Chúa
Jêsus chịu thương khó - Quyền Linh
Đuốc Thiêng
100,
tháng 04 & 06 năm 2009
Chúa Jêsus vốn là Thiên
Chúa Ngôi Hai, ngự đến trần gian với tư
cách một kẻ hy sinh, 'Con sinh tế của Đức Chúa
Trời đã được chuẩn bị' hay 'đã chịu giết từ buổi
sáng thế' [Khải 13:8; Êph 1:3-6]. Thơ
Hê-bơ-rơ chép 'Nhìn xem Chúa
Jêsus là cội rễ và cuối cùng
của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng
đã đặt trước mình, chịu lấy thập tự
giá, khinh điều sỉ nhục và hiện nay ngồi
bên hữu ngai Đức Chúa Trời' (Hê 12:2).
Thơ Phi-líp 2:5-11, Thánh Phao-lô cũng
đã diễn tả về cảnh khổ nạn và vinh quang tuyệt
vời của Chúa Jêsus.
I.
CHÚA THIẾT LẬP LỄ TIỆC THÁNH:
1. Chiên Con
Của Lễ Vượt Qua:
Nếu đem so sánh giữa Lễ Vượt Qua cua dân Do
Thái và những chi tiết của Lễ Tiệc
Thánh do Chúa Jêsus thiết lập
chúng ta nhận thấy có những mối tương quan. Nguồn
gốc của Lễ Vượt Qua ở trong Xuất Ê díp
tô ký 12 mô tả dân Israel ăn
lễ nầy cách hối hả để chuẩn bị ra khỏi
Ê-díp-tô, từ hoàng tử của vua
Pha-ra-ôn cho đến con của người tù,
cùng con đầu lòng của mọi súc vật. Hễ
nhà nào vâng theo lệnh truyền:
có huyết của con sinh bị giết và bôi
huyết lên mày cửa thì thiên
sứ sẽ 'Vượt Qua' và không làm hại
nhà đó.
Lễ này đã được giữ cách trọng thể
trong dân Israel kể từ ngày họ ra khỏi
Ê-díp-tô. Giờ đây,
Chúa Jêsus cũng dự Lễ Vượt Qua, song
chính Ngài là 'Con Sinh của Lễ Vượt
Qua' [1 Côr 5:7].
(1) Theo tục lệ, người chủ gia đình sẽ chủ tọa buổi lễ bằng
lời cầu nguyện cảm tạ, rồi sau đó họ cùng nhau ăn
rau đắng và một chén rượu nho.
(2) Kế đó, gia chủ giải thích ý nghĩa
buổi lễ và cả nhà cùng hát
Thi thiên 113, 114. Hết thảy cùng uống
chén rượu nho thứ hai.
(3) Gia chủ tiếp tục dâng lời tạ ơn về
bánh không men, bánh được bẻ ra
và phân phát cho mỗi người, sau
đó họ cùng ăn chung với thịt chiên con
đã quay với bánh không men
và rau đắng. Chủ gia cảm tạ Chúa với
chén rượu nho thứ ba, gọi là 'chén
phước lành'.
(4) Kết thúc lễ bằng bài ca Thi Thiên
115 - 118, họ cùng nhau uống chén rượu nho thứ tư
gọi là vui mừng trong vương quốc Chúa.
2. Lễ Tiệc
Thánh:
Chúng ta không biết chắc cách thức của
Lễ Tiệc Thánh khác với Lễ Vượt Qua thế
nào. Nhưng chúng ta căn cứ vào
Kinh-Thánh về cách Chúa
Jêsus đã làm:
(1) Ngài lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và
nói vài lời... rồi bảo môn-đồ
hãy phân phát bánh;
Ngài truyền dạy bánh này tượng trưng
cho thân thể Ngài sẽ bị tan nát, rồi
bảo 'hết thảy hãy ăn đi'.
(2) Ngài lấy chén, tạ ơn, rồi nói
'này là huyết ta' (1 Cô 11:25), 'huyết
của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội, rồi
Ngài bảo hết thảy hãy uống đi'.
(3) Mác 14:26 chép 'họ hát Thi
thiên'.
