Tác-giả:
Roger CARATINI.
Sách:
Jesus,de Bethléem à Golgotha, ấn-bản 2003,
nhà xuất-bản L'Archipel, Paris.
Trích-dịch:
Mai-Đào.
Giới-thiệu
sách: Khi đọc tên của sách
"Jesus, de Bethléem à Golgotha", nghĩa
là "Chúa Jesus, từ Bết-lê-hem đến
Gô-gô-tha", ta biết ngay đây
là tiểu-sử đời Chúa Jesus khi ở trần-gian.
Đã có hàng trăm cuốn sách
làm việc này, nhưng đặc-điểm của sách
này, là tác-giả kể lại nhiều
khúc của lịch-sử dân Do-thái từ thời
Áp-ra-ham, giúp cho chúng ta nhớ lại
nhiều sự-cố xa xưa.
Lưu-ý
độc-giả: Khi viết sách này,
tác-giả Roger CARATINI có dụng-ý
giúp cho độc-giả ôn lại cách mau-lẹ
những sự-cố quan-trọng trong lịch-sử dân Do-thái.
Trong sách này, những sự-cố trong
Kinh-Thánh pha-trộn với các sự-cố của lịch-sử
và dã-sử.
Tóm-tắt
các kỳ trước: Đế-quốc Rô-ma cử một
thanh-tra tên là Marcellus đến tìm hiểu
tình-hình xứ Do-thái. Thanh-tra
Marcellus này được một thương-gia tên
là Hiram hướng-dẫn, khởi-hành từ Damas
thủ-đô xứ Syrie, đến xứ Ga-li-lê, vô
triền sông Jourdain, tới thành-phố Gerasa,
vô xứ Samarie, rồi từ xứ Samarie đến Jerusalem, sau
đó đến Bết-lê-hem, nghe kể chuyện về
Chúa Jesus sanh ra được ít ngày rồi
di-tản qua Egypte.
Sau khi vua Hérode chết, gia đình Joseph trở về
xứ Ga-li-lê. Xứ Judée trải qua nhiều rối loạn.
Chương 8:
Thời-gian
trôi qua
Thời-gian:
từ năm 4 T.C.đến năm 14 S.C.(từ năm 750 đến năm 767 lịch
Rô-ma)
Lời
giới-thiệu: Đề-mục "Xứ Do-thái hồi
Chúa Jesus sanh ra", với 7 chương từ 1 đến 7, là
tên phần đầu của sách "Jesus, de
Bethléem à Golgotha", đã đăng
trên Đuốc Thiêng từ số 86 đến số 98.
Chắc quý độc giả đoán chừng là tiếp
theo sẽ thấy phần "Chúa Jesus khởi sự công
tác". Chúng ta đều biết Chúa khởi sự
công tác vào khoảng tuổi 30.
Có những gì xẩy ra trong khoảng thời gian trước
đó? Mời quý độc giả đọc phần này.
Để tiện theo rõi, các chương được đánh
số liên-tục, chương này là chương 8.
Toát-yếu
chương 8
Tranh-chấp giữa hai kẻ thừa-kế vua Hérode là
Archélaus và Antipas; hai người này đi
Rome (năm 4 T.C., cuối mùa xuân hoặc đầu
mùa hè).
Hoàng-đế Auguste chia xứ Palestine làm 3 phần cho
3 người: Archélaus, Antipas và Philippe ll (năm 4
T.C.).
Thư của Hiram nói về huyền thoại hài nhi Jesus
(từ năm 3 T.C. đến năm 5 S.C.)
Marcellus trở lại Jerusalem, gặp lại Hiram (năm 5 S.C., cuối
tháng 3 sang đầu tháng 4).
Hoàng-đế Auguste truất-phế Archélaus,
đày y qua xứ Gaule, đổi xứ Judée thành
thuộc-địa của Rome, đặt quan tổng-trấn đầu-tiên là
Coponius.
Antipas (Hérode Antipas) vẫn được cai-trị xứ
Pérée và Galilée, được
phong tước đại-tiểu-vương (tétraque).
Cuộc nổi dậy võ-trang của Judas de Gamala, (còn
kêu là Judas người Galilée) cuối năm 6
S.C.
