Xứ Do
Thái khi Chúa Giê-xu khởi sự
cộng tác - Mai Đào
Đuốc Thiêng
100,
tháng 04 & 06 năm 2009
Tác-giả: Roger CARATINI
Sách: Jesus, de Bethléem
à Golgotha, ấn bản 2003, nhà xuất bản L'Archipel,
Paris
Trích
dịch: Mai
Đào
(Xem
từ Đuốc Thiêng 86)
Sáng hôm sau, Marcellus trao cho Hiram một cuộn
giấy
đóng ấn của mình, cuộn giấy là
báo
cáo gởi về hoàng đế Auguste.
Báo cáo lên hoàng đế.
Thưa hoàng đế, mấy năm nay, tương quan lực lượng ở
Đông
phương đã thay đổi. Ở xứ Perse, có chia rẽ nội
bộ,
làm yếu kém triều đại Arcasides, và
không
thể lại có chuyện họ chiếm đất của ta như họ đã
dám làm dưới thời các vua Crassus
và
Antoine. Thỏa ước hoà bình mà
hoàng đế
đã ký 16 năm trước đây với vua Phraate
của họ,
thì vua kế vị là Phraatace mới ký
triển hạn
cách đây 2 năm. Cũng không phải lo
gì về
phía xứ Arménie, vì họ có
nội chiến
không dứt. Do đó, cả hai vùng Syrie
và
Palestine đều không bị đe doạ nơi biên giới
phía
đông. Nhưng về tương lai, ta phải coi chừng các xứ
Ảrập ở
Sinai và Pétra, họ có thể uy hiếp
biên giới
phía đông xứ Judée, và biết
đâu họ sẽ
bắt tay với vua Perse. Bởi những lý do này, thưa
hoàng đế, Rô ma cần phải kiểm soát
hoàn
toàn không những xứ Judée,
mà luôn cả
xứ Idumée, xứ Samarie, gom ba xứ này lại
thành một
tỉnh của Rô ma, rồi xin hoàng đế đặt một tỉnh
trưởng cai
trị trực tiếp tất cả những dân ở đó,
không
còn giữ chế độ tiểu-vương hoặc đại tiểu-vương. Vạn tuế
hoàng đế. Ký tên: Marcellus Claudius
Primus.
Hoàng đế Auguste không có gì
vừa ý
hơn. Lịnh truất phế vua Archélaus có hiệu lực
mùa
thu năm 759 Rô ma. Archélaus bị lưu đầy qua xứ
Gaule,
và sau sẽ chết ở đấy. Ba xứ Judée, Samarie,
Idumée, gom thành một tỉnh của Rô ma,
tổng trấn đầu
tiên là Coponius.
Quyền hạn và
trách nhiệm một vị tổng trấn (procurateur)
Chức "tổng trấn xứ Judée" do hoàng đế bổ nhiệm
có
toàn quyền về mặt dân sự và
hình sự. Quan
tổng trấn này đóng đô ở hải cảng
Césarée (đừng lộn với thành phố
Césarée Philippe, ở Syrie), đôi khi đặc
biệt
lên Jerusalem vào dịp các lễ lớn như lễ
Pâque, khi có đông khách
hành hương.
Tất cả các quan chức địa phương, dân sự hoặc
tôn
giáo đều phải phục tùng quan tổng trấn, tổng trấn
chỉ
phải báo cáo về toàn quyền ở Syrie.
Tổng trấn chỉ định người giữ chức vụ thầy tế lễ cả, hoặc truất phế.Tổng
trấn giữ chià khoá tháp Antonia, nơi
đây cất
giữ các y phục nghi-lễ lớn. Tổng trấn ấn định các
thứ
thuế. Thuế trực tiếp có 2 thứ: thuế điền thổ,
đánh
vào đất ruộng, phải nộp bằng hiện vật (lúa, bắp,
v.v.);
thuế thân, đánh vào mỗi người hoặc nam
hoặc nữ, nam
kể từ 14 tuổi, nữ kể từ 12 tuổi, người già được miễn.
Và
còn nhiều thứ thuế khác,hoặc trực tiếp, hoặc
gián
tiếp :thuế lợi tức; thuế các đàn súc
vật
(bò, chiên,..); thuế nhập khẩu; thuế xuất khẩu;
thuế cửa
khẩu (phải trả khi vô thành phố, vô hải
cảng, qua
cầu). Các viên chức người Rô ma lo việc
thâu
các thuế trực tiếp. Về thuế gián tiếp,
thì cho tư
nhân đảm nhiệm bằng cách đấu thầu, và
chế độ
này gây ra nhiều chuyện lạm dụng.