(4) Lưu ý: Lu-ca 22:17-19 chép: 'việc uống
chén trước khi ăn bánh' điều này
có thể xảy ra theo cách của Lễ Vượt Qua: (1) Uống
chén, (2) Ăn bánh, (3) Uống chén.
3. Lễ Được Trọn Trong
Vương Quốc Của Cha (Mathiơ 26:29; Mác 14:25)
Cũng trong Lu-ca 22:15-16 chép: 'Ngài
phán rằng Ta muốn ăn Lễ Vượt Qua này với
các ngươi trước khi Ta chịu đau đớn. Vì, Ta
nói cùng các ngươi, Ta sẽ
không ăn lễ này nữa cho đễn khi lễ ấy được trọn
trong Nước Đức Chúa Trời'.
(1) Ý nghĩa của Lễ Vượt Qua nhắc nhở dân Israel về
sự giải phóng họ ra khỏi ách nô lệ xứ
Ê-díp-tô và đem họ
vào Đất Hứa đượm sữa và mật.
(2) Ý nghĩa của Lễ Tiệc Thánh dạy cho
Hội-Thánh Chúa biết rằng, nhờ sự chết của Đấng
Christ mà mọi kẻ tin Ngài được chuộc ra khỏi
ách nô lệ và sự đoán phạt
bởi tội lỗi. Nếu người Israel được giải thoát ra khỏi
Ê-díp-tô thuộc thể, thì người
Israel thuộc linh là tín hữu của
Hội-Thánh, là người được gọi ra khỏi thế gian
đặng bước vào vương quốc của Cha, tức là được gia
nhập vào Hội-Thánh vô hình.
Lễ được trọn trong Nước của Cha - nói lên sự giải
cứu trọn vẹn, sự ra khỏi và được cất lên (rapture)
để được đoàn tụ với Đấng đã hy sinh để cứu
chúng ta. Đó là sự kết hợp trọn vẹn
mà sách Khải huyền đã mô tả
giữa Chúa là Tân lang và
Hội-Thánh Ngài là Tân nương,
và 'lễ cưới chiên con' sẽ được diễn ra trong hoan
lạc bất tận (Khải 19:6-9).
II. SỰ THƯƠNG KHÓ
VÀ SỰ CHẾT CỦA ĐẤNG CHRIST:
1. Trong Vườn Cầu Nguyện:
Tại vườn Ghết-sê-ma-nê, tiếng A-ram là
'gat semen', có nghĩa là 'nơi ép dầu'.
Ông Lu-ca đã chép: "Đức Chúa
Jêsus đi lên núi Ô-li-ve theo
như thói quen" [Lu 22:29 so Giăng 18:1; Mat 26:30]. Nhưng
trong lần ra đi này, dù Ngài biết "giờ
mình phải lìa thế gian để về cùng Cha
đã đến rồi" [Giăng 13:1], song linh hồn Ngài buồn
bực và sầu khổ đến chết được. Đó là
một sự sầu não dâng tràn tâm
linh và khó diễn tả bằng lời, đến nỗi
Ngài yêu cầu ba môn-đệ thân
tín nhất là Phi-e-rơ, Giăng, và Gia-Cơ
hãy cố gắng tỉnh thức với Ngài.
2. Lời Cầu Nguyện Với Mồ
Hôi Như Huyết:
'Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng
thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn
rơi xuống đất' [Lu-ca 22:44]. Tại sao? Chúng ta
không thể hiểu hết tâm trạng đau thương của Cứu
Chúa trong lúc này, chỉ biết
Ngài đã thổ lộ một tâm trạng kinh
hãi và sầu não; đây
là lý do chữ Ghết-sê ma-nê,
có nghĩa là bàn ép rượu,
nó mô tả cả tâm hồn và
thân thể của Cứu Chúa giống như những bồn nho đầy
những trái mọng ngọt, tròn trịa, đẹp đẽ đang bị
những bàn chân mạnh mẽ nghiền nát,
giày đạp... và nước nho chảy ra có
màu đỏ thắm như máu [Ê-sai 63:3].