Nhật-ký của Marcellus, từ năm 6 S.C. đến năm 14 S.C.:
-Truất-phế thầy tế-lễ cả Joazar, đặt Annas lên thay (năm 7
S.C.)
-Joseph và gia-đình lên Jerusalem ăn lễ
Pâque. Jesus lúc này 12 tuổi,
tranh-luận ở Đền thờ với các giáo-sư
(tháng 4 năm 9 S.C.).
-Quan tổng-trấn Coponius bị triệu-hồi, thay-thế bởi Ambivius (năm
9.S.C.).
-Hoàng-đế Auguste tấn-phong Tibère làm
người kế-vị mình.
-Tổng-trấn Ambivius bị triệu-hồi, Amnius Rufus đến thay (năm
12 S.C.).
-Hoàng ?? Auguste chết, Tibère nối ngôi
(năm 14 S.C.)
-Quan tổng-trấn mới xứ Judée là Velarius Gratus
(năm 15 S.C.)
_____________________
Jerusalem sôi
sục
Không khí ở Jerusalem khi Marcellus
đến,sôi sục như thể núi lửa sắp đến
ngày bùng nổ. Nơi mọi hè phố, trong
mọi quảng trường, quanh chợ, mọi người rất là
kích động. Quanh chân núi Moria
là nơi Hérode xây Đền thờ, ta gặp binh
lính mang khí giới nhiều hơn là gặp
thầy tế lễ. Khắp mọi chỗ, ngay cả ở quảng trường Đền thờ, người ta
kêu nhau, hối nhau, tranh cãi nhau,
trong khi các hàng buôn rầu
rĩ vì hàng hoá không về kịp
để bán. Marcellus còn nhận xét rằng
quanh đồn Antonia, là đồn lính do
Hérode xây lên ở tây-bắc Đền
thờ, quanh đây có nhiều sĩ quan và
luật-gia, coi vẻ rất bận rộn.
Marcellus nằm ở biệt thự của bạn Hiram, như ta đã biết,
chẳng quan tâm gì đến mùa
xuân tới với cỏ xanh, hoa đẹp, nhưng nóng ruột chờ
Hiram. Lễ Vượt qua sắp đến rồi, thì chẳng lâu
gì Hiram sẽ đến. Và đúng thế, chỉ 10
ngày sau, Marcellus vui mừng thấy Hiram tiến vào
vườn nhà mình, ngồi trên lưng một con
la vừa mới vừa mạnh.
Marcellus mỉn cười nói:
-Anh có con la mới đẹp quá, vậy con lừa cũ
đâu rồi?
-Thưa tướng công, tôi để nó cho đứa
nô lệ theo hầu tôi; nay tôi đi gặp
khách hàng dân bự, nên phải
cưỡi lừa. Thưa tướng công, hoàng đế vẫn mạnh chứ?
-Hoàng đế vẫn mạnh đặc biệt, năm nay ngoài 60,
sức khoẻ và tinh thần không ai sánh
kịp. Còn xứ Giu-đê của chúng ta, thế
nào?
-Xứ sở làm tôi lo, lo lắm. Các thầy tế
lễ và các lãnh tụ gia đinh quan trọng
đều thầm chê trách vua Archélaus,
là tự phong mình làm vua dân
Do thái, kế vị Hérode, thế mà
chúc thư của Hérode chưa thấy công bố.
Antipas, em của Archélaus, quả quyết rằng có một
chúc thư khác của cha mình, đặt
mình kế vị. Bà Salomê, em vua
Hérode, ủng hộ anh Antipas này, cũng như một số
cận thần của vua Hérode.
-Xứ Giu-đê nằm dưới quyền quan toàn quyền ở Syrie,
vậy ý kiến quan toàn quyền ở Syrie ra sao?
-Là quan Sabinus, phải không?
-Phải. Quan này có gởi thơ cho hoàng
đế, nhưng ta chẳng biết thơ nói gì.
-Nội dung thơ này, bà Salomê
đã kể cho hết mọi quan trong triều nghe. Thơ chỉ
trích tàn tệ vua Archélaus,
là kẻ tham lam, bất lực, tự xưng là vua để muốn
bắt buộc hoàng đế phải phong chức vua cho mình.