Và dĩ nhiên là tổng trấn có
trách
nhiệm về an ninh. Lo việc này, tổng trấn có 5 đội
bộ
binh, khoảng 600 người, và một đoàn kỵ binh. Tất
cả
khoảng 3500 quân sĩ, tuyển mộ ở Samarie, Syrie, và
Césarée Philippe.
Nhìn tổng quát, thuế má dưới tay người
Rô ma
dễ chịu hơn là dưới thời vua Hérode.
Có lịnh từ
Rô ma, là tổng trấn và các
viên chức
phải coi trọng lòng tự ái của dân Do
thái.
Bởi thế mà sẽ chẳng có thể lại tái
diễn chuyện Đại
bàng bằng vàng, và cuộc thảm
sát tiếp theo
đó. Các đồng tiền lưu hành trong xứ,
có
mang tên hoàng đế nhưng không
có hình
hoàng đế, để hiệp với luật Môi se. Các
đoàn
quân Rô ma đến công tác ở
Jerusalem sẽ
không đem theo cờ biển của quân đoàn,
phải để lại ở
Césarée trước khi đi.
Marcellus quan sát và cũng góp phần
trong việc
thay đổi chính sách này. Chuyện thay
đổi rất mau,
chỉ trong khoảng 2 tháng kể từ khi y gởi báo
cáo
về hoàng đế, tổng trấn Coponius thiết lập nhân
viên
và công chức ở Césarée; để
thi hành
ý định của hoàng đế, y triệu tập về
Césarée
các đại diện của Công hội Sandhérin ở
Jerusalem,
các lãnh-tụ của các gia
đình lớn Do
thái, nhờ họ giúp phổ biến chính
sách mới.
Phái
zélotes nổi loạn.
Cuối năm 759 Rô ma này, Marcellus chứng kiến cuộc
nổi loạn
cuả phái zélotes. (Nhắc lại lịch sử: Cuộc nổi
loạn trước
xẩy ra đã gần 2 thế kỷ, vào năm 180 T.C., do gia
đình thầy tế lễ Mattathias Maccabée cầm đầu,
chống lại
vua grec Antiochos Epiphane).
Nay thành lập tỉnh mới của Rô ma, gồm xứ
Judée, xứ
Samarie, xứ Idumée, vậy phải kiểm tra dân số trong
tỉnh,
cũng như các khả năng kinh tế. Trên lý
thuyết,
thì đôn đốc việc kiểm tra này thuộc về
tay tổng
trấn, nhưng Coponius mới được bổ nhiệm, chưa thạo việc, nên
trao
cho quan toàn quyền Sibinus, người kế vị Quirinius
(Qui-ri-ni-u)
là kẻ đã ra lịnh kiểm tra dân số 9 năm
về trước
(Lu-ca 2).
Dân Do thái phản đối cuộc kiểm tra mới
này. Mới bị
kiểm tra cách đây có 9 năm, nay lại
kiểm tra, họ sợ
bị rắc rối về mặt chính trị, và phải
đóng thuế
nhiều thêm, nhưng sợ nhứt là bị bắt đi
làm nô
lệ.Thầy tế lễ cả Joazar khuyên họ đừng chống lại, cứ tham gia
kiểm tra đi, sau sẽ hay. Tuy nhiên ở vùng
Gaulanitide
(hiện nay là vùng Golan, nằm giữa xứ Syrie
và xứ
Israel), trong thành phố Gamala, có anh Judas,
biệt danh
là Judas Galiléen (Judas người Galilê),
cùng
với một người Pha-ri-si tên là Sadduq, hai anh
này
lập nên phái zélotes, khích
động dân
chúng chống lại việc kiểm tra, viện lẽ là
đây chỉ
là cuộc trá hình để đưa dân
Do thái
vào vòng nô lệ. Cuộc nổi loạn
bùng lên
mạnh mẽ trong khắp xứ, ta khó tưởng tượng nó
gây
rối loạn đến cỡ nào. Tất cả mọi nơi trong xứ có
giết
người, cướp phá, tố cáo nhau, không
loại trừ ai.
Dưới danh nghĩa bảo vệ tự do, người ta cướp của lẫn nhau, bất kể
là của bạn hay thù; người ta giết những kẻ giầu,
đổ tội
cho họ là tay sai của chính quyền Rô
ma; người ta
tố cáo nhau để được lãnh tiền thưởng,
không
có gì ngăn cản được, kể cả nạn đói
kém đang
hoành hành, cuộc nội chiến này lan đến
cả Đền thờ
ở Jerusalem.