(a) Lời cầu nguyện thứ nhứt:
'Cha ôi! Nếu có thể được xin cho chén
này lìa khỏi con, song không theo
ý muốn Con mà theo ý muốn Cha' [Mat
26:39]. Đây là chén đắng,
chén tội lỗi của toàn thế gian, chén
của cơn phẩn nộ mà Đức Chúa Cha thi
hành cơn đoán phạt trên tội lỗi. Sở dĩ
Chúa Jêsus phải cầu xin Cha cất nó đi
để Ngài khỏi phải uống, bởi vì Ngài
là Đấng thánh-khiết không thể tiếp
xúc được đối với tội ác. Chấp nhận uống
chén tức là chấp nhận tội lỗi, bị xem như tội
nhân dưới mắt Thánh khiết của Đức Chúa
Cha. Và cảm tạ lòng thương xót của
Chúa Jêsus, Ngài không theo
ý riêng, xong xin ý Cha được
nên - nghĩa là nếu sự cứu rỗi nhân loại
mà không có con đường nào
khác hơn là 'chính Ngài
phải hy sinh' - thì Ngài sẵn sàng cam
chịu [1 Phi-e-rơ 2:21-24].
(b) Lời cầu nguyện thứ nhì:
'Cha ơi! Nếu chén này không thể
lìa khỏi Con được, mà Con phải uống,
thì xin ý Cha được nên' [Mat 26:42].
Qua điều này, chúng ta thấy Chúa
Jêsus đã vâng phục Cha của
Ngài cách tuyệt đối [1 Phi-e-rơ 2:8] sở dĩ
Ngài phải vâng phục là vì
Ngài yêu thương thế gian cách trọn vẹn
[1 Giăng 4:9]. Ngài biết rằng, nếu không bởi sự đổ
huyết của chính mình thì sự
công bình của Đức Chúa Trời
không được thỏa mãn, cơn giận của Đức
Chúa Trời sẽ không được thi hành
và án phạt tội lỗi không cất đi được.
Nếu vậy, tội nhân sẽ mãi xa cách Đức
Chúa Trời và bị hư mất đời đời.
(c) Lời cầu nguyện thứ ba:
Thánh-Kinh chép sau đó,
Ngài tiếp tục cầu xin lần thứ ba, song ý nghĩa
là 'lặp lại như hai lần trước'. Với sự nhận biết sứ mạng
chuộc tội cho dòng dõi A-đam, Chúa
Jêsus mạnh mẽ bước đến như một sự tình nguyện, hy
sinh để chịu chết thay [Hê 12:1-3], Ngài dứt
khoát chấp nhận uống chén đau thương
đó. Ngài đã đứng dậy và
bước ra để đối diện với kẻ thù trong tư cách đắc
thắng.
3. Chúa Chịu
Đóng Đinh:
a. Quang cảnh lúc Chúa chịu đóng đinh:
(1) Quân lính: đây là những
'lính đánh thuê' được vua
Hê-rốt trưng dụng ở xứ Ga-li-lê được thuê
mướn để làm công tác xử hình
các phạm nhân (Mác 14:65; Lu 23:11).
Bọn lính cũng chế giễu Chúa bằng cách
mặc áo điều (sắc tía), và đặt
cây trượng (cây sậy) vào tay
Ngài, đó là cách chế nhạo
của người La Mã (Mat 27:27-31).
(2) Chúa chết: Mác chép
'lúc đóng đinh Ngài, là giờ
thứ ba, 'tức là khoảng chín giờ sáng.
Có lẽ Mác bắt đầu ghi chú lệnh
đóng đinh bắt đầu từ giờ ấy, vì trong Ma thi-ơ
nói rõ từ 'giờ thứ sáu đến giờ thứ
chín, khắp xứ đều tối tăm' nghĩa là từ giữa trưa
cho đến ba giờ chiều. Đến giờ thứ chín thì
Ngài kêu lên một tiếng lớn rồi tắt hơi.
Ở điểm này, Giăng ký thuật rằng 'độ chừng giờ thứ
sáu' là lúc Phi-Lát giao
Chúa Jêsus cho bọn lính để
đóng đinh Ngài theo ý họ muốn (Mat
27:45-46; Mác 15:25 so với Giăng 19:14).