Tướng công còn nhớ không anh Antipater,
con trai đầu của vua Hérode, bị cha mình cắt cổ
không lâu trước khi vua chết? Anh này
trước khi chết cũng viết bài tường trình, kết tội
Archélaus có trách nhiệm về vụ trong
một ngày có 3 ngàn người chết ở
Jerusalem. Rốt cuộc trong đám quan quyền chỉ còn
2 người ủng hộ Archélaus, một là tướng
Ptolémée người giữ ấn hoàng gia,
và Nicolas, anh của Ptolémée.
-Vậy theo š anh, ai phải, ai trái, giữa hai anh
em Antipas và Archélaus?
-Hai anh em này, tôi biết chúng
nó mà, chúng nó thường mua
đồ cổ với tôi. Có thể nói với tướng
công chúng nó đều là hai kẻ
cướp. Cha chúng nó, vua Hérode, cũng
tham, cũng ác, nhưng nhằm một mục đích,
là làm cho xứ Do thái hùng
mạnh, bao nhiêu vàng, bao nhiêu tiền y
kiếm được đều dùng để làm đẹp cho xứ sở,
xây dựng các thành phố mới
và đẹp, xây dựng lại Đền thờ như thể Salomon.
Nhưng hai đứa con y thì lại khác hẳn,
chúng chỉ nghĩ đến mình, nếu bán được
Đền thờ chúng cũng bán lấy tiền bỏ túi.
-Chúng sắp giở trò gì đây,
mà thấy phố phường sôi sục thế?
-Cả hai đang sửa soạn đi cãi cho mình trước mặt
hoàng đế Auguste; tôi đoán chừng chỉ
vài ngày nữa là họ lên đường.
-Có ai đi theo họ không?
-Thưa có, có những nhân vật quan trọng.
Phiá Archélaus, có mẹ y là
bà Maltaké người Samari, có anh em
Ptolémée và Nicolas, có
Irénée, là một tay hùng
biện. Phía Antipas, có cô
mình là bà Salomê,
có Antipater là con của bà
này, có Sabinus, là quan tổng trấn xứ
Syrie.
-Ha ha, ta ngồi đây mà tưởng tượng ra hai bọn cuớp
này lao xao trong lâu đài
hoàng đế. Vậy bây giờ ai cai-trị xứ Palestine nếu
họ đi hết cả rồi?
-Thưa, có thể là do quan Publius Quintilius
Varus, khâm sai của hoàng đế, hiện nay đang quản
trị tỉnh Africa (Tỉnh này, Africa, dịch là
Phi-châu (Africa), nhưng không phải là
lục-địa Phi-châu theo nghĩa chúng ta có
hiện nay. Vị-trí tỉnh này gần đúng với
xứ Tunisie hiện nay).
Cuộc tranh cãi
trước hoàng đế
Hai đoàn tranh cãi này lên
đường sau lễ Pâque năm 751 Rô ma. Họ xuống tầu ở
hải cảng Césarée, và khoảng 6 hay 7
tuần sau, họ đến Rô ma, đứng hầu hoàng đế Auguste.
Marcellus cũng về Rô ma để theo dõi
tình hình.
Tổng trấn Sabinus đã lập trước hồ sơ gởi lên
hoàng đế, gồm có: 1) di chúc của vua
Hérode lập Archélaus kế vị mình, thống
kê tài sản do vua Hérode để lại,
bài tường trình của
Ptolémée binh vực Archélaus 2)
bài tường trình của Antìpas buộc tội
Archélaus, thơ của tổng trấn Sabinus buộc tội
Archélaus, và thơ của khâm sai Varus.
Chính hoàng đế cũng triệu tập một Ủy ban đặc biệt
để xét việc này.