Dư luận dân chúng ra sao về phái
zélotes?
Nạn nhân của phái này hầu hết
là những người
Do thái trong giới lãnh đạo, bị phái
này tố
cáo là "hợp tác" với Rô ma.
Phái
zélotes dùng dao găm giết những người
này ngay cả
giữa đông công chúng. Dĩ nhiên
là
phái zélotes bị những người giầu và
người Do
thái bảo thủ phản đối, dân chúng
kêu họ
là "kẻ cướp" (bandits), là "kẻ giết người"
(sicaires,
assassins), nếu là thời nay thì kêu
là
"quân khủng bố" (terroristes). Quân lính
Rô ma
tìm diệt trừ họ nhưng cuộc rối loạn zélotes cứ
kéo
dài suốt cả năm 759 Rô ma, qua đầu năm sau nữa,
làm
mọi người lo ngại, tất cả mọi giới, từ các nhà
cầm quyền
Do thái cũng như Rô ma, cả đến hoàng đế
Auguste
nữa, vì tổng trấn thường xuyên gởi báo
cáo
về (Chi tiết về cuộc nổi loạn của zélotes được kể đầy đủ
trong
cuốn "Lịch sử dân Do thái" (histoire des Juifs),
tác giả Flavius Josèphe, tập 17, chương 8).
Lý do cuộc nổi
loạn, theo Pompilius.
Marcellus cũng rất quan tâm theo dõi để
tìm hiểu
cuộc nổi loạn zélotes, đi thảo luận với nhiều giới chức
Rô
ma và Do thái ở Césarée,
trong số
này có một sĩ quan Rô ma
già, tên
là Pompilius. Anh này đã từng tham gia
tất cả mọi
chiến trường ở Trung Đông, nay nghỉ hưu ở xứ Do
thái.
Marcellus tâm sự với Hiram: "Anh Pompilius thật đặc biệt,
không biết anh ta học với ai, mà anh ta biết hết
mọi
chuyện, cả về xứ Phénicie, xứ Syrie, và xứ
Palestine".
Anh chiến sĩ già này nói với Marcellus:
-Nếu quan muốn hiểu, thì cuộc nổi loạn zélotes
có
một điều bí mật.., tôi không biết
là điều
gì.
-Nói đi Pompilius, tôi cũng chẳng biết
vì đâu
mà khi không nổi lên cuộc chống đối dữ
dằn như thế.
-Ai cũng biết rằng cầm đầu là anh Judas ở Gamala,
không
biết từ đâu tới, anh ta xúi giục mọi người chống
lại việc
nộp thuế. Khi anh ta đưa lời kêu gọi ở Gamala, tôi
cũng ở
đó, tôi nghe hết từ đầu đến cuối.
-Luận điệu của y là thế nào?
-Chỉ có một luận điệu, nhưng y luôn luôn
lặp lại
bằng nhiều cách khác nhau. Y trách
dân
chúng rằng chúng ta chỉ có một thầy,
là Đức
Chúa Trời, tại sao chúng ta lại đi chịu phục thầy
mới
là người Rô ma, họ cũng là người hay
chết như nhau.
Suốt một tiếng đồng hồ, y cổ động dân chúng đừng
đóng thuế cho người Rô ma nữa, bởi vì
chịu phục
quan tổng trấn, là chịu phục một người, là chấp
nhận
người ấy là thầy mình, làm thế
là phạm
thượng. Judas chẳng phải khơi lên cuộc cách mạng
vì
lý do tiền bạc, nhưng cách mạng vì
lý do
tôn giáo.
-Vậy anh có tin rằng dân chúng ở
Gamala, cũng như ở Jerusalem, sẽ theo Judas đến cùng
không?
-Tôi quan sát thể thức hành động của
Judas
và của Sadduq, thấy như kiểu những đảng cướp đại lộ,
không
thương xót gì ai hết, không tha ai hết.
Và
tôi nghĩ rằng hai anh này, nhứt là
Judas, sẽ
có thể động viên được phần lớn dân
chúng Do
thái, nhứt là những người nghèo
khó, khốn
cùng, tất cả những người không có
gì
mà sợ mất, và tôi nghĩ rằng xứ
Judée chỉ
có thể hoà bình trở lại một khi
đã
tiêu diệt hết bọn khủng bố này.