(3) Gô-gô-tha và Thập tự giá:
(Mác 15:44)
Gô-gô-tha tiếng Aram là
gulgoltâ [Mat 27:33] nghĩa là 'Cái Sọ'.
Sở dĩ có biệt danh nầy, vì ít nhất
có mấy ý: có thể đó
là nơi hành hình các phạm
nhân, ở ngoài thành Jerusalem vẫn
còn mấy cái sọ người bị thú vật
đào bới lên, hoặc giả - đứng ở xa - thấy ngọn đồi
nầy giống như cái sọ người, mà hai nơi đất sũng
thấp xuống giống như hai hốc mắt của sọ.
Thập tự giá hay còn gọi là
cây thập tự, đơn giản chỉ là hai cây gỗ
giao ngang nhau, hoặc là để cây ngắn ngang qua
cây dài rồi được dựng thẳng đứng để
làm trụ hình xử tử - bằng cách
đóng đinh những tên nô lệ trong
các cuộc chiến tranh Punic của người La Mã.
Hình thập tự cơ khi là hình X hoặc T
nếu chỉ trói hai tay của phạm nhân; còn
thập tự treo thân Chúa Jêsus
thì có hình (thập tự
giá), vì cớ phía trên đầu
có treo một tấm bảng 'tội danh' bằng ba thứ tiếng
Hi-bá-lai, La-tinh và Hy-lạp [Giăng 19:20].
Thường thì các phạm nhân chỉ bị
đóng đinh ở hai tay, còn hai chân
thì bị trói chặt để cho sức nặng của
thân thể kéo trì xuống, như Giăng
đã mô tả cả hai chỗ trong Giăng 20:20
và 25. Song Lu-ca 24:39-40 diễn tả rằng 'cả hai tay
và chân Chúa đều mang vết đinh' [so Thi
22:16-17].
Hai tên cướp bị đóng đinh chung với
Chúa Jêsus. Trong bảng tường thuật của
Lu-ca có ký thuật đầy đủ về sự quy đạo của
tên cướp thư hai.
4. Sự Chôn
Chúa (Mác 15:42-47; Mat 27:60, 62; Lu 23:53;
Giăng 19:34, 41, 42)
Chúa tắt hơi nghĩa là chết quá nhanh.
Bình thường tử tội (đóng đinh) phải cố găng chịu
đựng suốt vài ngày, đến nỗi lính canh
phải áp dụng luật ân-huệ là
đánh gãy xương ống chân [Giăng 19:31].
Tuy nhiên, trong trường hợp của Đấng Christ: dù
các xương của Ngài không bị
gãy thì một viên lý
hình đã thoáng đâm
Ngài một nhát thấu tim làm cho
'máu và nước' tuôn xối xả đã
làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong
Thi thiên 22:14; Xa-cha-ri 12:10; chú ý
điều luật trong Dân số ký 9:12.
Máu và nước tuôn ra là dấu
hiệu thực sự một người đã chết. 'Nước' có thể
là 'huyết thanh'; tuy nhiên theo phân
tích vật lý thì nước chiếm phần trăm
nhiều hơn hết các chất khác trong cơ thể người -
nhất là chiếm 90% trong máu. Thật ra, ở
đây cảnh trạng dường như trái tim của
Ngài bị vỡ và dĩ nhiên trong
tình trạng mà tâm sinh lý
căng thẳng, 'Nước' đã tụ tập quanh quả tim để rồi sẵn
sàng vỡ ra trong giờ hấp hối. Hãy chú
ý chính sứ-đồ Giăng đã quan
sát cảnh trạng này, và cũng
chính ông đã khẳng định rằng,
Ngôi Lời của Thiên Chúa quả thật
đã đến với nhân loại bằng xương thịt và
Ngài đã lấy 'Máu và Nước'
mà đến. Về sau, hai yếu tố ấy đã trở
thành hai thánh lễ chính cho Cơ Đốc
nhân là 'Báp têm'
và 'Tiệc Thánh [1 Giăng 5:6-8].
'Một phần mộ mới chưa chôn ai' (Mat 27:60; Lu 23:53; Giăng
19:41). Theo phong tục của người Do-Thái thì
không chôn cất như cách đào
huyệt sâu xuống đất mà là đục một hang
lỗ nơi vách đá, hoặc nơi sườn đồi, một đường hầm
có độ sâu khoảng 10-15 mét,
và có thể vào ra dễ dàng.