Trước tiên hoàng đế dành lời cho
Antipater, phe đối nghịch với Archélaus, Antipater biện luận
như sau:
Archélaus không chịu chờ hoàng đế giải
thích ra sao về chúc thư của vua
Hérode, và sau đó có cho
mình làm vua hay không; việc y ngang
nhiên cướp ngôi vua, là việc
làm bất hợp pháp. Và ngày y
tự phong làm vua, tự đội vương miện cho mình, y
đã giết 3 ngàn người Do thái ở quảng
trường Đền thờ. Đã đành là 3
ngàn người này đáng chết,
vì họ làm ô uế quảng trường, nhưng
Archélaus không có quyền ra lịnh giết,
bởi vì y đâu có quyền, y
dùng quyền cách bất hợp pháp. Phần
khác, y không có quyền hợp
pháp, nhưng y vẫn làm càn, y giải chức
nhiều sĩ quan của quân đội xứ Do thái, y gia ơn
này khác cho dân chúng theo
lời họ yêu cầu, trong khi y chưa nhận được lời tấn phong từ
Rô ma; y tha bổng những tù nhân
mà Hérode đã bắt giam ở trường đua; y
còn có những quyết định khác nữa,
mà y không có quyền làm,
nguyên nhân của những lầm lỗi ấy, chỉ vì
y còn quá non trẻ. Thưa hoàng đế
và quš vị cố vấn của hoàng đế, y
là một anh hề, một nghệ nhân giỏi chuyện giả
hình; ban ngày, y làm bộ than
khóc mất cha mình, nhưng đêm đến, y
uống ruợu say sưa, đắm mình vào mọi lạc
thú. Y nói là y thờ Chúa
cách kỉnh kiền, nhưng vì y mà Đền thờ
Chúa ngập đầy xác chết. Và thưa
hoàng đế, tôi xin đưa lš luận
chót: y tự phong làm vua, chẳng chờ
hoàng đé ban lịnh cho làm, tức
là y đã coi thường hoàng đế chẳng
có ki lô nào. Xin kết luận
là y chẳng đáng một xu ten làm vua
dân Do thái.
Dến lượt phe Archélaus được nói,thì
đại diện là Nicolas ra sức binh vực. Nicolas nói
rằng về cuộc đổ máu ở quảng trường Đền thờ, chính
là phe ly khai phải chịu trách nhiệm,
vì họ đã chống lại chính quyền; rằng
Hérode có di-chúc để lại đặt
Archélaus làm kẻ kế tự cai trị vương quốc minh,
cho nên quyền của Archélaus là
hoàn toàn hợp pháp.
Nicolas vừa dứt lời, Archélaus đến quỳ trước Auguste.
Hoàng đế dịu dàng đỡ y đứng lên,
nói rằng y hoàn toàn xứng
đáng là kẻ kế vị vua cha, nhưng sẽ có
quyết định rõ ràng sau, khi đã
nghiên cứu kỹ càng hồ sơ này,
nói rồi hoàng đế rút vào
cung.
Đoàn tranh
cãi thứ ba.
Vài ngày sau, hoàng đế Auguste vẫn
chưa quyết định gì, thì có đơn thỉnh
cầu xin gặp, đơn do khoảng 50 người Do thái đến từ xứ
Giu-đê. Đoàn người này tự xưng
là đại biểu của nhân dân họ,
có giấy chứng nhận của quan khâm sai Varus. Trong
số này, có con trai thứ ba của vua
Hérode, anh này tên là
Philippe, con của bà Cléopâtre, vợ thứ
6 vua Hérode. Lại có thêm 8
ngàn người Do thái kiều ngụ từ lâu ở
Rô ma, nay cũng đến gia nhập đoàn 50 người
này ủng hộ Philippe. Hoàng đế Auguste ngạc
nhiên, nhưng cũng chấp đơn, hẹn họ 2 ngày nữa tới
gặp nhau ở đền thần Apollon, nơi đây mới có đủ chỗ
cho số người đông như thế. Auguste hỏi Marcellus:
-Sao lại có chuyện vận động kỳ quặc thế này? Từ
khi ta làm hoàng đế đến giờ, chưa từng thấy.
-Dân Do Thái tuy nhỏ, nhưng rất thiết tha với
tín ngưỡng của họ và Luật do Chúa họ
ban cho. Họ quả quyết rằng Đấng Tạo hoá nên
muôn vật đã chọn họ làm dân
tuyển của Ngài, không chọn dân
nào khác. Thế nhưng dân tuyển
này, có thể họ đã có cả một
ngàn năm lịch sử, họ là dân tuyển
mà suốt trong lịch sử chỉ gặp những điều bất hạnh:
vùng đất mà Đức Chúa Trời của họ
đã hứa ban cho Áp-ra -ham, tổ phụ của họ,
thì họ phải tranh-chiến chật-vật mới chiếm được. Sau
đó, thì đất nước này lại là
miếng mồi của dân A-sy-ri, rồi đến dân
Ba-by-lôn, rồi đến dân Perse, dân
Macédoine, và giờ đây dân
Rô ma.
