướng Ghazi chặt đầu gởi về Bagdad.
Tin này đưa về Antioche, bà Alix
lên nắm
quyền hành, được sự ủng hộ của các dân
trong
thành gốc arménie, grec, syrie, bèn
viết thơ cho
Zinki, yêu cầu liên kết với mình, chống
lại
chính cha mình ở Jerusalem. Zinki được tin
không
ngờ này, chẳng hết sững sờ. Thái độ
này kể ra thật
kỳ quặc, nhưng nói lên tâm trạng một lớp
ngưòi Franj thế hệ mới, chẳng suy nghĩ như những người tiền
phong thánh chiến đợt đầu. Bà Alix có
mẹ người
arménie, chưa khi nào thấy Âu
châu, chắc
là suy nghĩ như người đông phương.
Vua Baudouin ở Jerusalem được tin động trời này,
bèn
kéo quân đi Antioche. Đến gần Antioche, y gặp một
kỵ sĩ
trang bị thật đẹp, cưỡi một con ngựa trắng cũng đẹp vô
cùng, có yên vàng, cương
bạc. Hỏi ra
thì đây là quà tặng của Alix
gởi đi cho
Zinki, kèm theo thơ yêu cầu Zinki tới
giúp, xin hứa
là thần phục Zinki. Lẽ dĩ nhiên là
Baudouin 2 sai
treo cổ sứ giả, rồi chiếm lại Antioche không mấy
khó khăn,
đem đày Alix ra cảng Lattaquieh.
Chẳng lâu sau đó, Baudouin 2 chết, vào
tháng
8 năm 1131. Vua Bausouin không có con trai,
nên
người nối ngôi là con rể, tên
là Foulque
d’Anjou. Anh này là chồng của
bà
Mélisande, chị của Alix, và mới từ Anjou
(Pháp)
tới đông phương.
Sử gia Qalanissi nhận xét "Dưới thời trị vì của
vị vua
thứ ba này ở Jerusalem, chuyện" bất hoà trong
vòng
quân Franj "ngày càng thêm
nặng". Ngay từ khi
mới lên ngôi, Foulque đã phải đối
phó với
Alix, bà này lại nổi loạn, Foulque phải
khó nhọc
mới dẹp được. Rồi đến chuyện bà Mélisande ngoại
tình vớ một hiệp sĩ trẻ, tên là Hugues
du Puiset.
Chuyện vỡ lở, Hughes phải đi lánh nạn ở thành
Ascalon,
được nguời Egypte tiếp đón, lại còn trao cho một
đoàn kỵ binh đi chiếm cảng Jaffa của quân Franj,
nhưng chỉ
vài tuần sau, quân Franj chiếm lại.
Tháng 12 năm 1132, trong khi vua Foulque lo chiếm lại Jaffa,
thì lại mất pháo đài Banias,
mà ba năm
trước đây bọn Assassins trao cho Baudouin 2, mất về tay
Ismael,
con của Bouri, chủ thành mới của Damas. Tưởng rằng
các
lãnh-tụ Ả -rập sẽ lợi dụng lúc quân
Franj lủng củng
với nhau mà phát triển thắng lợi này;
nhưng
không phải, họ dừng lại đấy, vì họ cũng lủng củng
với nhau
không kém. Zinki thì đang mắc
kéo quân
về Bagdad dẹp loạn một lần nữa, như đã làm 5 năm
trước
đây. Lần trước, y thắng, nhưng lần này, khi
kéo
quân đến gần thành Tikrit, trên
sông Tigre, ở
phía bắc Bagdad, y thua tan nát, thiếu điều bị
bắt. Y
thoát chết, nhờ chủ tỉnh Tikrit, một tướng trẻ gốc
dân
Kurde, tên là Ayyoub. Ayyoub cứu Zinki, đưa qua
sông
trở lại Mossoul mau mau; Zinki nhớ ơn, dành tình
thân ái cho gia đình này,
chuyện này
có ảnh hưởng nhiều chục năm sau đến đời sống của một người
con
của Ayyoub, tên là Saladdin, chúng ta
hãy
nhớ tên anh Saladdin này, vì sau
này
nó sẽ làm đảo lộn thế giới quân
Franj.
Đuốc
Thiêng 100
01
Thiên
đàng
- ĐTPÂ
02
Hát
nói:
Ngày phán xét
- Trần Nguyên Lam Bửu
03
Chúa
Giê-xu chịu thương khó
- Quyền Linh
04
"Các
ngươi phải yêu nhau"
- H4
05
Thơ: Cảm tạ
Chúa Giê-xu - Linh Quyền
06
Áp-ra-ham
theo lời Chúa gọi
- Mục sư Trần Hữu Thành
07
Tiểu sử
Thánh ca
- Fanyia
08
Thơ: Lời
Chúa
- Đức Huy
09
Đời chẳng
ai ngờ
- Vinh Bằng
10
Thơ:
Hè về - Đức Huy
11
Đọc "Biển
rộng
hai vai" của Lữ Thành Kiến
- Nguyễn Đình Bùi Thị
12
Quanh ta
ngậm ngùi - Bà Lê Văn Bắc
13 Giêrusalem,
4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
14
Xứ Do
Thái khi
Chúa Jêsus khởi sự công tác
- Mai Đào
15
Đuốc
Thiêng - Người bạn đồng hành đáng
yêu - Bình Tú Ngọc
16
Vài
nét về Hội Đồng Giáo Hạt Pháp lần thứ
21
- TĐTN Trương Đức Huy
17
Tin Tức
- Vinh Bằng