Bên trong là đất rộng có thể mai
táng cho người chết. Thế thì, đây
là huyệt đã đục theo tính
cách 'đế vương' vì theo cách tẩm liệm
sang trọng mà Giô-sép và
Ni-cô-đem đã dùng đến là 33
ký Một dược và Trầm hương không phải
là ít. Là một huyệt mới được
dành riêng cho Cứu Chúa. Hơn nữa, mộ
mới này là của riêng
Giô-sép [Mat 27:59] đã tự dọn chỗ cho
mình theo như phong tục mà các vua
thời xưa đã từng làm [2 Vua 21:26].
Kết luận.
Nhìn toàn cảnh về việc Chúa "CHỊU
THƯƠNG KHÓ", chúng ta nhận thấy lời của
tiên-tri Ê-sai mô tả trong đoạn 53
nói lên sự độc ác, nham hiểm
và ngang ngược của con người đã đối xử
cách tàn nhẫn với Chúa
Jêsus. Nhưng cũng bày tỏ được lòng
nhân từ, yêu thương và khoan dung của cả
Ba Ngôi Đức Chúa Trời đối với nhân loại
đang chìm trong biển tội không phương cứu chữa.
Kinh-Thánh cho biết ngay từ buổi sáng thế, khi
con ngườiđầu tiên là A-đam và
Ê-va bắt đầu phạm tội thì "chiên con
đã chịu giết" để đền tội cho con người (Khai 13:8b).
Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự
giá là để trả món nợ tội lỗi cho con
người. Ngày nay, mỗi Cơ-Đốc nhân được xưng
là 'Thánh Đồ' là nhờ dòng
huyết báu của Chúa đã đổ ra tại đồi
Gô-gô-tha đã bôi
xóa hết mọi tội lỗi của chúng ta.
Chúng ta đã nhận được sự tha thứ, được xưng
công bình, được phục hòa với
Đức Chúa Trời là bởi sự chết của Chúa
Jêsus.
Nhân mùa Thương Khó này
chúng ta tự hỏi lòng mình
là chúng ta đã làm được
gì cho chính Chúa và
nhà của Chúa? Chúng ta đã
chinh phục được bao nhiêu tội nhân cho
Ngài? Đã bao nhiêu lần "Dự Tiệc
Thánh" - Vì mỗi lần ăn bánh
và uống chén thì phải hứa nguyện
là "Rao truyền sự chết của Chúa cho đến
lúc Ngài đến..." (1
Cô-rinh-tô 11:26).
(Thương Khó-Phục Sinh 2009).
Đuốc
Thiêng 100
01
Thiên
đàng
- ĐTPÂ
02
Hát
nói:
Ngày phán xét
- Trần Nguyên Lam Bửu
03 Chúa
Giê-xu chịu thương khó
- Quyền Linh
04
"Các
ngươi phải yêu nhau"
- H4
05
Thơ: Cảm tạ
Chúa Giê-xu - Linh Quyền
06
Áp-ra-ham
theo lời Chúa gọi - Mục sư Trần Hữu
Thành
07
Tiểu sử
Thánh ca
- Fanyia
08
Thơ: Lời
Chúa
- Đức Huy
09
Đời chẳng
ai ngờ
- Vinh Bằng
10
Thơ:
Hè về - Đức Huy
11
Đọc "Biển
rộng
hai vai" của Lữ Thành Kiến
- Nguyễn Đình Bùi Thị
12
Quanh ta
ngậm
ngùi - Bà Lê Văn Bắc
13
Giêrusalem,
4000 năm lịch sử - Lạc Hồ
14
Xứ Do
Thái khi
Chúa Jêsus khởi sự công tác
- Mai Đào
15
Đuốc
Thiêng - Người bạn đồng hành đáng
yêu - Bình Tú Ngọc
16
Vài
nét về Hội Đồng Giáo Hạt Pháp lần thứ
21
- TĐTN Trương Đức Huy
17
Tin Tức
- Vinh Bằng