-Đấy là số phận của tất cả các
dân tộc nhỏ bị những dân tộc lớn tới đô
hộ hoặc thâu hút. Trải qua một thời gian, họ sẽ
hoà vào với dân lớn. Marcellus anh thấy
không ngay trong xứ chúng ta, 50 sắc dân
cũ nay trở thành một dân tộc duy nhứt,
là dân Rô ma. Anh hãy coi xứ
Gaule, có từ 120 đến 150 sắc dân khác
nhau, nhưng họ bắt đầu liên hệ với nhau, rồi chỉ một hay hai
thế kỷ, họ sẽ thành một dân tộc duy nhứt.
Đâu đâu rồi cũng thế...
-Thưa hoàng đế, đúng như thế, nhưng với
dân Do thái, không thể có
hoà đồng hoà nhập, vì cớ những
tín ngưỡng tôn giáo.
-Dân xứ Gaule cũng có những tín ngưỡng
tôn giáo khác với chúng ta,
nhưng đâu có ngăn cản họ lần lần trở nên
dân gallo-romain; với dân Do thái, ta
chẳng thấy điều gi ngăn họ trở thành juif-romain.
-Có một lý do đặc biệt : dân tuyển của
Đức Chúa Trời không thể trộn lẫn với bất cứ
dân nào khác. Hoàng đế
không thể tưởng tượng rằng theo luật của họ, một người Do
thái lấy vợ thì phải cưới một
người nữ Do thái, ai vi phạm có thể bị
ném đá chết.
-Mặc kệ họ sao thì sao, ngày mai ta sẽ tiếp họ,
nghe họ trình bầy.
Đoàn tranh
cãi thứ ba lên tiếng.
Hai ngày sau, nơi đền thờ thần Apollon, đoàn đại
biểu Do thái được lên tiếng trước, bắt đầu bằng
chỉ trích vua Hérode:
"Hérode chẳng phải là vua, phải nói y
là bạo chúa, bạo chúa tàn
ác nhứt từ xưa tới giờ. Dưới tay y, dân
chúng phải lầm than khổ sở hơn là xưa kia
các tổ phụ phải khổ sở dưới tay người A-sy-ri hoặc người
Ba-by-lôn".
Tiếp theo, họ chỉ trích Archélaus đã
bắt đầu cuộc cai trị bất hợp pháp bằng việc cắt cổ ba
ngàn người Do thái, máu đổ
lênh láng trên quảng trường Đền thờ, tựa
như những con sinh tế của y dâng cho Đức Chúa Trời
để Ngài ban phước cho y mở đầu.
Và các đại biểu kết luận: Chúng
tôi chẳng muốn làm dân của bạo
chúa nào hết, chúng tôi khẩn
cầu hoàng đế, xin kết hợp xứ Judée với xứ Syrie,
để cho chúng tôi được sống dưới luật
pháp của hoàng đế; khi đó sẽ thấy
chúng tôi là ly khai hay
không như chúng tôi thường bị kết tội.
Khi đoàn đại biểu dứt lời, Nicolas binh vực vua
Hérode và Archélaus, rằng
dân Do thái là một dân rất
cứng cổ, chẳng chịu vâng phục luật pháp
nào hết, rằng họ đã bắt buộc Archélaus
phải ra tay ở quảng trường Đền thờ, vậy trách nhiệm về phần
họ nếu 3 ngàn người đã chết.
Nicolas dứt lời, Archélaus lại đến quỳ dưới chân
Auguste, Auguste thong thả kéo lên, nói
rằng vài ngày nữa sẽ tuyên bố quyết
định, rồi chấm dứt buổi chầu.
Chia vùng
Palestine.
Tám ngày sau, hoàng đế công
bố quyết định, rập theo với chúc thư của vua
Hérode. Trước hết là chia vùng
Palestine cho 3 anh em đến tranh giành nhau: cả 3 người được
lãnh danh vị là ethnarque (tiểu vương).