-Trong hoàn cảnh hiện nay thì chắc chắn anh
có
lý, nhưng tôi tin rắng trong tương lai gần sẽ xẩy
ra nhiều
điều làm chúng ta kinh ngạc, cả cho người
Rô ma
cũng như người Do thái. Hiện nay trong xứ Judée,
chắc
là có những chuyện thối nát,
có quá
nhiều bất công, quá nhiều kẻ nghèo khổ,
kẻ bất
hạnh, …
-Cũng như mọi nơi khác, vậy thôi.
-Đúng thế, cũng như mọi nơi khác trong đế quốc
Rô
ma. Những người zélotes hành động tàn
bạo như thế,
có thể họ làm bậy, nhưng cuộc nổi loạn của họ
là
dấu hiệu về xã hội chúng ta đang mất
quân
bình nặng nề, các thần ở Olympe, hay
là Đức
Yahvé cũng chẳng có cách
nào chữa.
Các thầy tế lễ bảo dân Do thái
"hãy
tuân theo luật Môi-se", bởi vì đấy
là Luật
của Đức Chúa Trời. Hoàng đế bảo chúng
ta
"hãy tuân theo luật Rô ma", bởi
vì luật
này bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ
tài sản tư
nhân. Nay những lời dạy bảo trên đây
chẳng đủ cho ai
hết, và mọi người đang cần được lời dạy khác.
-Marcellus, anh có lý, nhưng dầu tôi
là cựu
chiến binh, tôi chẳng tin raăng lời dạy khác
này sẽ
ra từ lưỡi kiếm của một quân nhân, hay
là từ lưỡi
dao của một anh zélote.
-A, tôi hiểu anh, anh muốn theo lời dạy của Socrate xưa kia.
-Lời Socrate áp dụng được trong khung cảnh thời
đó,
xã hội của người grec đóng khung trong
thành phố
của mình. Nhưng ngày nay, chúng ta đều
là
công dân của một đế quốc toàn cầu.
Và trong
vùng Palestine, cái vùng nhỏ
xíu trên
trái đất này, rất nhiều người hy vọng sẽ được
nghe Lời
mới, Lời dạy mới, đặt căn bản không phải trên
võ lực
và đàn áp, nhưng trên
tình yêu
thương hết mọi người, lời này sẽ tới do Đấng
Mê-si-a.
-Pompilius, anh tưởng tượng Đấng Mê-si-a ra sao?
-Như một anh zélote, nhưng không có dao
để
đâm ai, không có hận thù ai,
do Đức
Chúa Trời đầy yêu thương sai đến.
Mới có khoảng 4 tháng từ khi Marcellus trở lại
Jerusalem,
mà đã có bao nhiêu sự cố
quan trọng xẩy ra,
làm cho Marcellus quên cả Rô ma,
quên cả căn
phòng êm ái lịch sự của mình
trong lâu
đài hoàng đế. Nào là những
người Do
thái chẳng biết khôn hay dại, chỉ vì cớ
một thần
tượng vô tích sự, tỉ như con Đại bàng
bằng
vàng. mà đi giết người khác hoặc bị
người
khác giết.
Đuốc
Thiêng 100
01
Thiên
đàng
- ĐTPÂ
02
Hát
nói:
Ngày phán xét
- Trần Nguyên Lam Bửu
03
Chúa
Giê-xu chịu thương khó
- Quyền Linh
04
"Các
ngươi phải yêu nhau"
- H4
05
Thơ: Cảm tạ
Chúa Giê-xu - Linh Quyền
06
Áp-ra-ham
theo lời Chúa gọi
- Mục sư Trần Hữu Thành
07
Tiểu sử
Thánh ca
- Fanyia
08
Thơ: Lời
Chúa
- Đức Huy
09
Đời chẳng
ai ngờ
- Vinh Bằng
10
Thơ:
Hè về - Đức Huy
11
Đọc "Biển
rộng
hai vai" của Lữ Thành Kiến
- Nguyễn Đình Bùi Thị
12
Quanh ta
ngậm ngùi - Bà Lê Văn Bắc
13
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
14 Xứ Do Thái khi
Chúa Jêsus khởi sự công tác
- Mai Đào
15
Đuốc
Thiêng - Người bạn đồng hành
đáng yêu
- Bình Tú Ngọc
16
Vài
nét về Hội Đồng Giáo Hạt Pháp lần thứ
21
- TĐTN Trương Đức Huy
17
Tin Tức
- Vinh Bằng