Archélaus được một nửa, gồm xứ Judée, xứ Samarie,
và xứ Idumée. Nửa còn lại chia cho hai
người kia: Antipas (sau này kêu là
Hérode Antipas) được xứ Ga-li-lê, và xứ
Pérée, gồm các tỉnh phía
đông sông lớn; Philippe được xứ Iturée,
gồm các tỉnh ở phía bắc sông lớn,
là Gaulanitide, Trachonide, Batanée, Auranitide.
(Philippe này sẽ được kêu là
Hérode Philippe, hoặc là Philippe ll). Chia xong
cho 3 người này rồi, Hoàng đế cấp đất cho
Salomê, bà em vua Hérode, bà
này được vài thành phố nhỏ ở
phía bắc hồ Tibériade (còn
kêu là biển Ga-li-lê). Vua
Hérode có một người con trai thứ 4, tên
là Philippe 1, từ lâu sống ở Rô ma, anh
này chẳng được gì, vì không
xin.
Chia đất xong rồi, chiều hôm đó hoàng
đế hỏi Marcellus có š kiến gì.
-Thưa hoàng đế, chia đất như vậy là tuyệt vời,
chỉ có hoàng đế mới tính ra được. Thế
là từ nay vùng Palestine có
yên ổn về mặt chính trị. Nhưng còn
có điểm lo ngại về mặt dân sự.
-Lo ngại thế nào?
-Thưa vì cớ các giáo phái.
-Phải chăng anh muốn nói về 2 phái
Pha–ri-si và Sa-đu-sê, mà anh
đã giảng ta nghe nhiều lần về giáo -thuyết của họ?
-Thưa không phải. Tôi muốn nói
về phái zélotes.
-Ờ, ờ, ta nhớ rồi. Nhưng thôi, chuyện này chưa cần
lo lắm Bỏ chuyện vùng Palestine đi, nói về tương
lai của anh. Ta tính là để thưởng công
anh, sẽ đặt anh làm tổng trấn ở một vùng trong xứ
Gaule, anh chịu không?
-Thưa hoàng đế, rất cám ơn hậu tình
của hoàng đế, nhưng lúc này
tôi muốn ở lại Rô ma một thời gian, để viết cho
xong cuốn sách về vua Hérode. Trong khi ở
Palestine, tôi đã sưu tầm được khá
nhiều tài liệu viết tay về chuyện này.
-Anh ở lại Rô ma, có nhớ vùng Palestine
lắm không?
-Thưa không. Tôi ở bên đó chỉ
khoảng một năm rưỡi; tôi nhớ là tới Damas hồi
tháng 10 năm 749, bây giờ là giữa
mùa xuân năm 751. Chỉ có một người bạn
duy nhứt làm tôi nhớ, là anh Hiram,
người Phê–ni-xi từng là hướng dẫn
viên cho tôi, và có một gia
đình duy nhứt làm tôi xúc
động và bận tâm, là gia đình
ông thợ mộc già tên là
Joseph, với cô vợ trẻ tên là Marie,
và đứa con nhỏ sắp đầy tuổi tôi tên
là Jesus. Ở vùng Palestine, Hiram, Joseph, Marie,
Jesus, đấy là 4 người tôi nhớ. Nhớ mà
sẽ chẳng quên, vì Hiram hứa là sẽ viết
thơ cho tôi để kể chuyện họ, ít nhứt mỗi năm một
lần.
-Thằng cha bán thịt chiên ấy biết viết sao?
-Thưa hoàng đế, nó viết tiếng grec giỏi
không kém gì hoàng đế
và tôi, lại còn biết viết tiếng
hébreu, tiếng sanscrit.
-Sanscrit là tiếng gì?
-Tiếng của các dân ở Ấn độ (Inde).
-Anh chàng Phê-ni-xi này cũng đi cả Ấn
độ?
-Thưa không, vì quá xa đối với
nó. Nhưng nó có khách
hàng là người Ấn độ, hình như
là những thầy tu, nó học tiếng sanscrit để giao
thiệp thương mại với họ. Dân Phê-ni-xi phần
đông đều biết nhiều thứ tiếng. (
Xin đọc tiếp Phần 2)